Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính
Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 7.
Lý thuyết Tin học 7 Chân trời sáng tạo Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Tin 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Phân loại tệp
- Mỗi phần mềm ứng dụng có thể lưu trữ dữ liệu vào tệp theo một số định dạng. Tệp được phân loại theo định dạng (quy cách ghi dữ liệu) của tệp. Loại tệp được nhận biết thông qua phần mở rộng của tệp.
- Phần mở rộng gồm các kí tự ở cuối tên tệp, bắt đầu từ dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Dựa vào phần mở rộng, hệ điều hành và người sử dụng có thể biết tệp thuộc loại nào, phần mềm ứng dụng nào có thể xử lí tệp đó.
- Khi xác định được loại tệp, cùng với việc hiển thị tên tệp, hệ điều hành hiển thị biểu tượng của phần mềm ứng dụng có thể xử lí tệp để giúp người dùng dễ nhận biết.
Hình 3. Các tệp khác trong máy tính.
Lưu ý:
- Khi đặt tên tệp thường không đặt tên phần mở rộng (loại tệp) vì phần này được phần mềm ứng dụng tự động thêm vào cuối tên tệp.
- Không nên chỉnh sửa phần mở rộng của tệp để tránh nhầm lẫn cho người sử dụng và làm cho hệ điều hành không nhận biết được hoặc nhận biết sai phần mềm có thể xử lí tệp.
- Thận trong khi thực hiện các thao tác xóa, đổi tên, đổi phần mở rộng, di chuyển tệp chương trình vì có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính.
2. Một số biện pháp bảo vệ dữ liệu
- Dữ liệu được lưu trữ trong máy tính có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân, khi sự cố xảy ra, việc phục hồi dữ liệu sẽ mất thời gian, công sức đặc biệt có những dữ liệu không thể làm lại được.
- Sao lưu dữ liệu và phòng chống phần mềm độc hại là hai biện pháp thường dùng để bảo vệ dữ liệu.
a) Sao lưu dữ liệu
- Sao lưu dữ liệu là việc sao chép dữ liệu cần được bảo vệ sang một nơi khác. Khi sự cố xảy ra với bản gốc, có thể khôi phục dữ liệu bằng cách sao chép từ bản sao. Để bảo vệ toàn vẹn dữ liệu, cần cập nhật bản sao khi dữ liệu ở bản gốc được cập nhật.
- Sao lưu dữ liệu có 3 cách:
+ Sao lưu nội bộ: bản gốc và bản sao được lưu trữ trong cùng một máy tính.
+ Sao lưu ngoài: bản sao được lưu trữ ở ngoài máy tính chứa bản gốc.
+ Sao lưu từ xa: lưu trữ bản sao trên Internet.
Lưu ý:
- Hệ điều hành MS Windows cung cấp chức năng Backup thuận tiện để tạo bản sao dữ liệu trong máy tính. Người dùng có thể lựa chọn lưu trữ bản sao theo cách sao lưu nội bộ, sao lưu ngoài hay sao lưu từ xa.
Hình 4. Một số cách sao lưu dữ liệu.
b) Phòng chống virus
- Phần mềm độc hại (malware) có thể xóa, làm hỏng, lấy cắp dữ liệu lưu trữ trong máy tính hay trên Internet. Một số loại phần mềm độc hại phổ biến là virus, sâu, phần mềm gián điệp.
Hình 5. Virus ăn cắp file trong máy tính.
Hình 6. Mã độc tống tiền Wanacry.
- Sử dụng phần mềm diệt virus: Phần mềm diệt virus là công cụ để ngăn ngừa, diệt phần mềm độc hại. Để bảo vệ dữ liệu trong máy tính, cần cài đặt phần mềm diệt virus và thực hiện quét virus thường xuyên.
Hình 7. Một số phần mềm diệt virus.
- Sử dụng tường lửa: Tường lửa là công cụ để chống lại sự truy cập trái phép qua mạng máy tính, giúp bảo vệ dữ liệu. Bật chức năng tường lửa (Windows Defender Firewall) là một biện pháp để hạn chế sự tấn công của phần mềm độc hại.
Hình 8. Tường lửa của Windows.
- Ngoài ra để ngăn chặn phần mềm độc hại, người sử dụng máy tính cần lưu ý:
+ Luôn cập nhật bản sửa lỗi phần mềm để cải thiện tính năng bảo mật của hệ thống.
+ Kiểm tra độ tin cậy trước khi nháy chuột vào các liên kết hoặc tải dữ liệu từ Internet.
+ Thận trong khi mở tệp đính kèm trong thư điện tử từ địa chỉ lạ gửi đến.
+ Không sao chép dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ ngoài chưa đủ độ tin cậy.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lý thuyết Tin học 7 Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số
Lý thuyết Tin học 7 Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức
Lý thuyết Tin học 7 Bài 9: Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Tin học 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Tin học 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tin học lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tin học 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST