Mỗi nhóm thực hành xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất hoặc hàm số bậc hai

Giải Toán lớp 10 Chủ đề 2: Xây dựng mô hình hàm số bậc nhất, bậc hai biểu diễn số liệu dạng bảng

Hoạt động 2 trang 59 Toán lớp 10 Tập 2: Mỗi nhóm thực hành xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất hoặc hàm số bậc hai để biểu diễn số liệu ở bảng thống kê theo các bước đã nêu ở mục I.2.

Quảng cáo

Lời giải:

Theo đề tài ở hoạt động 1, ta xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất như sau:

Bước 1. Lựa chọn cách biểu diễn dữ liệu trên mặt phẳng tọa độ.

Đặt x tương ứng với các tháng, do đó x ∈ {1; 2; 3; 4}.

Từ bảng ở hoạt động 1, ta có bảng thống kê như sau:

Tháng

1

2

3

4

Nhiệt độ

20,8

20,2

24

23

Xét các điểm A(1; 20,8), B(2; 20,2), C(3; 24), D(4; 23) trong mặt phẳng tọa độ.

Bước 2. Xem nhiệt độ mỗi tháng f(x) là hàm số của x. Ta phải chọn f(x) là hàm số bậc nhất sao cho f(x) dự đoán (càng chính xác càng tốt) nhiệt độ ở những tháng sau tháng 4, tức là tính được giá trị của f(x) với 4 ≤ x ≤ 12.

Căn cứ vào bốn điểm A(1; 20,8), B(2; 20,2), C(3; 24), D(4; 23), ta chọn hàm số bậc nhất y = f(x) có đồ thị “gần” nhất với bốn điểm trên.

Thông thường việc tính toán trực tiếp để xác định được công thức của hàm số bậc nhất nói trên là không dễ dàng. Người ta dùng các phần mềm toán học để trợ giúp cho quá trình tính toán. Chẳng hạn, ta sử dụng phần mềm GeoGebra để xác định hàm số bậc nhất nói trên như sau:

Vào phần mềm GeoGebra, xuất diện giao diện như hình sau:

Mỗi nhóm thực hành xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất hoặc hàm số bậc hai

- Vẽ điểm A(1; 20,8) bằng cách dùng câu lệnh “=(1, 20.8)”, ta được như hình sau

Mỗi nhóm thực hành xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất hoặc hàm số bậc hai

- Tương tự, vẽ các điểm B(2; 20,2), C(3; 24) và D(4; 23) trong mặt phẳng tọa độ bằng cách dùng các câu lệnh: “=(2, 20.2)”; “=(3, 24)”; “=(4, 23)”, ta được như hình sau:

Mỗi nhóm thực hành xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất hoặc hàm số bậc hai

- Sử dụng câu lệnh:

“=FitPoly({A,B,C,D},1)” như hình sau

Mỗi nhóm thực hành xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất hoặc hàm số bậc hai

ta được hàm: f(x) = 1,04x + 19,4 với đồ thị ở hình sau:

Mỗi nhóm thực hành xây dựng mô hình toán học dạng hàm số bậc nhất hoặc hàm số bậc hai

Bước 3. Dựa theo mô hình hàm số bậc nhất f(x) = 1,04x + 19,4, ta dự đoán được nhiệt độ trong các tháng 5, 6,… lần lượt là:

f(5) = 1,04 . 5 + 19,4 = 24,6;

f(6) = 1,04 . 6 + 19,4 = 25,64.

Bước 4. Dự đoán trên là hợp lí, vì thế ta không cần điều chỉnh mô hình toán học đã chọn.

Quảng cáo


Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên