Giải Toán 12 trang 22 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 12 trang 22 Tập 2 trong Bài 13: Ứng dụng hình học của tích phân Toán 12 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 12 trang 22.

Giải Toán 12 trang 22 Tập 2 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Vận dụng 1 trang 22 Toán 12 Tập 2: Ta biết rằng hàm cầu liên quan đến giá p của một sản phẩm với nhu cầu của người tiêu dùng, hàm cung liên quan đến giá p của sản phẩm với mức độ sẵn sàng cung cấp sản phẩm của nhà sản xuất. Điểm cắt nhau (x0; p0) của đồ thị hàm cầu p = D(x) và đồ thị hàm cung p = S(x) được gọi là điểm cân bằng.

Các nhà kinh tế gọi diện tích của hình giới hạn bởi đồ thị hàm cầu, đường ngang p = p0 và đường thẳng đứng x = 0 là thặng dư tiêu dùng. Tương tự, diện tích của hình giới hạn bởi đồ thị của hàm cung, đường nằm ngang p = p0 và đường thẳng đứng x = 0 được gọi là thặng dư sản xuất, như trong Hình 4.19.

(Theo R.Larson, Brief Calculus: An Applied Approach, 8th edition, Cengage Learning, 2009).

Giả sử hàm cung và hàm cầu của một loại sản phẩm được mô hình hóa bởi:

Hàm cầu: p = −0,36x + 9 và hàm cung: p = 0,14x + 2, trong đó x là số đơn vị sản phẩm. Tìm thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất cho sản phẩm này.

Vận dụng 1 trang 22 Toán 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 12

Lời giải:

Quảng cáo

Hoành độ điểm cân bằng là nghiệm của phương trình:

−0,36x + 9 = 0,14x + 2 ⇔ x = 14.

Tọa độ điểm cân bằng là (14; 3,96).

Thặng dư tiêu dùng là:

S1=0140,36x+93,96dx=0140,36x+5,04dx

=0140,36x+5,04dx

Thặng dư sản xuất là:

S2=0143,960,14x2dx=0141,960,14xdx

=0141,960,14xdx=1,96x0,07x2014=13,72

HĐ3 trang 22 Toán 12 Tập 2: Xét hình trụ có bán kính đáy R, có trục là trục hoành Ox, nằm giữa hai mặt phẳng x = a và x = b (a < b) (H.4.20).

a) Tính thể tích V của hình trụ.

b) Tính diện tích mặt cắt S(x) khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ là x (a ≤ x ≤ b). Từ đó tính abSxdx và so sánh với V.

HĐ3 trang 22 Toán 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 12

Quảng cáo

Lời giải:

a) Độ dài chiều cao hình trụ là: h = b – a.

Thể tích của hình trụ là: V = πR2h = πR2(b – a).

b) Diện tích mặt cắt S(x) khi cắt hình trụ bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox là

S(x) = πR2.

Ta có abSxdx=abπR2dx=πR2xab=πR2ba

Vậy V=abSxdx

Vận dụng 2 trang 23 Toán 12 Tập 2: Tính thể tích của khối chóp cụt đều có diện tích hai đáy là S0, S1 và chiều cao bằng h (H.4.24). Từ đó suy ra công thức tính thể tích khối chóp đều có diện tích đáy bằng S và chiều cao bằng h.

Vận dụng 2 trang 23 Toán 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 12

Quảng cáo

Lời giải:

Chọn hệ trục tọa độ Oxyz như hình vẽ.

Gọi a, b lần lượt là khoảng cách từ O đến đáy nhỏ và đáy lớn của hình chóp. Khi đó chiều cao của hình chóp cụt là h = b – a.

Thiết diện của khối chóp cụt khi cắt bởi mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ là x (a ≤ x ≤ b) là một đa giác đều đồng dạng với đáy lớn của hình chóp cụt theo tỉ số đồng dạng là xb

Khi đó SxS1=x2b2Sx=x2b2.S1

Do đó thể tích khối chóp cụt đều là:

V=abSxdx=abx2b2S1dx=S1b2.x33ab=S13b2b3a3

=ba3b2.S1b2+S1ab+S1a2=h3.S1+S1ab+S1ab2

Vì S0S1=ab2S0=S1.ab2S0S1=S12.ab2S0S1=S1.ab

Do đó V=h3.S1+S1.S0+S0

Khối chóp đều được coi là khối chóp cụt đều khi S0 = 0.

Do đó thể tích khối chóp đều là V=13.S.h

HĐ4 trang 24 Toán 12 Tập 2: Xét hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số fx=12x, trục hoành và hai đường thẳng x = 0, x = 4. Khi quay hình phẳng này xung quanh trục hoành Ox ta được khối nón có đỉnh là gốc O, trục là Ox và đáy là hình tròn bán kính bằng 2 (H.4.25).

a) Tính thể tích V của khối nón.

b) Chứng minh rằng khi cắt khối nón bởi mặt phẳng vuông góc với trục hoành tại điểm có hoành độ bằng x (0 ≤ x ≤ 4) thì mặt cắt thu được là một hình tròn có bán kính là f(x), do đó diện tích mặt cắt là S(x) = πf2(x). Tính π04f2xdx và so sánh với V.

HĐ4 trang 24 Toán 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 12

Lời giải:

a) Ta có chiều cao của khối nón là h = 4, bán kính đáy của khối nón là R = 2.

Do đó thể tích của khối nón là V=13πR2h=13π.22.4=16π3

b)

HĐ4 trang 24 Toán 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 12

Khi cắt khối nón bởi mặt phẳng vuông góc với trục hoành tại điểm có hoành độ bằng x (0 ≤ x ≤ 4) thì mặt cắt thu được là một hình tròn có bán kính là fx=12x

Khi đó diện tích mặt cắt là Sx=πf2x=π4x2

Ta có π04f2xdx=π04x24dx=π404x2dx=π4.x3304=16π3

Vậy V=π04f2xdx

Lời giải bài tập Toán 12 Bài 13: Ứng dụng hình học của tích phân hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên