Giải Toán 8 trang 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán 8 trang 9 Tập 2 trong Bài 1: Khái niệm hàm số Toán 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập Toán 8 trang 9.

Giải Toán 8 trang 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Bài 1 trang 9 Toán 8 Tập 2: Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong các bảng sau. Trong mỗi trường hợp, hãy cho biết đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không.

Giải thích.

a)

x

0

1

2

3

4

5

6

7

y

1

2

3

4

5

6

7

8

 

b)

Bài 1 trang 9 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Dựa vào bảng, ta thấy với một giá trị của x ta chỉ nhận được một giá trị của y tương ứng, do đó đại lượng y là hàm số của đại lượng x.

b) Dựa vào bảng, ta thấy tồn tại một giá trị của x ta có thể nhận được hai giá trị của y tương ứng, do đó đại lượng y không là hàm số của đại lượng x.

Ví dụ: Khi x = 2 thì y = 12  hoặc y = 13 .

Bài 2 trang 9 Toán 8 Tập 2: Cho hàm số y = f(x) = 3x.

a) Tính f(1); f(−2); f13 .

Quảng cáo

b) Lập bảng các giá trị tương ứng của y khi x lần lượt nhận các giá trị: −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3.

Lời giải:

a) Ta có:

• f(1) = 3.1 = 3;

• f(−2) = 3.(−2) = −6;

f13=3.13=1 .

b) Ta có f(−3) = 3.(−3) = −9; f(−1) = 3.(−1) = −3;

f(0) = 3.0 = 0; f(2) = 3.2 = 6; f(3) = 3.3 = 9.

Từ đó ta có bảng sau:

x

−3

−2

−1

0

1

2

3

y = 3x

−9

−6

−3

0

3

6

9

Quảng cáo

Bài 3 trang 9 Toán 8 Tập 2: Cho hàm số y = f(x) = x2 + 4. Tính f(−3); f(−2); f(−1); f(0); f(1).

Lời giải:

• f(−3) = (−3)2 + 4 = 9 + 4 = 13;

• f(−2) = (−2)2 + 4 = 4 + 4 = 8;

• f(−1) = (−1)2 + 4 = 5;

• f(0) = 0 + 4 = 4;

• f(1) = 1 + 4 = 5.

Vậy f(−3) = 13; f(−2) = 8; f(−1) = 5; f(0) = 4; f(1) = 5.

Bài 4 trang 9 Toán 8 Tập 2: Khối lượng m (g) của một thanh sắt có khối lượng riêng là 7,8 kg/dm3 tỉ lệ thuận với thể tích V (cm3) theo công thức m = 7,8V. Đại lượng m có phải là hàm số của đại lượng V không? Nếu có, tính m(10); m(20); m(30); m(40); m(50).

Lời giải:

Đại lượng m là hàm số của đại lượng V vì với mỗi một giá trị của V ta luôn chỉ xác định được một giá trị của m.

Ta có: m = 7,8V

m(10) = 7,8.10 = 78;

Quảng cáo

m(20) = 7,8.20 = 156;

m(40) = 7,8.40 = 312;

m(50) = 7,8.50 = 390.

Bài 5 trang 9 Toán 8 Tập 2: Thời gian t(giờ) của một vật chuyển động đều trên quãng đương 20km tỉ lệ nghịch với tốc độ v (km/h) của nó theo công thức t=20v . Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của t khi v lần lượt nhận các giá trị 10; 20; 40; 80.

Lời giải:

• Với v = 10 ta có t=2010=2 ;

• Với v = 20 ta có t=2020=1 ;

• Với v = 40 ta có t=2040=0,5 ;

• Với v = 80 ta có t=2080=0,25 .

Khi đó, ta có bảng sau:

v (km/h)

10

20

40

80

t (giờ)

2

1

0,5

0,25

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 1: Khái niệm hàm số Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 8, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán 8 hay nhất, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát sgk Toán 8 Chân trời sáng tạo (Tập 1 & Tập 2) (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên