Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác vuông sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 9 Chương 4.

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Tóm tắt lý thuyết Chương 4

1. Định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn

Cho tam giác ABC vuông tại A có góc nhọn B bằng α. Ta gọi AC là cạnh đối của góc α, AB là cạnh kề của góc α.

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Xét tam giác ABC vuông tại A có ABC^=α, ta có:

Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền được gọi là sin của góc α, kí hiệu sin α.

Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền được gọi là côsin của góc α, kí hiệu cos α.

Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề được gọi là tang của góc α, kí hiệu tan α.

Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là côtang của góc α, kí hiệu cot α.

Chú ý: Với góc nhọn α, ta có:

0 < sin α < 1; 0 < cos α < 1.

• cotα=1tanα.

Quảng cáo

Ta có bảng tỉ số lượng giác của các góc 30°, 45°, 60° như sau:

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

2. Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau

Hai góc được gọi là phụ nhau nếu chúng có tổng bằng 90°. Như vậy, góc phụ của góc nhọn α là góc (90° − α).

Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Chú ý: Khi viết các tỉ số lượng giác của một góc nhọn trong tam giác, ta có thể viết sin A thay cho sinA^.

3. Hệ thức giữa cạnh huyền và góc của tam giác vuông

Định lý: Trong một tam giác vuông:

Mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.

Quảng cáo

Mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc vuông còn lại nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Trong tam giác ABC vuông tại A, ta có:

b=a.sinB=a.cosC;c=a.sinC=a.cosB;

b=c.tanB=c.cotC;c=b.tanC=b.cotB.

4. Giải tam giác vuông

Giải một tam giác vuông là tính các cạnh và các góc chưa biết của tam giác đó.

Bài tập ôn tập Chương 4

Bài 1. Cho α là góc nhọn bất kỳ. Chọn khẳng định đúng.

A. sinα+cosα=1;

B. sin2α+cos2α=1;

C. sin3α+cos3α=1;

D. sinαcosα=1.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Cho α là góc nhọn bất kỳ, khi đó sin2α+cos2α=1.

Bài 2. Cho α là góc nhọn bất kỳ. Chọn khẳng định sai.

A. tanα=sinαcosα;

B. cotα=cosαsinα;

C. tanα.cotα=1;

D. tan2α1=cos2α.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Cho α là góc nhọn bất kỳ, khi đó:

 sin2α+cos2α=1;tanα.cotα=1.

 tanα=sinαcosα;cotα=cosαsinα.

 1+tan2α=1cos2α;1+cot2α=1sin2α.

Bài 3. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5 cm, B^=30°. Độ dài hai cạnh còn lại là:

A. AC=533 cm; BC=1033 cm;

B. AC=1033 cm; BC=533 cm;

C. AC=53 cm; BC=103 cm;

D. AC=103 cm; BC=53 cm.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: tanB=ACAB nên AC=AB.tanB=5.tan30°=533 cm.

Áp dụng định lí Pythagore, ta có:

BC2=AB2+AC2=52+5332=1003.

Suy ra BC=1003=1033 cm.

Bài 4. Cho tam giác DEF có E^=60°,F^=42°, đường cao DS = 12 cm (như hình vẽ)

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Độ dài của cạnh EF của tam giác DEF (kết quả làm tròn đến hàng phần mười) bằng

A. 25,6 cm;

B. 19,8 cm;

C. 20,2 cm;

D. 18,6 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Xét tam giác DEF có DS là đường cao, ta có: DSE^=DSF^=90°.

Suy ra tam giác DES vuông tại S và tam giác DFS vuông tại S.

Xét tam giác DES vuông tại S, ta có:

tanE=DSES nên ES=DStanE=12tan60°=123=436,9 cm.

Xét tam giác DES vuông tại S, ta có:

tanF=DSFS nên FS=DStanF=12tan42°13,3 cm.

Mà EF = ES + FS = 6,9 + 13,3 = 20,2 cm.

Vậy độ dài cạnh EF là 20,2 cm.

Bài 5.Giải các tam giác vuông sau. Làm tròn kết quả độ dài đến hàng đơn vị và số đo góc đến độ.

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có:

sinC=ABBC=512 suy ra C^25°,B^90°25°=65°.

Áp dụng định lí Pythagore, ta có:

AC=BC2AB2=12252=14425=11911.

Vậy A^=90°;  B^65°;  C^25°,AC11.

b) Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có:

B^=90°35°=55°,AC=AB.cotC=9.cot35°13.

sinC=ABBC nên BC=ABsinC=9sin35°16.

Vậy A^=90°;  B^=55°;  AC13,  BC16.

Bài 6. Cho tam giác ABC vuông tại A. Tính các tỉ số lượng giác của góc B trong mỗi trường hợp sau:

a) BC = 12 cm; AB = 8 cm;

b) AB=a2;AC=22a.

Hướng dẫn giải

a) Theo định lí Pythagore, ta có: BC2 = AB2 + AC2

Suy ra AC2 = BC2 – AB2 = 122 – 82 = 80.

Do đó AC=45 cm.

Các tỉ số lượng giác của góc B là:

• sinB=ACBC=4512=53;cosB=ABBC=812=23.

• tanB=ACAB=458=52;cotB=ABAC=25=255.

Vậy sinB=53;  cosB=23;  tanB=52;  cotB=255.

b) Theo định lí Pythagore, ta có: BC2 = AB2 + AC2

=a22+22a2=2a2+8a2=10a2

Suy ra BC=a10.

Các tỉ số lượng giác của góc B là:

• sinB=ACBC=22aa10=25a5;cosB=ABBC=a2a10=55.

• tanB=ACAB=22aa2=2;cotB=1tanB=12.

Vậy sinB=25a5;  cosB=55;  tanB=2;  cotB=12.

Bài 7. Rút gọn và tính các biểu thức sau:

a) A=sin15°sin60°+cos30°cos75°+5;

b) B=sin282°+cot24°.cot66°+cos282°.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: A=sin15°sin60°+cos30°cos75°+5

=sin15°cos75°+cos30°sin60°+5

=cos75°cos75°+cos30°cos30°+5

= 0 + 0 + 5 = 5.

b) Ta có: B=sin282°+cot24°.cot66°+cos282°

=sin282°+cos282°+cot24°.cot66°

=1+tan66°.cot66°

= 1 + 1 = 2.

Bài 8. Cho tam giác ABC vuông tại A có AC = 10 cm, cosA=12. Tính  sinA và độ dài cạnh AB và BC.

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

Ta có: sin2A+cos2A=1 suy ra sin2A=1cos2A. 

Do đó sinA=1cos2A.

Thay cosA=12, ta có: sinA=1122=32 (do sin A > 0 vì góc A nhọn).

Ta lại có: cosA=ABAC suy ra AB = AC.cos A.

Thay cosA=12, AC = 10 cm, ta có: AB=1012=5 (cm).

sinA=BCAC suy ra BC = AC.sin A.

Thay sinA=32, AC = 10 cm, ta có: BC=1032=53 (cm)

Vậy sinA=32,AB = 5 cm, BC=53 cm

Bài 9. Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH và góc B = α. Tìm giá trị α sao cho BH = 3CH.

Hướng dẫn giải

Theo đề bài, ta có hình vẽ sau:

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Đặt AH = h.

Xét tam giác ABH vuông tại H, ta có:

BH = AH.cot B = h.cot α.

Xét tam giác ACH vuông tại H, ta có:

CH = AH.cot C = AH.tan B = h.tan α.

BH = 3CH suy ra BHCH=h.cotαh.tanα=1tanαtanα=1tan2α=3

Do đó tanα=33=tan30°.

Vậy α = 30°.

Bài 10. Một cầu trượt ở công viên có độ dốc là 28° và độ cao là 1,8 m. Tìm độ dài của mặt cầu trượt.

Tổng hợp lý thuyết Toán 9 Chương 4 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

Áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông ABC vuông tại A.

Khi đó, độ dài mặt cầu trượt là:

AB=1,8sin28°3,83 (m).

Vậy độ dài của mặt cầu trượt khoảng 3,83 m.

Học tốt Chương 4

Các bài học để học tốt Chương 4 Toán lớp 9 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sgk Toán 9 Tập 1 & Tập 2 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán 9 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên