Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 18: Cơ quan bài tiét nước tiểu phòng tránh bệnh sỏi thận - Cánh diều
Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 18: Cơ quan bài tiét nước tiểu phòng tránh bệnh sỏi thận
Với giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 18: Cơ quan bài tiét nước tiểu phòng tránh bệnh sỏi thận sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập về nhà môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 102):
Chúng mình cùng đặt câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tết nước tiểu nhé!
Trả lời:
Tại sao hằng ngày chúng ta đi tiểu nhiều lần nhỉ?
Cơ quan bài tiết nước tiểu có những bộ phận nào nhỉ?
Cơ quan bài tiết nước tiểu có chức năng gì nhỉ?
Cơ quan bài tiết nước tiểu hoạt động như thế nào nhỉ?
Chúng ta có nên nhịn tiểu không nhỉ?
1. Các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
Quan sát (trang 103)
Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trong hình dưới đây.
Trả lời:
Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm các bộ phận sau: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Những kiến thức chủ yếu của mỗi phần hoặc bài học (trang 103)
Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
2. Chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu
Quan sát (trang 104)
Hãy chỉ và nói chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trong hình dưới đây.
Trả lời:
Chức năng của hai quả thận là lọc máu, tạo thành nước tiểu.
Chức năng của hai ống dẫn nước tiểu là dẫn nước tiểu.
Chức năng của bóng đái là chứa nước tiểu.
Chức năng của ống đái là đưa nước tiểu ra ngoài.
Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 104)
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cơ quan bài tiết nước tiểu ngừng hoạt động?
Trả lời:
Nếu cơ quan bài tiết nước tiểu ngừng hoạt động, các chất thừa và chất thải độc hại sẽ không được lọc ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ khiến cho cơ thể gặp nguy hiểm.
Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 104):
Thận có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất thừa, chất thải độc hại có trong máu và tạo thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa xuống bóng đái qua ống dẫn nước tiểu, sau đó thải ra ngoài qua ống đái.
3. Một số cách phòng tránh bệnh sỏi thận
Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 105):
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
Quan sát (trang 105)
Sỏi có ở những bộ phận nào của cơ quan bài tiết nước tiểu trong hình dưới đây?
Trả lời:
Sỏi có ở thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.
Trò chơi (trang 106)
“Nếu, thì”
Trả lời:
1 – c: Nếu nhịn tiểu thì các chất thải trong nước tiểu bị đọng lại tạo thành sỏi.
2 – a: Nếu ăn quá mặn thì thừa muối.
3 – b: Nếu không uống đủ nước thì không đủ nước để thận lọc máu.
4 – d: Nếu ăn quá nhiều thịt, cá thì tạo ra nhiều chất thải độc hại.
Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 106)
Câu 1 trang 106 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2: Nêu sự cần thiết phải uống đủ nước, không nhịn tiểu.
Trả lời:
Khi ta uống đủ nước, không nhịn tiểu thì sẽ có đủ nước để thận lọc máu và các chất thải trong nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài. Điều này sẽ tránh cho chúng ta bị mắc bệnh sỏi thận.
Câu 2 trang 106 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2: Em cần thay đổi thói quen nào để phòng tránh bệnh sỏi thận.
Trả lời:
Em cần thay đổi và tạo cho mình thói quen uống nhiều nước, không nhịn tiểu để tránh mắc bệnh sỏi thận.
Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 106):
Các bạn nhớ thường xuyên uống đủ nước và không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận nhé!
Xem thêm các bài giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:
- Giải sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 Cánh diều
- Giải lớp 2 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 2 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 2 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Cánh diều hay nhất và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 2 bộ sách Cánh diều của NXB Đại học Sư phạm.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.