8+ Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc (điểm cao)
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên hay nhất, ngắn gọn gồm dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và các bài văn mẫu được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 8.
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 1
- Dàn ý Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc
- Sơ đồ Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 2
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 3
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 4
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 5
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 6
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 7
- Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc (mẫu khác)
8+ Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc (điểm cao)
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - Cô Lê Minh Nguyệt (Giáo viên VietJack)
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc – mẫu 1
Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.
Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.
Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.
Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy con chó đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.
Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.
Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bấy giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.
Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ai. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.
Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.
Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.
Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.
Dàn ý Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc
I. Mở bài
- Vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc.
- Dẫn dắt vấn đề.
II. Thân bài
* Tình cảnh Lão Hạc
- Một lão nông già yếu, cô đơn ⇒ tình cảnh bi đát.
- Vì nghèo, lão dự định bán đi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình - và chọn con đường kết thúc cho mình.
* Cái chết của lão Hạc
- Lão nhờ ông giáo 2 việc:
+ Trông nom hộ mảnh vườn, khi nào con trai lão về thì giao lại cho nó.
+ Mang hết tiền dành dụm nhờ ông giáo và bà con chòm xóm làm ma cho nếu lão chết đi.
- Nguyên nhân: Ý thức sâu sắc, rõ ràng hoàn cảnh cùng đường, không có lối thoát của mình.
- Mục đích: Bảo toàn tài sản cho con và không muốn phiền hà đến bà con hàng xóm.
- Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, lão tru tréo, bọt mép sùi ra.... người lão chốc chốc lại giật mạnh....vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết.
⇒ Sử dụng dày đặc và liên tiếp các từ tượng hình, tượng thanh ⇒ Làm nổi bật cái chết dữ dội, thê thảm đầy bất ngờ của lão Hạc.
⇒ Là người có ý thức cao về lẽ sống, trọng danh dự làm người hơn cả sự sống; một người cha hết lòng thương con, một người nông dân trung thực, thật thà, giàu lòng tự trọng.
* Nghệ thuật
- Nam Cao đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cách kể chuyện giản dị, tự nhiên chân thực, giọng điệu linh hoạt và tình huống đôc đáo.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
- Liên hệ trình bày cảm nhận của bản thân về cái chết của lão Hạc.
Sơ đồ Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc – mẫu 2
Đọc xong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, hẳn không ít người còn day dứt, dằn vặt và suy nghĩ về cái chết của lão. Chưa bao giờ ta lại thấy được rõ nét như lúc này về ranh giới giữa trắng và đen, giữa thị phi và đạo đức lại mỏng manh và nhập nhằng như lúc này. Cái chết của Lão Hạc là cái chết để nói lên tính cách, nhân cách của chính lão.
Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ lão chết để lại cho hai cha con lão một mảnh vườn, thằng con trai đã đến tuổi lấy vợ, nhưng vì nghèo quá không đủ tiền thách cưới. Con trai lão cũng vì thế mà bỏ đi làm đồn điền cao su năm hay sáu năm nay chưa thấy về. Lão Hạc đã tìm đến cái chết. Lão chết để lại cho mọi người sự bàng hoàng, xót xa. Có thể nói, lão chết vì đã nỡ lừa một con chó không? “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Con chó đó được anh con trai lão mua về, khi anh đi làm thì để lại cho lão nuôi. Lão coi nó như một người bạn tri kỷ, một đứa con, đứa cháu tinh thần mà anh con trai để lại, khi ông nói chuyện với nó, ông gọi anh con trai là “bố cậu”, thế nên ông đặt tên cho nó là “cậu Vàng”. Có chuyện gì lão cũng kể cho cậu nghe, lão ăn gì, nó ăn nấy, có khi nó còn ăn nhiều hơn lão nữa. Vậy mà, lão quyết định bán nó. Nhưng quyết định bán cậu Vàng của lão đưa ra thật không dễ dàng chút nào. Lão đã nhắc đến chuyện này nhiều lần rồi, đến nỗi ông giáo “nghe câu ấy đã nhàm”. Thế nhưng, lần này lão làm thật. Sau khi bán cậu Vàng không bao lâu, lão gửi mảnh vườn và tiền để lo ma chay của mình cho ông giáo. Lão tìm đến cái chết. Cái chết của lão thật đau đớn và kinh hoàng. “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. Khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết.” Lão chết như để trả nợ với cậu Vàng, vì lão đã nỡ nhẫn tâm lừa nó. Lão không chọn cho mình một cái chết nhẹ nhàng hay không đau đớn, vật vã mà ngược lại. Dường như lão muốn được cậu Vàng tha thứ. Bởi với lão, cậu Vàng như một đứa con, một người bạn tri kỷ, một kỷ niệm mà anh con trai để lại. Khi vừa bán chó xong, lão sang ngay nhà ông giáo và nói “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”. Câu nói rất tỉnh táo, không hề có ý gì thương xót hay hối hận mà ngược lại, nó như có ý khoe khoang một việc gì đó. Vậy mà, chỉ sau đó một khoảnh khắc, Nam Cao đã tả ngay cho ta thấy “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước”. Và chỉ chờ một giọt nước, một tác động nhỏ là mọi cảm xúc, mọi kìm nén sẽ vỡ òa ra. “Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …” , chỉ sau một câu hỏi của ông giáo. Và sau khi bán chó đi, tâm hồn lão dường như trống rỗng. Lão chết như để trả lời cho câu trách móc của con chó mà lão tưởng tượng ra.
Nhưng tất cả không chỉ có vậy, lão chết vì tình thương mà lão dành cho con trai quá lớn lao, không gì có thể thay thể được. Và lão chết cũng là để cho xã hội đương thời lúc đó thấy được cách họ đã dồn ép những người nông dân lao động nghèo đến đói cùng đói cực như thế nào. Anh con trai lão yêu một cô gái và muốn cưới làm vợ, nhưng nhà gái lại thách cao quá, lão không đủ tiền để trả. Vậy là anh đòi bán mảnh vườn mà mẹ anh đã “thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi” mới mua được, nhưng lão không đồng ý. Lão hết lời khuyên ngăn, cuối cùng thì anh con trai cũng ưng thuận nghe theo. Bởi quá nghèo khổ, anh con trai quyết tâm đi làm ở đồn điền cao su mong thoát khỏi cuộc sống cùng cực, tủi nhục lúc bấy giờ. Lão ở nhà cùng với cậu Vàng. Với tình yêu bao la dành cho con trai, lão tự làm thuê để kiếm ăn qua ngày, còn tiền hoa lợi của mảnh vườn thì để ra, gom góp cho anh con trai để anh có tiền cưới vợ, hoặc có vốn làm ăn. Nhưng thật là, người tính không bằng trời tính. “Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày, ông giáo ạ!” Bao nhiêu tiền của tích góp bấy lâu của ông đội nón ra đi theo tiền thuốc men, tiền ăn uống. Lão đau lòng, xót ruột lắm. Lão lại lo cho anh con trai của lão, lão sợ làm gánh nặng cho con mình. “Tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao? …” Lão luôn đặt con trai ở vị trí trên cùng, quan trọng nhất, luôn tìm mọi cách để tốt cho con mà không quan tâm, không suy nghĩ gì cho mình hết. Lão trăn trở, suy nghĩ và lão quyết định. Lão gửi nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn, bao giờ con trai lão về thì giao lại cho nó, lão còn hai mươi lăm đồng bạc với năm đồng bán chó nữa là tròn ba mươi đồng, lão vét sạch, gửi ông giáo để phòng lo ma chay cho mình không lại phiền đến bà con hàng xóm. Từ đó “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món nấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc”. Lão sống như thế nào cũng được, chỉ cần lão không làm phiền đến ai, không làm gánh nặng cho con trai mình là lão vui rồi. Tấm lòng của người cha là vậy đó, tất cả những gì tốt đẹp nhất đều dành hết cho con cái của mình. Tới cùng cực, lão không cầm cự nổi nữa, lão tìm đến cái chết như để giải thoát cho mình, giải thoát cho anh con trai và cũng là giải thoát cho cái xã hội nghèo nàn đương thời mà lão đang sống. Lão tính toán tất cả, làm tất cả mọi việc chỉ để cho con trai lão có cuộc sống tốt hơn.
Gấp trang sách lại ta thấy Lão Hạc là một người nông dân lao động nghèo khổ gần bùn nhưng lại chẳng hôi tanh mùi bùn, mà ngược lại, lão lại là một người cha hết mực, hết lòng vì con cái. Là một người nhân hậu, thương yêu loài vật, đó là cậu Vàng. Cái chết của lão chính là tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh thức những ai đang lầm đường, lạc lối, không được vì cái ăn, cái hư danh trước mắt mà bán đi linh hồn, nhân cách, phẩm giá của mình.
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc – mẫu 3
Sau khi đọc xong những tác phẩm của Nam Cao, người đọc dường như vẫn cảm thấy xót xa và day dứt khôn nguôi trước số phận của những con người khốn khổ như bà cái Tý trong Một bữa no, anh Đĩ Chuột trong Nghèo, anh Phúc trong Điếu văn...Song có lẽ ám ảnh hơn cả là cái chết dữ dội của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Mặc dù gần 7 thập kỷ đã trôi qua, nhưng cái chết ấy vẫn đủ sức làm quặn thắt bao tấm lòng người đọc. Vì sao vậy? Phải chăng vì Nam Cao tuy chưa dắt Lão Hạc vượt qua thảm cảnh bi đát của đời mình nhưng ông đã để ở đấy trọn vẹn một tấm lòng. Chính vì vậy mà ông để cho nhân vật của mình chọn một cái chết khác thường khi xét cả ba phương diện: nguyên nhân sâu xa của cái chết, phương cách chết và ý nghĩa của cái chết.
Thứ nhất là nguyên nhân cái chết. Một câu chuyện cười kể rằng: Có lão phu nọ vào rừng kiếm củi, trời nắng to, lão mệt mỏi và kiệt sức chẳng đủ sức để đỡ bó củi lên vai lão, lão buồn bã nói:
- Khổ thế này thì thà chết còn hơn.
Vừa dứt lời thì thần chết hiện lên hỏi:
- Ông lão! Ông vừa nói gì?
Ông lão hốt hoảng và ấp úng trả lời:
- Không! tôi chẳng nói gì cả. Tôi chỉ nói: giá như có ai đỡ bó củi lên vai thì hay biết mấy.
Câu chuyện thật đơn giản, ngắn ngủi và kết thúc bằng một tiếng cười bật lên từ phía người đọc. Nhưng có lẽ cái thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thì chẳng giản đơn chút nào, đó là vấn đề tình yêu cuộc sống. Con người dường như càng già thì càng quý sự sống, hay nói cách khác là khi cận kề bên cái chết thì bản năng sinh tồn của con người sẽ trỗi dậy mãnh liệt và yêu sự sống hơn bao giờ hết.
Vậy thì tại sao Lão Hạc lại tìm đến cái chết? “Sau trận ốm, lão yếu người đi ghê lắm. Những công việc nặng không làm được nữa. Làng mất vè sợi, nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào họ tranh nhau làm mất cả. Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão, hoa màu bị phá sạch sành sanh. Từ ngày bão đến nay, vườn lão chưa có một tý gì để bán. Gạo thì cứ kém mãi đi. Một lão với một con chó, mỗi ngày 3 hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt...”
Lão quyết định bán “Cậu Vàng”. Bán đi người bạn thân thiết nhất, bán đi kỷ vật cuối cùng của con trai lão- lão đau đớn, dằn vặt và lương tâm lão dày vò khôn nguôi. Rồi lão mang 25 đồng bạc lão dành dụm được cộng với 5 đồng bán chó, với mảnh vườn 3 sào sang gửi ông Giáo. Thế rồi từ hôm đó: “Tôi thấy Lão Hạc chỉ toàn ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì ăn món nấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì lão ăn rau má với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi.
- Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ, lão làm lão khổ, chứ ai làm lão khổ”.
Vâng! Có lẽ lão làm lão khổ thật. Bởi vì nếu lão là người cha tầm thường, à không! phải nói là người cha bình thường chứ, thì lão sẽ chưa chết, thậm chí sẽ còn sống lâu hơn nữa là đằng khác. 30 đồng bạc cộng với mảnh vườn 3 sào, sẽ là một khoản kha khá lão có thể sống được. Nhưng lão đã không làm như thế. Mảnh vườn là tài sản duy nhất vợ lão hồi còn sống phải thắt lưng buộc bụng mới tậu được. Nó là tài sản duy nhất vợ chồng lão dành cho con. Bởi vậy mảnh vườn ấy gắn với danh dự, bổn phận của kẻ làm chồng, làm cha. Còn món tiền 30 đồng bạc ấy sẽ được dùng phòng khi lão chết có tiền ma chay. Lòng tự trọng không cho phép lão làm phiền đến mọi người. Cho nên món tiền ấy mang ý nghĩa danh dự của kẻ làm người, lão không thể tiêu vào đó. Cuối cùng lão chọn cái chết để tự giải thoát.
Vậy, từ diễn biến trên ta thấy nguyên nhân cái chết của Lão Hạc là do tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão đến bước đường cùng: Lão phải chết, đó cũng là số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo sống trong thời kỳ đen tối trước cách mạng tháng Tám. Song nguyên nhân sâu xa của cái chết, không chỉ là do tình cảnh đói khổ, túng quẫn mà là do xuất phát từ lòng thương con âm thầm, sâu nặng xuất phát từ đức hy sinh cao cả của người cha. Một người cha dám đánh đổi cả sự sống của mình để dành dụm số tiền ít ỏi cho tương lai của con.
Thì ra, ẩn đằng sau vẻ già nua, khắc khổ tội nghiệp ấy là cả một trái tim lớn lao nồng hậu, âm thầm nhưng tha thiết, bền bỉ luôn cháy lên ngọn lửa của tình phụ tử thiêng liêng. Thì ra đức hy sinh không chỉ là “độc quyền” của người phụ nữ mà nhiều khi, sự hy sinh ấy ở nam giới, sâu sắc hơn rất nhiều. Thì ra, đôi khi ở những con người bình thường lại chứa đựng những phẩm chất phi thường. Chao ôi! Nếu có “Hậu Lão Hạc” thì anh con trai lão sẽ trở về, sẽ lấy vợ, sinh con, lão sẽ được sống những ngày cuối đời thật thanh thản hạnh phúc. Lão sẽ được phụng dưỡng chăm sóc, lòng hiếu thảo của con cháu sẽ sưởi ấm đời lão, sẽ xoá nhoà tất cả những vết thương đau.
Nhưng! Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Hễ ai đọc Lão Hạc thì chẳng dễ gì quên được cái chết kinh hoàng của Lão: “Lão vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến 2 tiếng đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu”.
Không! Không chỉ có ông Giáo và Binh Tư hiểu mà tất cả mọi người đều hiểu, đều đau đớn trước cái chết kinh hoàng ấy. Phương cách chết của lão là chết bằng bả chó, chết do trúng độc bả chó. Chúng ta vẫn tự hỏi ngàn lần rằng vì sao Lão Hạc không chọn một cái chết êm dịu hơn, nhẹ nhàng hơn, lặng lẽ hơn. Lý giải điều này, sách giáo viên Ngữ văn 8(Tập 1- trang 39, xuất bản tháng 5/2004) viết rằng: “Ông lão nhân hậu, trung thực này chưa từng lừa một ai, lần đầu tiên trong đời lão phải lừa là lừa “cậu vàng” “người bạn thân thiết của mình. Lão đã lừa để “cậu vàng” phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa”.
Nếu hiểu như vậy, thì chỉ là lớp nghĩa đầu. Bởi vì lão chết bằng bả chó là xuất phát từ dụng ý nghệ thuật của tác giả, khẳng định một điều rằng: Ông không muốn trốn tránh sự thật của cuộc sống, cũng không muốn tìm lối giải thoát có tính chất chủ quan, dễ dãi. Thời bấy giờ nhà văn Nguyễn Công Hoan nói rằng: “Tự lực văn đoàn nhìn khói mái nhà của người nông dân, còn tôi, tôi nhìn vào dạ dày của họ”. Vũ Trọng Phụng thì gọi việc lảng tránh những vấn đề cuộc sống là chạy xa sự thực bằng những từ điêu trá của văn chương “... như vậy là giả dối là tự lừa mình và di họa cho đời”.
Còn Nam Cao lặng lẽ khẳng định “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối nghệ thuật là những tiếng đau khổ toát ra từ những kiếp lầm than”. Và bằng cái chết của Lão Hạc, ta thấy Nam Cao đã chứng minh được điều đó. Nam Cao để cho Lão Hạc chết bằng bả chó tức là ông đã tôn trọng cái logic của sự thật cuộc đời. Vì chỉ có cái chết dữ dội ấy mới đủ sức tố cáo xã hội đương thời lúc ấy đã đẩy con người bất hạnh đến cùng đường tuyệt lộ, khiến họ phải chết một cách thê thảm đớn đau.
Ngoài ra Nam Cao muốn đề cập vấn đề nhân phẩm: dù phải trả giá đắt đến mấy, con người cũng phải giữ cho được phẩm chất của mình. Và Lão Hạc đã làm được điều đó. Dù túng quẫn nhưng lão không theo gót Binh Tư... Nhân tính đã chiến thắng bản năng, lòng tự trọng vẫn đủ sức giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hoá. Lão thà chết chứ không làm điều sằng bậy. Đó là nét đẹp trong quan điểm đạo đức của nhân dân ta “chết vinh còn hơn sống nhục”.
Lão quằn quại nằm xuống nhưng nhân cách của lão còn mãi trong lòng độc giả. Đó cũng chính là ý nghĩa của cái chết Lão Hạc. Cái chết ấy khép lại câu chuyện và có rất nhiều người cho rằng, cái chết này ẩn chứa đâu đó hình bóng bi kịch: Đó là bi kịch của sự đói nghèo, bi kịch của tình phụ tử, bi kịch của phẩm giá làm người. Chính cái chết này góp phần làm rõ hơn quan điểm có phần cực đoan của Nam Cao: “Hạnh phúc là một tấm chăn hẹp người này kéo thì người kia hở”.
Nhưng xét một cách toàn diện thì cái chết ấy chưa hẳn là bi quan vì nó nói lên được niềm tin sâu sắc vào phẩm chất tốt đẹp ở người nông dân của tác giả. “Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Mà nếu đáng buồn thì đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Lão Hạc là một người nông dân chân lấm tay bùn chưa từng đọc sách thánh hiền, chưa từng được tham dự một lớp học nào về cách làm người, về tình phụ tử song cả cuộc đời lam lũ, lương thiện và trong sáng thanh cao của lão, cả cái chết kinh hoàng của lão - là minh chứng đầy đủ cảm động về nhân cách làm người, về tình cha con thiêng liêng sâu nặng.
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc – mẫu 4
Nam Cao là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện thực của nước ta những năm trước và sau cách mạng tháng Tám. Trong mỗi tác phẩm của mình Nam Cao đều thể hiện sự trăn trở của mình với những số phận con người nghèo khổ, bị xã hội bần cùng, bức bách tới chân tường không lối thoát.
Tác phẩm “Lão Hạc” thể hiện sự bần cùng, không lối thoát phải tìm tới cái chết cay đắng tủi nhục của một người nông dân chân chất, hiền lành thật thà. Nhưng lại có những phẩm chất vô cùng tốt đẹp , đáng quý. Thông qua tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến đã tàn ác bóc lột người nông dân tới tận cùng, khiến họ không còn lối thoát phải tìm tới cái chết.
Trong tác phẩm này Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh lão Hạc với những phẩm chất cao quý, thương yêu con trai của mình ,hiền lành, phúc hậu, có lòng tự trọng hơn người. Hình ảnh cái chết của lão Hạc ở cuối truyện ngắn khiến người đọc vừa đau xót, xúc động vừa trào dâng sự căm phẫn bởi chế độ xưa quá tàn ác, đã khiến cho một ông lão nghèo khó, hiền lành phải tự mình tìm tới cái chết trong tức tưởi để bảo toàn được những gì mình đang có.
Chính chế độ phong kiến, những tên địa chủ cường hào ác bá đã đẩy lão Hạc tới cái chết. Chỉ có cái chết mới khiến lão thanh thản, chỉ có cái chết lão mới có thể giữ được mảnh đất hương hỏa là tài sản duy nhất lão có, để trao tới tay con trai lão. Hình ảnh lão Hạc một người đàn ông già nua khắc khổ, bị góa vợ từ khi còn trẻ, cuộc sống nghèo khó chung. Cả làng nghèo khổ không riêng gì lão, nhưng hoàn cảnh lão có chút đặc biệt hơn đôi chút.
Lão không có người thân bên cạnh, lão mất vợ đã lâu có một người con trai nhưng xin đi đồn điền cao su từ lâu. Nên lão chỉ sống có một mình cùng với con chó mà con trai lão đã mua và để lại nhà trước khi đi xa. Con chó là người bạn, người tâm giao tri kỷ duy nhất của lão. Ngày ngày lão ăn gì nó ăn nấy, lão thương nó như con trai mình vậy.
Ngày ngày lão chăm sóc con chó nói chuyện, tâm sự với nó như lão đang nói chuyện tâm sự với con trai mình vậy. Lão vẫn thầm mong con trai mình sẽ về, và lão sẽ để lại mảnh vườn này để sau này con trai lão về có lấy vợ còn có chỗ mà sinh sống. Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước lâm nguy, nạn đói hoành hành, nhiều lúc lão phải ăn củ mài, củ chuối cho qua bữa. Sống cơ cực lay lắt như ngọn đèn trước gió, không biết sẽ tắt lúc nào.
Nhưng điều đó cũng không làm cho lão nghĩ tới cái chết, lão vẫn cố gắng cầm cự, chống chọi lại với những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng chỉ tới khi lão Bá Kiến nhăm nhe muốn cướp mảnh vườn của nhà lão, thì lão thật sự hoang mang. Lão luôn muốn để dành mảnh vườn cho con trai mình, nhưng lão Bá Kiến suốt ngày gạ mua rồi không được. Lão Bá Kiến mưu toan cài bẫy để cướp lấy mảnh vườn của lão. Chúng đang âm mưu để cho lão vào tù, nếu lão không muốn vào tù thì phải gán nợ mảnh vườn làm cứu cánh.
Lão Hạc là người thông minh, nên đã linh cảm thấy điều chẳng lành đang chờ đợi mình phía trước, để bảo toàn mảnh vườn tài sản duy nhất của con lão thì lão buộc lòng đi trước một bước. Chỉ có khi lão chết thì bọn Bá Kiến mới buông tha cho cuộc sống của lão được yên ổn, thanh thản. Nghĩ vậy lão quyết định bán con chó đi, người bạn duy nhất, người tâm giao tri kỷ đi. Rồi sau đó lão đi sang nhà Binh Tư xin bả chó. Thấy lão xin bả chó Binh Tư ngạc nhiên lắm tưởng lão bần cùng sinh đạo tặc, không còn giữ được phẩm chất cao quý của mình nữa.
Nên hắn còn đùa nếu ông kiếm được gì nhớ chia cho hắn với nhé. Lão Hạc chỉ cười buồn bảo hắn trưa mai qua nhà lão uống rượu, ăn thịt chó. Rồi lão qua nhà thầy giáo, người hàng xóm thân thiết cũng là người lão vô cùng kính trọng bởi nhân cách sống đúng mực của thầy giáo . Lão qua nhờ anh giáo giữ hộ giấy tờ mảnh đất khi nào con trai lão về thì đưa lại cho nó. Và lão còn gửi anh giáo một ít tiền phòng khi lão ốm đau qua đời thì làm ma chay giúp lão.
Một người đàn ông lo lắng chu toàn, và có lòng tự trọng cao độ. Lão biết trong thời buổi này không nên làm phiền hàng xóm về tiền bạc bởi ai cũng nghèo khổ cả. Chính vì vậy, lão chết đi rồi còn gửi tiền trước nhờ người làm ma chay cho mình. Trưa hôm sau, Binh Tư sang nhà thầy giáo gọi thầy giáo sang nhà lão Hạc uống rượu thịt chó, tới nơi thì thấy lão Hạc đang quằn quại trong cơn đau. Lão đã ăn bả chó tự tử, một cái chết đau đớn.
Chính cái chết của lão Hạc là sự minh chứng cho những bế tắc của thời đại. Đồng thời giải phóng chính bản thân lão ra khỏi những khó khăn. Lão chết đi vì mong ước muốn để dành những gì tốt đẹp nhất cho người con trai duy nhất của mình. Một tình cảm của người cha thương con vô bờ bến, bao la bát ngát.
Truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với bi kịch là cái chết của nhân vật chính, nhưng lại gợi mở trong lòng người vô cùng nhiều cảm xúc, nghẹn ngào, cho số phận của một người nông dân chân chất, hiền lành, có lòng tự trọng cao quý.
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc – mẫu 5
Văn học hiện thực phê phán là một dòng văn học với những cảnh đời trớ trêu, cay đắng, bất hạnh. Văn học về những con người bị áo cơm ghì sát đất, phải sống tha hoá, sống kiếp sống mòn, của những cảnh đời bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát,… Nước mắt và cái chết có thể coi là những mô típ quen thuộc của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945. Mô típ ấy ám ảnh nhiều trong sáng tác của nhà văn Nam Cao: Chí Phèo chết trên vũng máu của chính mình ngay trong khi khát vọng trở về với cuộc đời bị dập tắt; Lang Rận, Mụ Lợi tự tử trong sự ghẻ lạnh, đàm tiếu của người làng ; và cái Tí chết vì một bữa no duy nhất của cuộc đời,… Có lẽ trong những cái chết ấy thì khó quên nhất chính là cái chết của Lão Hạc – một lão nông nghèo khổ, bất hạnh trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Ta hãy đọc lại những dòng văn Nam Cao tả lại cái chết của lão Hạc : “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”.
Những dòng văn này trước hết làm tôi giật mình về một cái chết thật dữ dội và kinh hoàng. Đây không phải là một cái chết bình thường. Đó là cái chết của người do bị trúng độc bả chó. Bất giác tồi có cảm tưởng như không phải cách chết của một con người bình thường mà là cách chết như của một con chó. Lão Hạc trong cái chết của mình vô cùng đau đớn, vô cùng vật vã, cùng cực về thể xác. cả đời đã khổ, đến khi nhắm mắt xuôi tay, lão đâu có hề được bình yên về với đất mẹ.
Cái chết của lão Hạc thật bất ngờ – bất ngờ với tất cả, cả Binh Tư và người láng giềng thân thiết là ông giáo; cả mọi người trong làng. Sự bất ngờ của cái chết càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đến đỉnh điểm và kết thúc một cách bi đát và tất yếu. Lão Hạc không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con, hoặc bán mảnh vườn. Lão đành chọn cái chết, dành tự chấp nhận đau khổ để nuôi hi vọng cho người con trai. Với một tính cách như lão Hạc thì cái chết là một tất yếu, cách chết mà lão chọn cũng là một tất yếu.
Người đọc bao thế hệ trước cái chết của lão Hạc đều xúc động nghẹn ngào khi phát hiện ra những ý nghĩa sâu sắc ẩn sau cái chết đầy đau đớn về thể xác kia của lão. Lão không chọn cách chết nào khác mà chết như cách chết của một con chó ăn phải bả, bởi với lão đến tận lúc chết, ám ảnh về cậu Vàng, về việc mình đã trót lừa một con chó vẫn day dứt lương tâm lão. Lão đã chọn một cách giải thoát đáng sợ nhưng lại như một cách để tạ lỗi cùng cậu Vàng. Lão Hạc yêu thương con chó như con trai nhưng lại nỡ lừa bán nó đổ cho thằng Mục giết thịt, thì lão cũng phải tự trừng phạt mình, tự chịu hình phạt như một con chó chết vì ăn phải bả. Lão Hạc chết trong đau đớn, vật vã ghê gớm về thể xác nhưng chắc chắn lão lại thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành nốt công việc cuối cùng với đứa con trai vẫn “bặt vô âm tín” với hàng xóm láng giềng về tang ma của mình. Lão chết để giữ phần ấm cho con, để giữ lại hi vọng cho người con duy nhất đang ở nơi xa của mình. Cái chết của lão là biểu hiện cao nhất của tình phụ tử thiêng liêng, của đức hi sinh cao cả.
Cái chết của lão Hạc một mặt góp phần bộc lộ tính cách và số phận của lão Hạc, cũng là một điển hình sắc nét của số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám : nghèo khổ, bế tắc, nhưng giàu lòng yêu thương và đức hi sinh cao cả, mặt khác, cái chết của lão Hạc cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những con người lương thiện vào bước đường cùng, phải chấp nhận cái chết như cách duy nhất kết thúc cuộc đời nhiều đau khổ. Cái chết của lão cũng giúp những người xung quanh lão hiểu con người lão hơn, quý trọng và thương tiếc lão hơn.
Kết thúc câu chuyện bằng cái chết của nhân vật chính, Nam Cao đã tôn trọng cái lô gích của sự thật cuộc đời, đồng thời làm tăng sức ám ảnh, hấp dẫn và khiến người đọc cảm động hơn. Cái chết của lão Hạc tuy mang đậm màu sắc bi thảm nhưng nó cũng khiến người đọc ấm lòng hơn bởi nó mang lại cho họ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc đời. Đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong thiên truyện ngắn này.
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 6
Nam Cao là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học hiện thực của nước ta những năm trước và sau cách mạng tháng Tám. Trong mỗi tác phẩm của mình Nam Cao đều thể hiện sự trăn trở của mình với những số phận con người nghèo khổ, bị xã hội bần cùng, bức bách tới chân tường không lối thoát.
Tác phẩm “Lão Hạc” thể hiện sự bần cùng, không lối thoát phải tìm tới cái chết cay đắng tủi nhục của một người nông dân chân chất, hiền lành thật thà. Nhưng lại có những phẩm chất vô cùng tốt đẹp , đáng quý. Thông qua tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến đã tàn ác bóc lột người nông dân tới tận cùng, khiến họ không còn lối thoát phải tìm tới cái chết.
Trong tác phẩm này Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh lão Hạc với những phẩm chất cao quý, thương yêu con trai của mình ,hiền lành, phúc hậu, có lòng tự trọng hơn người. Hình ảnh cái chết của lão Hạc ở cuối truyện ngắn khiến người đọc vừa đau xót, xúc động vừa trào dâng sự căm phẫn bởi chế độ xưa quá tàn ác, đã khiến cho một ông lão nghèo khó, hiền lành phải tự mình tìm tới cái chết trong tức tưởi để bảo toàn được những gì mình đang có.
Chính chế độ phong kiến, những tên địa chủ cường hào ác bá đã đẩy lão Hạc tới cái chết. Chỉ có cái chết mới khiến lão thanh thản, chỉ có cái chết lão mới có thể giữ được mảnh đất hương hỏa là tài sản duy nhất lão có, để trao tới tay con trai lão. Hình ảnh lão Hạc một người đàn ông già nua khắc khổ, bị góa vợ từ khi còn trẻ, cuộc sống nghèo khó chung. Cả làng nghèo khổ không riêng gì lão, nhưng hoàn cảnh lão có chút đặc biệt hơn đôi chút.
Lão không có người thân bên cạnh, lão mất vợ đã lâu có một người con trai nhưng xin đi đồn điền cao su từ lâu. Nên lão chỉ sống có một mình cùng với con chó mà con trai lão đã mua và để lại nhà trước khi đi xa. Con chó là người bạn, người tâm giao tri kỷ duy nhất của lão. Ngày ngày lão ăn gì nó ăn nấy, lão thương nó như con trai mình vậy.
Ngày ngày lão chăm sóc con chó nói chuyện, tâm sự với nó như lão đang nói chuyện tâm sự với con trai mình vậy. Lão vẫn thầm mong con trai mình sẽ về, và lão sẽ để lại mảnh vườn này để sau này con trai lão về có lấy vợ còn có chỗ mà sinh sống. Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước lâm nguy, nạn đói hoành hành, nhiều lúc lão phải ăn củ mài, củ chuối cho qua bữa. Sống cơ cực lay lắt như ngọn đèn trước gió, không biết sẽ tắt lúc nào.
Nhưng điều đó cũng không làm cho lão nghĩ tới cái chết, lão vẫn cố gắng cầm cự, chống chọi lại với những khó khăn trong cuộc sống. Nhưng chỉ tới khi lão Bá Kiến nhăm nhe muốn cướp mảnh vườn của nhà lão, thì lão thật sự hoang mang. Lão luôn muốn để dành mảnh vườn cho con trai mình, nhưng lão Bá Kiến suốt ngày gạ mua rồi không được. Lão Bá Kiến mưu toan cài bẫy để cướp lấy mảnh vườn của lão. Chúng đang âm mưu để cho lão vào tù, nếu lão không muốn vào tù thì phải gán nợ mảnh vườn làm cứu cánh.
Lão Hạc là người thông minh, nên đã linh cảm thấy điều chẳng lành đang chờ đợi mình phía trước, để bảo toàn mảnh vườn tài sản duy nhất của con lão thì lão buộc lòng đi trước một bước. Chỉ có khi lão chết thì bọn Bá Kiến mới buông tha cho cuộc sống của lão được yên ổn, thanh thản. Nghĩ vậy lão quyết định bán con chó đi, người bạn duy nhất, người tâm giao tri kỷ đi. Rồi sau đó lão đi sang nhà Binh Tư xin bả chó. Thấy lão xin bả chó Binh Tư ngạc nhiên lắm tưởng lão bần cùng sinh đạo tặc, không còn giữ được phẩm chất cao quý của mình nữa.
Nên hắn còn đùa nếu ông kiếm được gì nhớ chia cho hắn với nhé. Lão Hạc chỉ cười buồn bảo hắn trưa mai qua nhà lão uống rượu, ăn thịt chó. Rồi lão qua nhà thầy giáo, người hàng xóm thân thiết cũng là người lão vô cùng kính trọng bởi nhân cách sống đúng mực của thầy giáo . Lão qua nhờ anh giáo giữ hộ giấy tờ mảnh đất khi nào con trai lão về thì đưa lại cho nó. Và lão còn gửi anh giáo một ít tiền phòng khi lão ốm đau qua đời thì làm ma chay giúp lão.
Một người đàn ông lo lắng chu toàn, và có lòng tự trọng cao độ. Lão biết trong thời buổi này không nên làm phiền hàng xóm về tiền bạc bởi ai cũng nghèo khổ cả. Chính vì vậy, lão chết đi rồi còn gửi tiền trước nhờ người làm ma chay cho mình. Trưa hôm sau, Binh Tư sang nhà thầy giáo gọi thầy giáo sang nhà lão Hạc uống rượu thịt chó, tới nơi thì thấy lão Hạc đang quằn quại trong cơn đau. Lão đã ăn bả chó tự tử, một cái chết đau đớn.
Chính cái chết của lão Hạc là sự minh chứng cho những bế tắc của thời đại. Đồng thời giải phóng chính bản thân lão ra khỏi những khó khăn. Lão chết đi vì mong ước muốn để dành những gì tốt đẹp nhất cho người con trai duy nhất của mình. Một tình cảm của người cha thương con vô bờ bến, bao la bát ngát.
Truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với bi kịch là cái chết của nhân vật chính, nhưng lại gợi mở trong lòng người vô cùng nhiều cảm xúc, nghẹn ngào, cho số phận của một người nông dân chân chất, hiền lành, có lòng tự trọng cao quý.
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 7
Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão Hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi thực sự có ý nghĩa sâu xa.
Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.
Cuộc sống luôn vận động và con người trong cuộc sống luôn phải nương theo dòng chảy của nó. Sống trong chính cuộc đời, con người luôn phải có nhiều nỗi lo toan trăm bề mà trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao lại là một bực tranh hiện thực, trong bức tranh ấy người nông dân chân chất hiện lên, với những suy nghĩ, lo toan, tính toán cho tương lai và dưới cái nhìn của ông giáo. Và cũng cần xem xét lại tình cảm sâu sắc giữa lão Hạc và con chó vàng, phải chăng vì sự tồn tại hay vì bản thân mà con người chối bỏ đi tình cảm của mình…
Nhưng khi câu chuyện kết thúc với cái chết thương tâm của lão Hạc “thì cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì những tình cảm của con người vẫn tồn tại trọn vẹn, vẫn viên mãn, vẫn còn nhiều cái tốt để đáng sống, “nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác” rằng trong cuộc đời tồn tại một con người nhân nghĩa, biết lo xa, bất chấp bản thân mình để hi sinh, để thanh thản thì đó là một điều tốt, nhưng cũng vì hoàn cảnh, cũng vì cuộc sống không như ý muốn nên trên đời mất đi một con người tốt, đẹp đẽ, vậy có công bằng? Triết lý trong truyện đã khiến ta thêm suy nghĩ, phân tích cũng như có khả năng nhìn nhận được nhiều khía cạnh rất khác nhau, dưới những hình ảnh cũng không giống nhau của một sự vật, sự việc mà bản chất là những gì gần gũi với cuộc sống
Qua nhiều làn Lão Hạc nói đi nói lai về ý định bán cậu Vàng vì con chó và cũng là người bạn thân của Lão, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi con chó Vàng này là người bạn tri kỉ của lão, cũng là kỉ vật để lão nhớ về người con đang đi đồn cao su vì trước đây nó rất thương yêu con Vàng. Có thể thấy tình cảm của lạo với cậu Vàng là vô cùng to lớn, lão đã vô cùng khó khăn và đắn đo khi có quyết định bán nó. Sau khi bán cậu Vàng, lão cứ day dứt ân hận mãi vì già bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa một con chó. Cả đời ông già nhân hậu này đã nỡ lừa dối một ai bao giờ.
Xét về cử chỉ, bộ dạng lão Hạc khi nói với ông giáo chuyện bán chó: “Lão cố vui lên nhưng lại “cười như mếu” và đôi mắt lại ngân ngấn nước. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn ép lại với nhau xô cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lạo nghẹo về một bên và miệng lão móm mém như con nít, Lão hu hu khóc”. Các chi tiết ngoại hình thể hiện cho ta thấy một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, xót xa ân hận…
Lão Hạc chết vì muốn giữ mình vẫn là 1 người nông dân lương thiện, chết để bảo toàn mảnh vườn cho đứa con trai mà ông luôn tin rằng nó sẽ trở về, chết để ko làm phiền đến hàng xóm láng giềng, chết vì sợ ông sống sẽ phí phạm đến số tiền mà mình đã giành dụm cực khổ bao năm nay, chết vì để thoát khỏi cái xã hội phong kiến bức bách và đầy rẫy những thứ xấu xa và cũng có thể chết vì ân hận khi đã bán cho Vàng. Nhân cách cao quý của người nông dân Việt Nam chất phác, họ chết nhưng vẫn giữ được cái gọi là tự trọng, lòng thương con và sự lương thiện.
Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không giám vội vàng phê phán.
Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào. Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.
Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người, đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.
Suy nghĩ về cái chết của Lão Hạc - mẫu 8
Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Tác phẩm của ông đều gắn liền với số phận, hình ảnh của người nông dân khốn khổ. Tác phẩm "Lão Hạc" là một tác phẩm hay thể hiện cái nhìn nhân văn nhân đạo của tác giả Nam Cao dành cho nhân vật của mình, những người nông dân nghèo khổ, bần cùng của xã hội phong kiến.
Khi đọc xong truyện ngắn này nhiều người không khỏi bị ám ảnh bởi cái chết đau đớn, nhiều ám ảnh của nhân vật chính. Những suy nghĩ của ông lão đã khiến nhiều người đọc phải bật khóc cảm thương cho một người cha yêu con, sống đạo đức chuẩn mực không bị cái xấu, cái ác làm hoen ố đi danh dự và nhân phẩm của mình. Lão Hạc là người nông dân nghèo, dưới đáy xã hội lão "góa" vợ sớm có người con trai thì bị bắt đi làm tại đồn điền cao su của giặc. Một nơi nổi tiếng tàn ác "Cao su đi dễ khó về. Khi đi trai tráng khi về bủng beo"
Lão có một mảnh vườn là của nả, hương hỏa bao năm cha ông để lại là tài sản duy nhất mà lão có thể để dành cho con trai mình khi tới tuổi lập gia đình có chỗ nương thân. Lão không có gì nữa ngoài con chó, người bạn thân tri kỷ chia sẻ mọi vui buồn với lão. Lão coi con chó như con trai mình vậy đặt tên cho nó là cậu "Vàng".
Lão sống hiền lành không làm hại ai nhưng những kẻ có tiền có quyền trong cái xã hội ấy không cho lão được sống yên phận nghèo của mình. Khi gia đình Bá Kiến suốt ngày nhăn nhe muốn chiếm mảnh vườn của lão. Một tài sản lão quý hơn cả tính mạng mình. Năm lần bảy lượt chúng tìm cách gạ gẫm không được chúng bèn bày mưu hãm hại lão để có thể chiếm được mảnh vườn.
Không còn cách nào khác lão nghĩ tới cái chết. Chỉ có cái chết mới giải thoát lão khỏi cuộc sống cô độc, nghèo đói, khốn khổ này. Chỉ có cái chết mới giúp hắn giữ được mảnh đất tổ tiên hương hỏa này cho con trai lão. Nghĩ thế hắn bèn tìm cách hành động. Trước tiên lão phải bán con Vàng người bạn thân thiết của mình đi, bởi khi lão chết rồi thì ai chăm sóc nó, rồi nó cũng sẽ chết đói hoặc bị bọn bắt trộm chó làm thịt mà thôi.
Lão bán con Vàng như bán đi một phần linh hồn của mình vậy, lão đau đớn vô cùng.Rồi lão đi sang Binh Tư xin bả chó. Binh Tư là một tay chuyên trộm cắp vặt trong làng, và thường xuyên bắt trộm chó nhà khác bán lấy tiền nên trong nhà hắn lúc nào cũng sẵn thứ này. Khi thấy Lão Hạc sang xin bả cho Binh Tư tưởng mình có thêm đồng nghiệp làm nghề thất đức như mình nên cười ha hả còn chọc lão có vụ gì ngon thì chia cho hắn với. Nhưng hắn đâu ngờ rằng Lão Hạc sang xin bả chó cho chính mình.
Trước khi chết lão cũng lo lắng rất chu toàn. Lão sang nhà thầy giáo Thứ rồi nhờ thầy giữ hộ giấy tờ nhà, gửi tiền để nếu chẳng may lão có mệnh hệ nào thì lấy tiền đó lo ma chay, mua quan tài, bởi lão biết trong cảnh cả nước nghèo khổ, đói kém làm phiền hàng xóm cũng là cái tội. Lão cũng không muốn sau khi mình chết đi rồi không được chôn cất tử tế.
Một người nông dân ít học hành nhưng lại vô cùng nhiều văn hóa, lão ứng xử chuẩn mực, lương thiện, đạo đức hơn rất nhiều kẻ tưởng có học có chức có quyền trong xã hội mà vô đạo đức, bất lương. Rồi lão về nhà tự mình ăn bả chó để tìm tới cái chết. Một cái chết đau đớn, khiến cho người đọc cảm thấy nghẹn ngào theo từng trang viết.
Nam Cao đã vô cùng thành công khi khắc họa nhân vật Lão Hạc vô cùng thánh thiện, thanh bạch, một người nông dân nghèo nhưng lương thiện tử tế, một người cha thương con vô bờ bến.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 hay, ngắn nhất khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Tổng hợp 500 bài văn hay lớp 8 được chọn lọc từ những bài văn hay của Giáo viên và các bài văn đạt điểm cao của học sinh lớp 8 trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều