Top 50 Cảm nhận bài thơ Chiều tối (hay nhất)



Tổng hợp trên 50 bài văn Cảm nhận bài thơ Chiều tối hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 50 Cảm nhận bài thơ Chiều tối (hay nhất)

Bài giảng: Chiều tối - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Cảm nhận bài thơ Chiều tối

Quảng cáo

Dàn ý - mẫu 1

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả:

+ Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hóa của dân tộc.

+ Hồ Chí Minh để lại cho nước nhà một sự nghiệp văn học đồ sộ

- Giới thiệu tác phẩm:

+ Tác phẩm được trích trong tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác

+ Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng lớn lao của Hồ Chủ tịch

II. Thân bài

a/ 2 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh vật chiều tối.

- Hình ảnh:

+ Chim bay về rừng: chim không chỉ bay mà còn “mỏi” => gợi thời gian chiều tối

+ Mây trôi lững lờ trên bầu trời: “Trôi nhẹ” và “chòm mây” trong phần dịch thơ tuy giữ được sự thưthái của đám mây song nó lại làm mất đi lớp nghĩa cô đơn, lẻ loi của từ “cô vân” trong bản nguyên tác.

=> hé mở về cả cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác. Cuộc hành trình bị áp giải còn biết bao nhiêu là điểm đến, từ nhà tù này đến nhà tù kia và những điều trước mắt còn gian nan hơn nhiều, chưa biết rằng tương lai mình sẽ đi đâu về đâu, tương lai của dân tộc.

=> gợi không gian bao la, rộng lớn.

- Đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh: Thiên nhiên mang sắc thái giống con người.

+ Cánh chim mệt mỏi sau một ngày mưu sinh đang vội vã bay về rừng tìm nơi trú ngụ cũng như người tù cũng đã mệt nhoài sau những chặng đường dài lê bước.

+ Đám mây trở nên cô độc giữa bầu trời giống như người tù đang bơ vơ nơi xứ người.

Quảng cáo

b/ 2 câu thơ sau: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.

- Hình ảnh:

+ Cô gái xóm núi: đang trong công việc xay ngô, người thiếu nữ miền sơn cước hiện lên mang một sức sống phi thường, hăng say, trẻ trung. Con người không chịu sự chi phối của cảnh vật, xuất hiện giữa nơi núi rừng mênh mông, bạt ngàn nhưng không bị hòa lẫn với thiên nhiên mà chính bản thân cô gái trẻ trung này lại trở thành tâm điểm của cảnh vật.

+ Lò than: rực đỏ => hơi ấm của sự sống.

+ Hình ảnh người lao động trên đất Quảng Tây hiện lên khỏe khoắn, chăm chỉ, hăng say.

- Chữ “hồng” trong thi phẩm: Ánh hồng nơi bếp lửa, trái tim ấm nồng, tinh thần hăng say của người thiếu nữ hay cũng là sự lạc quan, yêu đời của chính tác giả. Sự hiện diện của chữ “hồng” được xem như là nhãn tự của bài thơ, như thổi vào hồn thơ một làn gió mới, một tinh thần mới, một nét đẹp mới => bóng tối đang dần buông xuống.

- Nghệ thuật:

+ Điệp ngữ vòng “bao túc”: tạo ra sự nối âm cùng âm hưởng của sự nhịp nhàng, liên hoàn những vòng quay của cối xay ngô. Vòng quay ấy lại có giá trị mở ra sự kiên trì, bền bỉ, công việc tuy vất vả, nặng nhọc là thế nhưng con người vẫn rất cần mẫn, hăng say.

+ Không dùng chữ tối nhưng vẫn tả được cảnh trời tối.

* Khái quát nghệ thuật được sử dụng trong cả tác phẩm.

- Sử dụng từ ngữ

- Bút pháp ước lệ tượng trưng: lấy mây điểm trăng; lấy động tả tĩnh, lấy cảnh vật để khắc tạc thời gian, nhấn nhá nỗi niềm con người.

- Nét cổ điển xen lẫn hiện đại:

+ Nét cổ điển: hình ảnh thơ; ngôn ngữ thơ; thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

+ Nét hiện đại: Không san sẻ nỗi buồn với thiên nhiên mà hòa hợp với thiên nhiên. Từ trong cái khó khăn, cơ cực mà toát lên phong thái ung dung, lạc quan cách mạng.*

* Liên hệ mở rộng (có thể đan xen vào bài viết).

III. Kết bài:

- Khái quát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

- Nêu cảm nghĩ cá nhân về bài thơ.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Dàn ý - mẫu 2

I. Mở bài:

Quảng cáo

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối trích Nhật ký trong tù

II. Thân bài: Nêu cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên

- Con người luôn hướng về thiên nhiên

- Cảnh chiều tối âm u, hiu quạnh, vắng vẻ

- Hình ảnh mang tượng trưng cho cảnh chiều tà

- Hình ảnh chòm mây gợi tả không gian mênh mông, rộng lớn

- Hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển, thơ mộng

- Qua hai câu thơ cảm nhận được ý chí, nghị lực của con người

2. Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống

- Những hình ảnh đời sống dân dã, đời thường

- Bức tranh gần gũi, quen thuộc, mộc mạc

- Hình ảnh con người lấn át hình ảnh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn nhưng vắng vẻ

- Thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến số phận của người lao động nghèo

- Ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người nghèo

- Bừng lên sức sống mãnh liệt của con người

3. Nghệ thuật

III. Kết bài: Khái quát cảm nhận của em về bài thơ một cách ngắn gọn

Quảng cáo

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã hy sinh biết bao nhiêu năm tháng cả cuộc đời để cống hiến cho Tổ Quốc. Người không chỉ là một người chiến sĩ Cách Mạng mà còn là một nhà thơ có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. Trong suốt những năm tháng bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, phải chuyển nhà giam nhiều lần, Bác đã bắt gặp những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Say lòng trước những vẻ đẹp ấy, Người viết lên bài thơ Mộ (Chiều tối). Bài thơ là khung cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp của con người lao động trong thời buổi lúc bây giờ. Đọc bài thơ, ta thấy được tinh thần ung dung, lạc quan, vẫn cảm nhận và rung động trước cái đẹp của Hồ Chủ Tịch dù đang phải sống trong ngục tù tối tăm, bẩn thỉu.

Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên chiều tà khi hoàng hôn buông xuống:

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

Bức tranh hơi phảng phất chút buồn, bởi nó không phải là một bức tranh của bình minh ngập tràn sức sống mà là bức tranh của buổi chiều tà, khi nắng đã tắt và mặt trời từ từ lặn mất đi. Đó là thời điểm những cánh chim phải tìm đường bay về tổ, về với gia đình của nó để nghỉ ngơi cho ngày mai được sải cánh bay lượn tiếp. Lẽ tất nhiên khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên mang màu sắc chiều tà đượm buồn như vậy thì thi nhân cũng sẽ mang nhiều tâm trạng. Ta chợt nhớ đến nỗi "sầu trăm ngả" của Huy Cận khi chứng kiến hoàng hôn buông xuống trong bài thơ Tràng Giang:

"Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"

Cánh chim đã mỏi mệt cũng như người tù đã mỏi chân sau cả một ngày dài phải chuyển nhà giam. Hoàng hôn buông xuống cũng là lúc con người, sự vật được nghỉ ngơi, là lúc con người ta cảm nhận được rõ tình cảnh của mình. Nếu như Huy Cận thấy mình "cô liêu" đơn độc giữa không gian mênh mông, rộng lớn thì Hồ Chí Minh lại thấy cô đơn, lẻ loi trong bốn bức tường. Trong lòng Người lúc này là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc. Ta không hề thấy yếu tố bi thương, bi lụy ở ý thơ, tác giả có nhớ nhà, nhớ quê hương, đất nước nhưng lại không quá sầu thảm, chỉ là một khoảnh khắc bày tỏ nỗi lòng mình. Chứ thi nhân vẫn luôn có khí thế ung dung, tự tại và hiên ngang với đất trời. Hai câu thơ sau cho thấy rất rõ điều đó.

Trong sự u ám của màn đêm buông xuống, Người vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động:

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

Hình ảnh con người lao động hiện lên trên nền một bức tranh thật sinh động, có hồn. Nhà thơ đã dùng màu sắc để khiến cho bức tranh tĩnh lặng ấy trở nên thu hút hơn. Cô gái miền núi cao với sự chăm chỉ, cần cù dù cho đã đến thời điểm cần được nghỉ ngơi cho thấy tinh thần hăng say làm việc, hăng hái lao động của con người thật đáng trân trọng. Có chăng Bác đã nhớ đến phẩm chất cần cù, chịu thương, chịu khó của những người con dân Việt Nam qua hình ảnh cô gái. Dù ở đồng bằng hay miền núi cao thì những nét phẩm chất đẹp đẽ không bao giờ mai một đi ở họ. Bắp ngô là biểu tượng của nền nông nghiệp, của sự ấm no, hạnh phúc. Người tin rằng chỉ cần có sự chăm chỉ, siêng năng thì chắc chắn sẽ được cuộc sống đền đáp, con người đang dành toàn bộ công sức của mình để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, đầy đủ hơn, ấm no hơn. Chỉ qua hai câu thơ mà ta thấy được tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, cháy bỏng của người tù. Dù trong ngục có u uất, đối ngược với hiện tại tươi đẹp ngoài kia như thế nào thì Bác vẫn sẽ nhìn vào những điểm tích cực để hy vọng về cuộc sống, về tương lai.

Bài thơ Chiều tối với 4 câu thơ nhưng đủ để nói lên phẩm chất của Bác cũng như phẩm chất của những người chiến sĩ Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Họ là những người không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh, đầu hàng trước số phận mà luôn tìm và hy vọng vào những thứ tươi đẹp của cuộc đời. Nhờ có những người như vậy mà đất nước ta mới có được hòa bình như ngày hôm nay.

Phong cách thơ Hồ Chí Minh cũng dứt khoát, thanh cao, lãng mạn và tích cực giống như phong thái đáng quý trọng của Người. Đọc thơ của Hồ Chủ Tịch, ta tự hỏi vì sao một con người luôn dốc lòng, khổ nhọc vì đất nước lại còn có thời gian thưởng thức cảnh đẹp, lại có một tâm hồn lãng mạn, bay bổng đến như vậy. Đó là bởi vì Người là vị lãnh tụ có một không hai của đất nước ta, cũng là một danh nhân văn hóa nổi tiếng trên Thế Giới mà không mấy đất nước nào có được!

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 2

Bị bắt ở Túc Vinh, Bác Hồ bị đưa đến nhà giam huyện Tĩnh Tây. Sau 42 ngày đêm bị hành hạ khốn khổ ở đây mà không được xét xử gì, đúng ngày “song thập” – quốc khánh nước Trung Hoa thời Quốc dân đảng – Bác bị chúng giải đi Thiên Bảo. Trong chặng đường từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, Bác làm 5 bài thơ, 5 lần ghi nhật kí. Qua những dòng “nhật kí” – thơ đó, có thể hình dung khá cụ thể tình cảnh của Người trong chuyến đi này. Bài thứ nhất Tẩu lộ (Đi đường) cho biết đây là đường núi cheo leo vất vả, cứ đi qua hết dãy núi này lại tiếp những dãy núi khác. Vậy mà mỗi ngày Bác phải đi đến năm chục cây số “trèo núi qua truông”, “dầm mưa dãi nắng” như Trần Dân Tiên đã kể. Tối đến, dừng lại trong nhà giam xã nào đó thì cái đêm “nghỉ ngơi” sau một ngày hành trình gian khổ ấy mới hảm hại. Cái “đêm ngủ ở Long Tuyền” hai chân Bác bị cùm chéo lại còn bị rét, rệp “giáp kích” suốt đêm. Đêm đầu tiên đến Thiên Bảo cũng khổ không kém. Sau một ngày đi bộ năm mươi ba cây số “áo mũ dầm mưa rách hết giày” đến nơi nghỉ thì cái nhà lao tương đối lớn mà Bác phải đi mấy ngày trời mới tới này không có được một chỗ ngủ yên cho người tù và Người đã phải “Ngồi trên hố xí đợi ngày mai”!

Mộ (Chiều tối) là bài thơ thứ ba trong chùm thơ 5 bài sáng tác trong chặng đường Bác bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Khác những bài kia, Mộ không kể chi những nỗi dọc đường mà là một bài thơ tức cảnh, một bức tranh chấm phá về thiên nhiên Bác gặp trên đường đi: nhan đề bài thơ đã thuyết minh thời điểm sáng tác, cái thời điểm nhà thơ cảm nhận thế giới xung quanh, nảy ra thi hứng. Đó là lúc “chiều tối”, đã suốt ngày “tay bị trói”, “cổ đeo xích”, bị giải đi “qua núi qua truông”…mà vẫn chưa được nghỉ. Và khi nghỉ đêm thì chắc chắn cũng tay trói chân cùm trong xà lim, trên rạ bẩn với muỗi rệp… Tức là, ở thời điểm “chiều tối” ấy, những đày đọa ban ngày cũng chưa qua và những đày đọa ban đêm sắp tới.

Bài thơ tứ tuyệt, như tên gọi, là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối, một cảnh tối vùng núi. Bố cục bài thơ cũng là bố cục bức tranh, một bố cục có tính chất cổ điển: hai câu đầu là mấy nét chấm phá dựng nên bức phông lớn làm nền cho cảnh chiều, hai câu sau là những nét đậm nổi bật lên trên bình diện thứ nhất, là trung tâm của bức tranh.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không.

Trong thơ, trong tranh xưa, và nói chung, trong thế giới thẩm mĩ cổ điển phương Đông, hình ảnh cánh chim bay về rừng đã ít nhiều có ý nghĩa biểu tượng, ước lệ diễn tả cảnh chiều. “Phi yến thu tâm”, “quyện điểu quy lâm”, những nhóm từ ấy thường gặp trong thơ chữ Hán. “Chim bay về núi tối rồi” (Ca dao), “Chim hôm thoi thóp về rừng” (Truyện Kiều), “Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan)… và bao nhiêu nữa, những câu thơ tiếng Việt xưa có cánh chim chiều. Dường như không có nét vờn vẽ mấy cánh chim xa xa, bức tranh chưa rõ là cảnh chiều. Thi sĩ Huy Cận, với cái nhìn rất thi sĩ cảm thấy bóng chiều tà như sa xuống từ cánh chim bay xa dần về phía chân trời và đã viết một câu thơ thật hay:

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Bài thơ của Bác Hồ mở đầu bằng cánh chim lấy từ thế giới nghệ thuật cổ điển phương Đông đó và chỉ với câu đầu, cái phong vị, cái không khí cổ thi đã khá rõ.

Câu thứ hai “Cô vân mạn mạn độ thiên không” được dịch thành thơ: “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”. Như vậy là bỏ đi chữ “cô” không dịch, còn hai chữ điệp âm mạn mạn thì dịch là nhẹ. Về chữ “cô”, trong tiếng Việt, từ gốc Hán này thường kết hợp với một tiếng khác thành một từ mới mà ý nghĩa “lẻ loi cô độc” có phần đậm hơn vì nó đứng trong hệ thống từ vựng Hán ngữ: cô độc, cô đơn, cô quả, cô quạnh, thân cô thế cô… Do đó, “cô vân” chỉ dịch là “chòm mây” theo chúng tôi là hợp lí. Không nên làm đậm thêm ý lẻ loi cô độc của chữ “cô” vốn không có gì đậm trong câu thơ chữ Hán của Bác. Đáng tiếc ít nhiều chăng là ở chỗ này, “cô” là chữ được sử dụng đậm đặc trong thơ Đường và mang dấu ấn thơ Đường rất rõ, bỏ đi sẽ không khỏi làm nhạt đi chút sắc màu Đường của bài thơ. Bỏ đi hai chữ láy âm “mạn mạn” cũng có cái thiệt thòi ấy. “Mạn mạn” là một trong rất ít những từ láy âm đặc biệt thường xuất hiện với mật độ cao trong thơ Đường, cũng như du du, xứ xứ, mang mang… và mỗi từ ấy có một sắc thái ý nghĩa riêng chỉ có trong thơ Đường. Cho nên, có nhà nghiên cứu bảo rằng, chúng nằm trong hệ từ vựng khép kín của Đường thi (Đọc Ngục trung nhật kí – Học tập phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhữ Thành). Thỉnh thoảng ta gặp du du, mạn mạn… trong thơ chữ Hán của Bác Hồ và đó là một dấu hiệu rõ rệt của chất Đường thi trong thơ của Bác. Câu thơ dịch không thể giữ lại được những từ ngữ có giá trị đánh dấu ấy của thơ Đường khiến cho màu sắc Đường ít nhiều giảm đi trong bản dịch, song điều đó khó tránh được trong việc dịch thơ.

Một đặc điểm quan trọng trong cấu trúc nghệ thuật thơ Đường mà nhà nghiên cứu gọi là mã nghệ thuật của nó là “quy sự vật ra thành một quan hệ xây dựng trên sự thống nhất lại bằng tư duy nhìn hiện tượng xét bên ngoài, về mặt giác quan, là mâu thuẫn” (Đọc Ngục trung nhật kí – Học tập phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhữ Thành). Cho nên, thi nhân đời Đường thường lấy động tả tĩnh, lấy chậm tả nhanh, dùng điểm vẽ diện, mượn sáng nói tối… Điều đó không chỉ thuộc về biện pháp thể hiện, bút pháp nghệ thuật mà còn như là thuộc về phương thức nghệ thuật, về tư duy thẩm mĩ, có cơ sở tiến triết học, lịch sử, xã hội của nó. Nói thơ Bác nhiều bài có dáng dấp thơ Đường, trước hết là ở chỗ này mà câu thơ đang nói đây là một biểu hiện rõ nhất.

Bác cảm nghe cái không gian bao la yên tĩnh của cảnh chiều muộn nơi rừng núi diễn tả cái bao la yên tĩnh đó bằng hình ảnh chòm mây một mình đang chầm chậm trôi lờ lững ngang qua bầu trời. Bầu trời chiều phải thoáng đãng, cao rộng, phải trong trẻo và yên tĩnh đến thế nào thì mới làm nổi bật lên hình ảnh chòm mây lẻ loi lưng trời, và mới thấy được nó đang trôi chầm chậm (mạn mạn) ngang qua (độ) bầu không mênh mông như vậy. Không gian mênh mông vô tận, thời gian như dừng lại, lắng xuống. Phải có một tâm hồn êm ả thư thái như thế nào mới có thể theo dõi một chòm mây trôi lơ lửng thong thả giữa bầu trời như vậy.

Chính những chữ “cô”, “mạn mạn” và bút pháp mượn điểm vẽ diện, lấy cái cực nhỏ diễn tả cái bao la, dùng cái di động thể hiện cái yên tĩnh làm cho câu thơ Bác trở nên rất Đường. Đường trong cấu trúc nghệ thuật, trong cả từ ngữ, chi tiết, hình tượng, âm điệu, tức là trong từng yếu tố. Do đó, chúng tôi chưa thấy có căn cứ để đồng ý với ý kiến cho rằng chỉ có “cấu trúc nghệ thuật của Bác lại rất Đường” (Nhữ Thành). Nhất là ý kiến đó không thật phù hợp với nhiều bài thơ, nhiều câu thơ của Bác, trong đó có những câu đang nói ở đây, đều đậm đặc những “yếu tố” Đường, đồng thời cũng rất tiêu biểu cho “cấu trúc thơ Đường”, mặc dù khi dịch ra câu thơ tiếng Việt chất Đường đã bị nhạt đi ít nhiều.

Hai câu đầu bài Mộ rất cổ điển, rất Đường thi. Một cảnh trời chiều thật thi vị, vừa cổ kính, vừa quen thuộc, thân thiết. Liệu tình cảm thiên nhiên, sự giao hòa với tạo vật của Bác còn cần phải chứng minh? Đó cũng là một yếu tố tinh thần truyền thống kết tinh vững bền trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng của thời đại.

Song trong thẳm sâu tâm hồn, hồn thơ Hồ Chí Minh, đâu phải chỉ có tầm hồn nghệ sỹ cổ điển. Trong tranh xưa vẽ cảnh chiều – tranh bằng tranh và tranh bằng thơ – cánh chim thường chỉ là một nét vẽ thuần túy có ý nghĩa thẩm mĩ, một nét nên thơ, nên họa cần thiết thêm vào để gợi cảnh chiều, thế thôi. Cũng có khi nhìn kĩ, đọc kĩ, có thể thấy cái hồn, cái thần toát lên từ nhiều nét chấm phá sơ sài và gợi cảm trong bức tranh không gian rộng lớn đó: cảm giác về sự xa xăm, phiêu bạt, chia lìa…

Hoàng Trung Thông khi thưởng thức một cách tâm đắc bài thơ Chiều tối của Bác Hồ, đã liên tưởng đến một bài thơ của Liễu Tông Nguyên đời Đường mà hai câu đầu là:

Thiên sơn điểu phi tuyệt

Vạn kính nhân tông diệt

Dịch nghĩa:

Nghìn non bóng chim bay đã tắt

Muôn nẻo, dấu người mất

Bài Độc tọa Kính Đình sơn của Lí Bạch cũng có hai câu trên là:

Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn

Dịch nghĩa:

Bầy chim cao bay hết

Chòm mây một mình trôi

Cả hai bài thơ đều là những nét chấm phá cổ điển gợi cảnh không gian bao la, với những cánh chim cao bay. Lí Bạch còn có chòm mây trôi nhàn nhã một mình lưng trời, cũng như trong bài thơ của Bác.

Song, có phải những cánh chim trong hai bài cổ thi trên đây đều bay mãi vào chốn xa xăm, vô tận vô cùng. Đường bay của chúng là vô tận: càng bay càng mất hút trong cõi tuyệt mù của bầu trời mênh mông. Hai câu thơ của Lí Bạch và Liễu Tông Nguyên đều kết thúc bằng tận hoặc tuyệt. Thi nhân xưa nhìn theo cánh chim bay mất hút và như đã cảm nghe cái mênh mang vô tận vô cùng của trời đất “Thiên địa chi du du” (Thơ Trần Tử Ngang)…

Trở lại câu thơ Bác Hồ: “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”. Cánh chim ở đây không chỉ là mấy nét vờn vẽ của một họa sĩ: dường như Bác không nhìn theo cánh chim bay về hướng rừng chỉ với cái nhìn thưởng thức thẩm mĩ của một người nghệ sĩ, mà nhiều hơn là với đôi mắt lưu luyến, trìu mến của một tấm lòng yêu thương, cảm thông đối với một biểu hiện của sự sống. Đây là những con chim có sự sống, có sinh hoạt nhịp nhàng hàng ngày của chúng. Chúng không “cao phi tận”, “phi tuyệt”, bay vào chốn vô cùng vô hạn để biến mất trong cõi hư không siêu hình, mà là những cánh chim “về rừng tìm chốn ngủ”, sau một ngày “lao động” chuyên cần mệt mỏi, ngủ để sáng hôm sau lại tiếp tục nhịp sống tuần tự của đời chim. Câu thơ 7 chữ mà có tới 4 động từ, trạng từ diễn tả hoạt động, trạng thái sinh hoạt của sinh mệnh chim (quyện, qui, tầm, túc). Đường bay, hoạt động bay ấy có mục tiêu cụ thể gần gũi: về rừng tìm cây để ngủ trong đêm. Câu thơ của Bác đã đưa cánh chim từ cõi hư không phảng phất ý vị siêu hình trở về với thế giới hiện thực sự sống hàng ngày, bình thường giản dị song bất diệt trên trái đất này.

Bác Hồ đã nhận xét có tính chất phê phán: “Cổ thi thiên ái nhiên tuyệt mĩ – Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp”. Song chính Bác là người có tấm lòng, có mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên. Dường như Bác sinh ra để làm chuyện hòa hợp với suối rừng, sống ở căn nhà sàn mây vách gió, giữa tiếng chim rừng, bông hoa núi… Có điều, lắm khi lòng yêu thiên nhiên đặc biệt đó không phải chỉ vì thiên nhiên đẹp, mà còn có gì nữa thật sâu xa. Nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định kể lại: Có lần anh định bẻ một cành lá để khỏi vướng ống kính, Bác vội ngăn lại: Bác thương cành lá. Khu nhà sàn trong phủ Chủ tịch có cây bụt mọc bị bệnh lá vàng đang lụi chết, Bác thương cái cây, Bác tự tìm cách chữa cho nó và cây đã xanh trở lại. Đàn cá rô trong ao vườn Bác thường ríu rít rộn ràng mỗi khi Bác ra với chúng, vì: “hàng ngày Bác vẫn gọi rô luôn”… Xuân Diệu đã nhận xét sâu sắc: “Sự yêu thương của Bác đã thành tấm lòng tạo hóa: Bác sống như trời đất của ta”.

Tình cảm thiên nhiên của Bác Hồ, trong chiều sâu chính là lòng yêu thương sự sống, cảm quan nghệ sĩ ở Bác chính là cảm quan nhân đạo. Cái đẹp là ở sự sống; phải chăng quan điểm thẩm mĩ ở Bác đã vượt xa thi nhân xưa? Người nghệ sĩ rất mực tài hoa đó trước hết là một con người. Và do đó là một nghệ sĩ lớn.

Câu thơ trong bài Mộ “Cô vân mạn mạn độ thiên không” là câu thơ Đường hơn cả trong bài thơ đậm chất Đường thi này. Nếu tách nó khỏi bài thơ, thì đúng là “đặt vào giữa tập thơ Đường, Tống cũng khó nhận ra” (Và cây đời mãi mãi xanh tươi, Quách Mạt Nhược). Nó rất gần với câu thơ Lí Bạch đã dẫn ở trên: Cô vân độc khứ nhàn. Nó làm gợi nhớ đến câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu: “Bạch vân thiên tải không du du”. Có gì có sức gợi cảm về cái bao la, trong trẻo, cái êm ả của trời thu hơn là hình ảnh chòm mây trắng trôi nhẹ giữa tầng không? “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – nhà thơ Việt Nam Nguyễn Khuyến đã điểm trúng cái thần mùa thu ở câu thơ này. Ở thơ Bác, cũng chòm mây dường như muôn thuở ấy nhưng dù là “khó nhận ra”, thơ Bác nếu để lẫn trong thơ Đường thơ Tống thì cũng không thể nhận ra, ngay cả khi câu thơ của Bác bị cắt rời khỏi bài thơ, tập thơ của Người. Chòm mây trong thơ Bác vẫn có chỗ khác, không để ý thì khó thấy, mà thật ra là rất khác xa thơ xưa.

Hình tượng áng mây trắng một mình giữa bầu không khí như là một mô típ nghệ thuật quen thuộc trong thơ xưa và ít nhiều mang một ý nghĩa biểu tượng riêng. Nó gợi nên cái cô độc thanh cao, cái đạo sống phiêu du thoát tục, đã từng hấp dẫn nhiều thế hệ nhà Nho xưa. Nhữ Thành còn cho biết, mấy chữ “không du du” trong thơ Đường có một ý nghĩa triết học không giống ý nghĩa thông thường của những chữ ấy: “Không du du: muốn đời lo lửng” (Nhữ Thành). Có lẽ cũng có thể nói như vậy về những chữ “bạch vân” (mà nhà thơ đại nho đại ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy làm bút hiệu, đạo hiệu…)

Trong câu thơ của Bác chòm mây trôi một mình giữa trời không có sắc thái ý nghĩa ấy, cái sắc thái vốn đã khá đậm trong câu thơ Lí Bạch có dáng dấp, thần thái của một tâm hồn phiêu diêu nhàn tản, đi một mình bên trên cuộc đời, “độc thiện kì thân độc kì hành đạo” cái đạo lánh đời. Câu thơ Bác có chữ “cô” mà không có chữ “độc”. Và chòm mây trong câu thơ của Người cũng không phải là ánh mây trắng ngàn năm phiêu diêu lơ lửng giữa bầu không mênh mông, nhuốm ý vị triết học siêu hình, như mang nỗi khoắc khoải mơ hồ của con người trước cõi hư không…trong câu thơ Thôi Hiệu. Không có căn cứ gì để gán cho hình tượng chòm mây trong thơ Bác một ý nghĩa tượng trưng nào đó. Đây chỉ là chòm mây quen thuộc trên bầu trời thế thôi. Nó gợi cảm rất nhiều vì cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của một chiều thu miền sơn dã.

Tác giả bài Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác (Hoàng Trung Thông) dường như muốn từ vị trí, cảnh ngộ của Bác trên đường giải đi lúc đó để lĩnh hội ý thơ của người nên cho rằng, cũng như con chim đi xa mệt mỏi tìm chỗ ở, tác giả (Bác Hồ – NKTT) cũng thế thôi, giải đi chiều đến rồi cũng mong có chốn nghỉ: vậy thì “làn mây che mặt trời” cũng uể oải (…) cũng muốn tìm chỗ trú ở chân trời. Mộ (Chiều tối) là lúc mặt trời lặn hoặc đang lặn vậy mà sao chòm mây lẻ đang trôi lơ lửng ngang qua bầu không gian bao la kia lại che khuất mặt trời đã trụt xuống chân trời được! Hẳn không phải vậy, mặt trời đã khuất (sau rừng), song những tia nắng cuối cùng vẫn lưu luyến trên bầu không và châm mây nhuốm nắng chiều bỗng nổi rõ trên bầu trời bao la. Bức tranh chiều ấy khoáng đãng, trong trẻo, nhẹ nhõm biết bao! Sao chòm mây một mình trôi lơ lửng lưng trời kia lại “uể oải”, “vội vã”, “nặng nề”. Câu thơ dịch không thể dịch từ kí âm “mạn mạn” – diễn tả sự di động rất thong thả trên bầu trời bao la yên ả mà thêm vào chữ “nhẹ: “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”. Câu thơ chữ Hán không có chữ nào có ý nghĩa nhẹ nhàng mà vẫn gợi lên cảm giác nhẹ nhõm thanh thoát, người dịch thêm vào chữ nhẹ là để truyền cái tinh thần nhẹ nhõm này, cũng được thôi! Cố gắng từ vị trí, cảnh ngộ của Bác để hiểu thơ Bác là đúng, song hiểu đúng tâm trạng của Người để từ đó hiểu ý thơ, không suy diễn chù quan thật không dễ. Thơ của Hồ Chủ Tịch thường chứng tỏ một điều là niềm vui và nỗi buồn của Người kể cả những sâu kín riêng tư lại nhiều khi không thể giải thích bằng những lí do cá nhân cụ thể. Biêt bao vần thơ trong Nhật kí trong tù cho thấy tâm hồn Bác Hồ lắm khi không hề phụ thuộc vào cảnh ngộ của riêng Người. Chính sự quên mình một cách tự nhiên khi cho nhiều khi tứ thơ thêm bừng sáng, bốc dậy cả bài thơ, thật bất ngờ; nếu đối chiếu với hoàn cảnh sáng tác cụ thể thì thấy lạ lùng dường như không hiểu nổi:

Mừng sáng nghe oanh hót xóm gần

Câu thơ “như một cánh chim loáng bạc bay sáng cả trời đất” (Đọc thơ Bác, Lưu Trọng Lư) đó là từ sau cái đêm “ngủ ở Long Tuyền” bị cùm chéo chân và rệp, rét hành hạ.

Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng

Bóng tối đêm tàn quét sạch không

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ…

Cái tứ thơ rất khỏe, rất lớn, có giọng anh hùng ca, “một nguồn cảm hứng lớn khiến cảnh bình minh chung trong một ngày bỗng có cái khí thế của cảnh bình minh chung trong một thời đại” (Đọc Nhật Kí trong tù, Hoài Thanh) lại từ trên đường giải đi rất sớm, những trận gió thu lạnh lẽo tới tấp quất vào mặt…

Nếu Bác nhìn theo cánh chim về rừng, chòm mây trôi lưng trời chỉ với đôi mắt người tù mệt mỏi mong được nghỉ ngơi làm sao có được những câu thơ “Thơ bay cánh hạc ung dung” nhường ấy! Hiểu như vậy e không đúng với tâm trạng Bác Hồ, cũng là chưa tới được chất người cộng sản Hồ Chí Minh và không hợp ý hợp tình, thần thái câu thơ. Hai câu đầu bài Mộ có cái bát ngát, cái trong trẻo, cái nhẹ nhõm êm ả mà không hề gợi cảm giác hoang vắng, quạnh hiu, càng không có màu sắc hư vô siêu hình. Đằng sau những câu thơ bình dị mà cao rộng khoáng đạt ấy là tâm hồn hết sức ung dung thanh thản của nhà thơ trữ tình. Làm sao những vần thơ đó lại không khác gì bài thơ Giang tuyết của Liễu Tông Nguyên, một bài thơ lẻ loi quá chừng, lạnh lẽo quá chừng (Hoàng Trung Thông)!

Hai câu thơ thật đẹp, vừa giản dị vừa tinh tế, cái đẹp của sự trong sáng cổ điển. Song cái đẹp thật sự của thơ Bác lắm khi không thể tìm thấy ở câu chữ, tức là ở trong thơ, mà thường phải tìm ở ngoài thơ. Nếu không chú ý hoàn cảnh cụ thể nảy ra thi hứng, thi tứ thì những câu thơ ấy cũng như những câu thơ đẹp cổ điển khác nói cảnh trời thu, cảnh hoàng hôn mà thôi. Đây không phải là thơ của Lí Bạch, của một Thôi Hiệu hay một Nguyễn Khuyến nhàn dật buông cần câu trên mảnh ao thu, một Bà Huyện Thanh Quan “Êm ái chiều xuân tới khán đài”… mà là của một người tù đang trên đường bị giải, “Tay bị trói, cổ đeo xích”, đã suốt ngày dầm mưa dãi nắng trèo núi qua truông hàng năm chục cây số “vẫn chưa được nghỉ…, đến lúc nghỉ ngơi vẫn bị đày đọa trong nhà lao địa phương, chắc hẳn vẫn tay trói chân cùm trên sàn xà lim bẩn thỉu lạnh lẽo…”. Và đặt trong hoàn cảnh sáng tác cụ thể oái oăm như vậy, bức tranh chiều thu êm ả kia sẽ hiện ra trước người đọc một ánh sáng khác. Những câu thơ rất thơ, có cái vị cổ điển toát lên phong thái “nhẹ nhàng thanh tịch rất ung dung” kia chẳng phải là một biểu hiện của một bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ kiên cường vĩ đại sao? Không có một nghị lực phi thường để vượt lên trên mọi dày vò thử thách, không có một tinh thần lạc quan kì diệu của con người hoàn toàn làm chủ bất kì hoàn cảnh nào dù cho khốc liệt đến mấy, để thực sự luôn luôn làm chủ bản thân, thật sự là người tự do, thì không có được những vần thơ bay bổng, trong trẻo ấm áp đến thế trong hoàn cảnh ấy. Đó chính là chất thép vĩ đại của con người cộng sản Hồ Chí Minh.

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Như một bức chấm phá cổ điển, bức tranh chiều tối của Hồ Chủ tịch có bố cục hài hòa, với những mảng xa gần, đậm nhạt rõ rệt. Nếu như hai câu đầu dựng lên tấm phông làm nền thì hai câu này làm nổi lên hình tượng trung tâm ở cận cảnh, là bình diện thứ nhất của bức tranh.

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” – Cô gái (bản dịch của Viện Văn học dịch là cô em làm cho câu thơ có giọng xa lạ với lời thơ của Bác trong nguyên tác) xóm núi xay ngô. Câu thơ thật giản dị, giản dị tới đơn sơ: 7 chữ song chỉ 4 từ, một câu trần thuật tối giản, một thông báo bình thường trong khẩu ngữ hàng ngày không miêu tả, lại dùng cả tiếng nói địa phương (bao túc: ngô, tiếng Quảng Tây). Điều mà phong cách cao quí của thơ cổ điển nói chung, thơ Đường nói riêng, rất kiêng kị.

Thơ Bác là thế! Từ dáng dấp cổ điển của Đường thi chuyển hẳn sang bút pháp hiện thực rất gần văn xuôi hiện đại. Nhà nghiên cứu kĩ, tinh sẽ chỉ ra một điều khá độc đáo là lắm khi chỉ một bài thơ bát cú, thậm chí tứ tuyệt của Bác, có tới hai hoặc ba “phong cách”, bút pháp “màu sắc thẩm mĩ”… mà biến hóa phóng túng, thoải mái, linh hoạt làm sao! Điều lạ là câu thơ có vẻ ít giọng thơ mà gần như một câu văn xuôi trần trụi ấy lại rất đẹp, lấp lánh sinh động lạ thường. Phải chăng vì hai tiếng thiếu nữ tự nó bao hàm sắc thái ‎nghĩa tươi mát trẻ trung? Vì âm điệu nhịp nhàng của câu thơ có láy âm sang câu sau, phù hợp với việc diễn tả xay ngô nhịp nhàng uyển chuyển?

Trong một bài tứ tuyệt, câu thứ ba, có một vị trí rất đáng chú ý. Đó là câu chuyển. Trong kết cấu bài Cảnh khuya, câu đầu rất lãng mạn, rất hiện đại, lãng mạn hơn cả “thơ mới” của Thế Lữ (tiếng hát trong như nước ngọc tuyền). Câu thơ thứ hai bỗng lộng lẫy vẻ đẹp cổ kính như một tấm sơn mài (Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa). Câu 3 và câu 4 chuyển sang khẩu ngữ thân mật bình dị hàng ngày. Khai – Thừa – Chuyển – Hợp khá cố định trong thơ cổ điển, nó không liền vần với ba câu kia mà có tư thế tương đối độc lập nêu ra để làm nổi bật ý thơ. Và vì vậy hình tượng cô gái xay ngô đã hiện ra nổi bật để làm trung tâm bức tranh. Với nét vẽ đậm khỏe đó, Bác Hồ đã đặt người con gái lao động ở vị trí chủ thể của thiên nhiên tạo vật và đẩy lùi ra phía sau, nền trời với cánh chim, chòm mây…Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, bức tranh sinh hoạt, từ trời mây chim muông chuyển sang con người và lại là con người lao động. Đó là xu hướng vận động của cấu trúc bài thơ, là logic của hình tượng thơ, phản ánh cái logic lớn của tâm hồn nhà thơ trữ tình.

Trong những bài thơ vịnh cảnh chiều nổi tiếng xưa cũng thấp thoáng bóng người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

…Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sùng mục tử lại cô thôn.

Song đó chỉ là những chấm phá ước lệ, những ngư tiều, canh mục được điểm xuyết trên tranh, lẫn với chim chóc, cỏ cây, hoa lá, và ngàn mai gió cuốn, dạm liễu dương sa… Có con người mà không có sự sống, và thật ra cũng chính thiên nhiên đây thôi! Đằng sau cảnh trời chiều nhuốm màu sương, hoài cổ sầu muộn ấy là nỗi niềm cô đơn của một tấc lòng tổ quốc, của một lữ thứ tha hương…Lời thơ hay, song sao mà hoang vắng quạnh hiu.

Bài Giang tuyết của Liễu Tông Nguyên dẫn ở trên cũng có bố cục giống như bài Mộ: hai câu sau cũng là hình ảnh con người ở trung tâm bức tranh:

Cô chu suy lạp ông

Độc điếu hàn giang tuyết

Ông ngư mặc áo tơi, đội nón lá một mình ngồi câu trên chiếc thuyền lẻ loi giữa dòng sông tuyết lạnh! Hai câu thơ chỉ mười chữ mà có tới bốn chữ có nghĩa lẻ loi, lạnh lẽo (cô, độc, hàn, tuyết), kết thúc bài thơ là hàn giang tuyết, đọc xong còn để lại cai dư vị “lẻ loi lạnh lẽo quá chừng”! Bài thơ cũng có nói đến chim bay, dấu chân người, có vẽ nên cả con người, song chim thì bay hết, dấu chân người cũng mất, chỉ còn bóng ông già câu cá như một chấm đen chết giữa nền “sông tuyết lạnh”. Cái nét chấm phá lẻ loi ấy chỉ càng làm bức tranh “sông tuyết” thêm lạnh lẽo mà thôi!

Từ chú tiều lom khom lẫn với cây cỏ dưới chân đèo Ngang, một ngư ông, một mục tử đang tìm về “cô thôn”, “viễn phố” để nhòa dần trong buổi chiều tối, hoặc “ông già” lẻ loi ngồi câu trên sông tuyết, đến cô gái xóm núi xay ngô sinh động, khỏe khoắn nổi bật giữa cảnh chiều, có sự khác nhau giữa hai phạm trù thẩm mĩ, hai thế giới quan của hai thời đại.

Lê Trí Viễn có nhận xét khá tinh về bản dịch hai câu thơ cuối của bài thơ Mộ này: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” dịch thành “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Trong chữ Hán không có chữ “tối” ấy, chỉ có “xay ngô”. Kể ra thì bài này tả cảnh chiều tối bên một xóm núi, sau khi tả cảnh chim bay về núi ngủ, cảnh mây trôi chầm chậm trên không, quay về xóm núi cô gái nhỏ xay ngô để chuẩn bị bữa tối mà thêm chữ “tối” vào, có gì là sai? Đúng là xay ngô tối nhưng đặt chữ tối mà tự nhiên nói đến, thời gian trôi dần theo cánh chim và lần này, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi, “ma bao túc”, lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì rực lên, nhịp câu thơ thứ tư là 4 – 3, nhịp ba ngắn, chấm dứt cho cả một sự vận động, chuyển động đúng với cái tối lúc đến nhanh, thu dần vào cuộc sống bên lò than, rồi tỏa cái ấm ra theo âm thanh nồng ấm của chữ hồng. Tất cả cái đó, chữ “tối” trong câu 3 và nhịp điệu 2 – 5 của câu 4 làm đi nhiều tấm lòng nâng niu, trìu mến, chút reo vui trước cuộc sống bình thường, nghèo khổ nhưng bình yên của người làm thơ đang bị giải đi trên đường.

Nói thêm về mấy chữ cuối câu thứ ba được lặp lại ở câu thứ tư: ma bao túc, bao túc ma…Thơ Bác, cả tiếng Việt, cả thơ chữ Hán không ít những trường hợp có láy âm. Ba âm tiết được láy trong bài Mộ vừa cho thấy sự tiết kiệm cao độ trong ngôn từ thi ca của Bác, một trong những biểu hiện có tính chất giản dị lạ lùng của thơ Người, vừa làm cho câu thơ có cái vòng quay của động tác xay ngô, cái nhịp nhàng uyển chuyển của cô gái lao động xóm núi. Và, kể cũng lạ, hai câu thơ đơn giản trần trụi kia lại như đã khắc họa nổi bật hình tượng người thiếu nữ lao động có một giá trị tạo hình, dường như có cả đường nét, hình khối, sáng tối…hẳn hoi, tất cả đều toát lên sự trẻ trung khỏe khoắn, sống động, đẹp và đáng yêu biết bao! Không phải là tưởng tượng chủ quan mà đó đúng là “một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn vất vả mà vẫn ấm cúng, mà vẫn đáng quí, đáng yêu”.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu phát biểu tâm đắc về chữ hồng kết thúc bài thơ. Trong một bài Đường thi tứ tuyệt hàm súc, chữ cuối cùng này thường có một sức nặng truyền cảm đặc biệt, nó góp phần quan trọng tạo nên cái dư vị, cái âm hưởng vang ngân của bài thơ. Chữ hồng kết thức bài Mộ thật tự nhiên mà thật bất ngờ. Bếp lửa hồng lên, nghĩa là buổi chiều tàn êm ả mà thời gian tưởng như không trôi đã đến lúc kết thúc để bắt đầu vào tối đêm, song không phải đêm tối âm u mà là ngọn lừa hồng ấm áp, bừng sáng.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 3

Nhật kí trong tù (1942 - 1943) tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Tâm hồn tha thiết yêu con người, đất nước bao nhiêu thì cũng thiết tha yêu thiên nhiên cuộc sông bấy nhiêu. Tâm hồn ấy trong những tháng ngày tù đày tăm tối luôn hướng về tự do, ánh sáng, sự sống và tương lai. Trên đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc lòng nhà thơ - người tù bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước thiên nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng. Cảm xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ. Bài thơ được sáng tác cuối thu 1942.

Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là cảnh hoàng hôn, hai câu sau là cảnh sinh hoạt.

Cảnh hoàng hôn trên con đường thanh vắng, thiên nhiên như ùa hồng thơ đang đón đợi:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

Bức tranh hoàng hôn đã được xác định thời gian lúc chiều đang trôi chậm và không gian là bầu trời bao la lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần. Phía xa là cánh chim bay mải miết về tổ, trên cao là chòm mây trắng lẻ loi trôi lơ lửng. Thiên nhiên được miêu tả với vài nét chấm phá nhưng đã gợi ra khung cảnh bát ngát, trong sáng êm đềm của hoàng hôn vùng rừng núi. Thiên nhiên có vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng nhưng quạnh quẽ đượm buồn. Vẻ đẹp ấy rung cảm bởi tâm hồng xao xuyến yêu thương của Bác.

Hai câu thơ sử dụng bút pháp chấm phá miêu tả, nhất là cách sử dụng thi liệu mang đậm sắc cổ điển: lấy cánh chim biểu tượng cho hoàng hôn, còn hoàng hôn thì biểu tượng cho nỗi buồn, nhất là đối với người tha hương càng gợi thêm nỗi buồn xa xứ, lòng thương nhớ cố hương, Thôi Hiệu viết:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

(Hoàng Hạc lâu)

Và người đi trên đường xa trong cảnh hoàng hôn ấy dễ cảm thấy cô đơn và chạnh lòng.

Bài thơ có cách cảm thụ thế giới quen thuộc của thơ xưa, thiên nhiên như đồng cảm với tâm sự của con người. Hình ảnh con chim sau một ngày kiếm ăn vất vả như ẩn dụ hình ảnh người tù mỏi mệt sau một ngày đường bị áp giải. Chòm mây buồn như ẩn dụ tâm trạng cô đơn buồn bã của tù nhân.

Tứ thơ cổ điển mà vẫn hiện đại, vì thiên nhiên với con người có sự đồng cảm chứ không đồng nhất. Thiên nhiên mệt mỏi còn có chốn nghỉ, cô đơn mà được tự do, còn người tù không biết đi về đâu và mất tự do không biết đến bao giờ. Nên nhà thơ đang khao khát tự do và một mái ấm gia đình. Tả cảnh mà chứa tình, hàm ý sâu xa, đó là vẻ đẹp hàm súc dư ba của thơ cổ điển.

Tóm lại, hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn, vì "người buồn cảnh có vui đến đâu bao giờ"

Buồn vì xa Tổ quốc, buồn vì bị bắt từ oan, buồn vì mất tự do không biết đến bao giờ. Nhưng trước vẻ đẹp của cảnh ấy lòng người ít nhiều cũng tìm được niềm vui thư thái.

Điểm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là chỉ miêu tả không gian với hai hình ảnh đang vận động: cánh chim bay và chòm mây trôi nhưng diễn tả được sự luân chuyển của thời gian: chiều đang trôi chầm chậm về đêm.

Không gian thay đổi, khung cảnh sinh hoạt của một bản làng miền núi được mở ra một cách tự nhiên:

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng

Hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển, nhưng hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại được ghi bởi bút pháp hiện thực. Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui. Riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do thì cảnh ấy trở nên vô cùng hấp dẫn, quý giá, thiêng liêng, vì nó lệ thuộc về thế giới tự do. Chỉ có ai đã từng trải qua những cảnh đời đau khổ đầy giông bão mới thấy hết giá trị của từng phút giây cảnh đời bình yên. Do đó bức tranh đời sống trở thành nguồn thơ dạt dào, thể hiện niềm xao xuyến, sự rung động mãnh liệt hồn thơ.

Lò lửa hồng là hình ảnh nổi bật trung tâm của bức tranh thơ, làm nổi rõ hình ảnh của cô gái. Nó sưởi ấm bức tranh thiên nhiên hiu hắt, lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Vậy là, hình ảnh cuộc sống con người là điểm hội tụ vẻ đẹp bài thơ, tỏa sáng ánh và hơi ấm xung quanh. Hình ảnh lò lửa hùng hực đặt bên cạnh cô gái tạo ra vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cảnh thơ. Hoàng Trung Thông cho rằng chữ hồng là nhãn tự của bài thơ là vì vậy. Ý thơ cuối khỏe, đẹp bộc lộ niềm vui, lòng yêu đời, yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan của Bác.

Như vậy hai câu thơ là sự quan sát của người đi đường nhưng là cái nhìn của người đang khao khát tìm về cuộc sống bình yên giản dị. Thế nên khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người giữa miền sơn cước, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng. Không phải ngoại cảnh tác động đến con người mà chính cảm xúc của con người trùm lên ngoại cảnh. Thiên nhiên đẹp nhưng chưa đủ mang đến niềm vui. Cuộc sống đẹp đã mang đến niềm vui chan chứa. Điều ấy đã thể hiện phẩm chất nhân văn cao đẹp của nhà thơ.

Nguyên tác chữ Hán không có từ tối, bản dịch thơ thừa từ. Không miêu tả đêm tối mà vẫn cảm nhận được là nhờ ánh lửa lò than. Lấy ánh sáng để làm nổi bóng tối, nghệ thuật là ở đó.

Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui... đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở ỗ trong những tháng ngày đau khổ nhất.

Bài thơ Chiều tối có sự hài hòa giữa phong cách cổ điển với hiện đại, giữa thiên nhiên với tâm hồn. Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn. Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người; luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tinh thần lạc quan trong gian khổ.

Bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 4

     Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài viết Hồ Chủ tịch - hình ảnh của dân tộc có nói đại ý: Hồ Chủ tịch là Người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người đi làm cách mạng. Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa, hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm.

     Chiều tối là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường khổ ải ấy, một chiều kia. Người chợt nhận thấy cánh chim chiều.

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ"

     Câu thơ không giản đơn chỉ tái hiện cảnh vật mà còn bộc lộ cảm nhận của nhà thơ. Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao nói chắc được mục đích của chim là về rừng tìm chốn ngủ, như thế ở trong lòng chim mà ra? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy là trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi. Câu thơ tương phản với hình ảnh chòm mây cô đơn ở dưới:

"Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

     Câu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ hơn so với nguyên tác Hán. Nó bỏ mất chữ cô trong cô vân, nghĩa là chòm mây cô đơn, trơ trọi rất có ý nghĩa. Hai từ trôi nhẹ cũng không lột tả được ý của mấy chữ mạn mạn độ. Bới vì độ là hoạt động nhằm đi từ bờ này sang bờ kia, ví như độ thuyền đi từ thuyền sang sông, độ nhật ở cho qua ngày, độ thiên không là chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia, con đường của mây mới xa vời và vô hạn biết chừng nào! Còn mạn mạn là dáng vẻ trì hoãn, chậm chạp. Chòm mây cô đơn đi từ chân trời này sang chân trời kia, mà lại còn chậm chạp, trì hoãn nữa thì không biết bao giờ mới tới nơi? Và hiển nhiên khi trời tối nó vẫn còn lửng lơ bay giữa tầng không, là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm đừng! Trong hình ảnh ấy hẳn còn gửi gắm tình cảm thương mình cô đơn sốt ruột và khao khát có một mái nhà. Chỉ hai câu thơ mà vừa tả cảnh vật, vừa tả cảnh người, tả tình người. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển.

     Nếu hai dòng đầu đã nói tới chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn chưa biết dừng nơi nào, thì hai câu thơ của bài thơ sau hiện diện một chon ngủ của con người:

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng."

     Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ tối lộ liễu trong khi thi pháp thơ cổ chỉ muốn người đọc tự cảm thấy chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực tiếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ. Nhưng đó là cái khó của người dịch. Điều đáng chú ý là một cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình thường, dân dã: Cô em xóm núi xay ngô hạt, ngô hạt xay xong, bếp đã hồng. Cô em, bếp lửa, tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong, bếp đỏ hồng lại tượng trưng . Cho công việc và nghỉ ngơi. Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Điều chú ý thứ hai là trong nguyên tác chữ hồng là ấm, nóng chứ không phải là đỏ, càng chứng tỏ điều nhà thơ nghĩa đến là sức ấm nóng, chứ không phải sáng hồng. Bếp lạnh, tro tàn là tượng trưng cho sự cô quạnh, lẻ loi. Điều chú ý thứ ba là nhà thơ đứng ở núi như thế, y như thể đứng gần gũi bên cạnh. Lại nữa, nhà thơ phải đứng rất lâu mới thấy được cảnh thời gian trôi trong câu: Cô em xóm núi xay ngô hạt - Ngô hạt say xong bếp đã hồng? Đây chỉ là bài thơ trên đường. Vậy đó chỉ là cảnh tưởng tượng trong tâm tưởng, trước xóm núi bên đường xuất hiện như là biểu trưng của mái ấm gia đình, nơi đoàn tụ của những người thân thuộc. Cái kết này tuy không sáng bừng lên màu hồng lạc quan của cách mạng như ái đó hiểu, cũng vẫn ấm áp tình người làm cho nỗi lòng người vơi bớt nỗi cô đơn. tĩnh mịch. Cùng với hình ảnh ấy, một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình thấp thoáng đâu đó. Nếu ta chú ý tới bài thơ trước này là bài Đi đường.

"Đi đường mới biết gian lao        

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng."

     Một con đường vô tận, và bài sau đó là bài Đêm ngủ ở Long Tuyền:

     Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân. Món Gà năm vị: tối thường ăn, thừa cỏ rét, rệp xông vào đánh, oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần. Thì ta sẽ thấy sự xuất hiện khung cảnh gia đình kia là rất dễ hiểu. Nó chứng tỏ trái tim của nhà cách mạng vẫn đập theo những nhịp của con người bình thường gần gũi với mọi người.

     Nghệ thuật của bài thơ là một nghệ thuật gián tiếp cổ điển, nói cảnh để nói tình. Hình ảnh trong thơ cũng là tâm cảnh. Nếu chỉ phân tích nó như một bức ranh hiện thực đơn giản, chắc chắn ta sẽ rời xa thế giới nội tâm phong phú của nhà thơ.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 5

     Chiều tối là một trong những bài thơ tức cảnh sinh tình tinh giản nhất mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong Nhật ký trong tù. Thơ của Bác thường là vậy, thoạt nhìn xem tưởng không có gì sáng tạo, vẫn chỉ là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong lối đường thi:

"Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ

Cho mây trôi nhẹ giữa từng không"

     Thực ra, đó là hình ảnh tích cực trong mắt của người tu thi sĩ khi chiều tối nơi núi rừng.

     Chiều tối là lúc mà ánh sáng ban ngày chưa tắt hẳn. Lúc ấy, giữa chốn núi rừng không có chân trời, chút ánh sáng còn sót lại của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy thấp thoáng nơi đỉnh trời. Một cách tự nhiên, con mắt của nhà thơ ngước lên cao và nhận ra cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ nơi vòm cây.

     Cảnh vật cứ thế mà buồn, buồn man mác khi chiều tàn. Đây là giờ phút của sự sum họp, của mọi người sau ngày làm việc mệt mỏi quay quần bên gia đình nhưng, Bác lại chẳng thể có được cảm xúc ấm áp đó. Mang trong mình nỗi đau khổ sai, tù tội lại tha phương trên đất khách quê người nên chắc hẳn nỗi nhớ nhà da diết đang giày vò chủ thể trữ tình. Trong lòng Người, không lúc nào làm nguôi đi nỗi nhớ quê hương…

     Tuy nhiên, thơ của Hồ Chí Minh vẫn có một điểm rất độc đáo: mạch thơ, hình ảnh thơ cũng như tư tưởng thơ ít khi tĩnh lại mà thường vận động một cách đầy khỏe khoắn và bất ngờ, hướng về sự sống và ánh sáng:

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

     Nếu như nói về cảnh thì sự chuyển cảnh trong Câu thơ này cũng rất đỗi tự nhiên. Khi đêm đã buông xuống, tấm màn đen của nó đã bao trùm lên toàn cảnh vật thì nhà thơ chỉ có thể hướng tầm nhìn về phía có ánh sáng. Đó chính là ánh sáng soi tỏ hình ảnh một cô thôn nữ xay ngô để chuẩn bị bữa cơm chiều.

     Ở câu thơ thứ ba, người dịch đã thêm chữ “tối” không có trong nguyên tác. Từ này không sai nhưng lại làm cái tinh tế của bài thơ mất mát đi ít nhiều. Nó vừa làm lộ ý thơ, vừa khiến cho nội dung kém đi sự gợi mở.

     Lê Chí Viễn còn phát hiện ra thêm một điểm vô cùng tinh vi ở chỉ là một nhà cách mạng kiệt xuất mà còn là một nhà thơcâu thơ này. Đảo ngữ “ma bao túc”, “bao túc ma hoàn” khiến cho câu thơ trở nên thật hấp dẫn và đặc biệt. Thời gian trôi tình theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay ngô cuối của người thiếu nữ, quay mãi, quay mãi và đến khi cô ấy phải dừng lại thì lò than đã rực hồng, nó dịch lên một thứ ánh sáng tuyệt đẹp. Thứ ánh sáng tỏa ra từ phía lò than kia không chỉ là thứ ánh sáng thắp lên trong đêm tối tăm, mịt mù mà còn là ánh sáng của niềm tin, của hy vọng mà Bác vẫn luôn luôn tin tưởng và gửi gắm. Đọc thơ Bác, buồn nhưng vẫn tràn ngập niềm tin và hy vọng có lẽ là vì vậy.

     Hai câu thơ đầu là cảnh buồn, cảnh chiều muộn với hình ảnh cánh chim và con người đều mỏi mệt trước giờ khách tàn lụi nhưng hai câu thơ sau lại là một niềm vui, một niềm tin háo hức, mong chờ qua hình ảnh đúng lửa hồng. Chỉ một hình ảnh nhỏ nhưng lại có thể cân chỉnh cả bài thơ, khiến cho bài thơ sáng rực lên sự ấm áp. Sự sống, ánh sáng và niềm vui của con người được hiện lên ở trung tâm của bức tranh được nhà thơ vẽ ra đã tỏa sáng, xua tan cái cô quạnh, cái mệt mỏi của cảnh chiều nơi núi rừng.

     Nguyễn Du đã từng nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Chân lý ấy khá ứng với hai câu thơ đầu tiên. Nhưng ở hai câu thơ này, ta phải nhấn mạnh rằng do cảnh buồn nên người cũng muốn buồn theo. Tuy vậy, ở hai câu thơ sau thì niềm vui đã quay trở lại. Sự hy vọng, niềm tin thông qua hình ảnh gọi lửa hồng đã khiến cho bài thơ trở nên vui tươi và rạo rực hơn hẳn…

     Thế mới biết mọi niềm vui, nỗi buồn của Bác Hồ đều gắn bó với niềm vui, nỗi buồn của đất nước. Quyền hành nỗi bất hạnh của riêng mình, của tù ngục, khổ đau, Bác vẫn đau đầu lo cho nước nhà…

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 6

     Một tác phẩm hay là tác phẩm hàm chứa giá trị tư tưởng sâu sắc. Ở đó, ta không chỉ thấy được tài năng của người viết mà còn chứa đựng cả một tâm hồn, một cốt cách của thi nhân. Bài thơ Chiều tối là một bài thơ như thế, Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của đất nước, một nhà thơ của dân tộc mang một tình cảm lớn lao với Tổ Quốc đã viết nên những vần thơ chạm vào đáy hồn nhân thế. Mà có lẽ, bài thơ còn giá trị cho đến tận mãi về sau.

"Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

Chòm mây nhẹ giữa tầng không" 

     Sau ngày dài kiếm ăn, từng đàn chim nối đuôi nhau trở về nơi rừng mong tìm chốn nghỉ ngơi. Cánh chim mỏi mệt đập nhẹ giữa không trung trong buổi chiều tàn. Chòm mây cô độc trôi lững lờ giữa khoảng không vô định, cảnh vật tuy nhẹ nhàng nhưng mang một nỗi buồn man mác. Lạ kì thay, là cảnh buồn hay chính nơi tâm hồn người tù nhân cũng đang ưu sầu nơi chốn xa quê hương. Thời khắc của ngày tàn cũng là khi màn đêm buông xuống, đây là lúc người ta tạm gác mọi công việc để trở về nơi gia đình quây quần bên bữa cơm gia đình. Phải chăng ngay lúc ấy, Bác cũng đang khát khao được đứng nơi đất nước mình, được cùng nhân dân, cùng những người con dân tộc sum họp. Vậy mà, thực tại muôn nỗi khó khăn, bởi vậy mà cảnh cũng đeo sầu, đám mây cô độc,cánh chim mỏi mệt là những hình ảnh ẩn dụ cho những lúc yếu lòng, cảm thấy cô đơn, lẻ loi của Người nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ quê hương da diết trong tâm khảm nhà thơ, càng cô độc bao nhiêu thì nỗi nhớ lại càng lớn bấy nhiêu. Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, tâm trạng của Bác được bộc lộ rõ rệt. Cảnh và tình tuy hai mà một - người mang nỗi niềm, cảnh cũng chẳng thể nào vui.

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

     Không gian sinh hoạt mở ra thật giản dị. Người con gái xay ngô giữa bầu trời đêm bình yên đến lạ kì. Giữa bao nhiêu cái kì vĩ, lớn lao khác, Bác lại nhìn về cảnh lao động - xay ngô tối. Chắc hẳn, Bác đã rất trân trọng cái khoảnh khắc này, trân trọng sức lao động của con người trong mỗi khoảnh khắc của thời gian. Phải có một tâm hồn tinh tế, nhà thơ mới có thể nhận ra được vẻ đẹp rất đỗi bình dị trong đời sống như thế. Đó là vẻ đẹp của con người giữa cuộc đời thiếu thốn, tuy vất vả mà rất đỗi ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Hình ảnh con người lao động hoà hợp với vẻ đẹp thiên nhiên làm cho bức tranh chiều tối dường như ấm áp hơn, sinh động hơn. Đem đến sức sống cho cảnh núi rừng, dù buồn nhưng tràn trề nhựa sống. Dường như, đó là khát khao hướng tới sự sống, hướng tới những điều tốt đẹp, ước mơ vươn tới tự do cho muôn người, sống trong gian khổ tù đày ta lại càng trân trọng cuộc sống lao động. Từ "hồng" trở thành nhãn tự, là trung tâm của bài thơ. Ngọn lửa không đơn thuần chỉ là một sự vật, mà nó là biểu tượng cho ngọn lửa của cách mạng, ngọn lửa của tình yêu hoà bình. Ngọn lửa xua tan đi màn đêm lạnh giá, xua tan đi những nỗi mệt mỏi của ngày dài, xưa tan nỗi trầm tư trong lòng người tù cách mạng. Ngọn lửa hồng thắp lên niềm tin vào một tương lai tốt đẹp cho dân tộc, hơn hết là sự bình yên trong lao động của nhân dân.

     Đọc bài thơ, ai cũng sẽ có riêng cho mình những suy ngẫm. Với em, bài thơ không chỉ cho em thấy được tình yêu Tổ Quốc của Bác, mà qua đó càng trân trọng hơn cuộc sống lao động của những con người chân chất giản dị, thêm trân trọng cuộc sống tự do hoà bình mà thế hệ chúng em hôm nay có được. Từ đó, càng kính yêu Bác Hồ với tấm lòng bao la rộng lớn, thêm tự hào về hồn thơ lớn của dân tộc. Đồng thời, cho em bài học về thái độ sống trước cuộc đời, trong bão bùng gian lao, trước những gian khó, thử thách của cuộc sống vẫn giữ vững niềm tin, hướng tới ngọn lửa hồng, hướng tới một tương lai đầy hi vọng. Thử thách của hiện tại dù khiến bản thân áp lực nhưng không thể làm ta gục ngã, mệt mỏi có thể chùn chân nhưng không được lùi về phía sau, hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở phía sau bạn. Hãy giữ vững tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 7

     Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh là bài thơ thể hiện bức tranh hoàng hôn và bức tranh miêu tả người thiếu nữ lao động vô cùng tươi đẹp. Bài thơ được tác giả Hồ Chí Minh viết trong những ngày tháng bị bắt giam tại nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch khi bị áp giải chuyển từ nhà giam này tới nhà giam khác.

     Bài thơ "Chiều tối" chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ nhưng lại miêu tả hai bức tranh hoàn toàn khác nhau. Đó là bức tranh thiên nhiên và bức tranh con người hoàn toàn đối lập. Thông qua bài thơ ta thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn bị giam cầm, tù đày nhưng tác giả Hồ Chí Minh vẫn thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống của mình.

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không."

     Trong hai câu thơ này tác giả Hồ Chí Minh đã miêu tả bức tranh cảnh chiều tà, hoàng hôn vô cùng buồn bã, thể hiện sự vội vã của những cánh chim muốn tìm về tổ ấm của mình sau một ngày mệt mỏi tìm kiếm thức ăn, mưu sinh. Những cánh chim nhỏ nhoi đối lập với bầu trời bao la, mênh mông thể hiện sự cô đơn của cảnh vật, thể hiện một nỗi buồn man mác trĩu nặng trong lòng.

     Trên bầu trời xanh bao la đó những chòm mây đủng đỉnh trôi vô định, đối lập với sự vội vã của những cánh chim mệt mỏi kia. Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng hoang sơ, hiểm trở, của vùng sơn cước vô cùng đẹp nên thơ lãng mạn, có chim, có mây, nhưng lại gợi lên một chút buồn khiến tâm trạng của người đọc cảm thấy cô liêu.

     Trong hai câu thơ này tác giả Hồ Chí Minh đã tinh tế khi sử dụng bút pháp cổ điển vô cùng điêu luyện, lấy cánh chim làm biểu tượng cho cảnh chiều tà, hoàng hôn. Và lấy cảnh hoàng hôn thể hiện cho nỗi buồn trong lòng của mình. Bởi con người khi nhìn thấy cảnh hoàng hôn luôn gợi lên một nỗi buồn nhè nhẹ trước cảnh ngày sắp tàn, ánh nắng biến mất dần và màn đêm bao phủ gợi lên sự cô liêu. Trong hoàn cảnh của tác giả Hồ Chí Minh lúc này thì khó lòng người có thể vui được bởi người đang chịu cảnh mất tự do, chân tay bị gông cùm, xiềng xích, bị áp giải đi đường cả một ngày trời mệt mỏi. Trong trái tim của tác giả còn nặng chứa những nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai một nỗi buồn mỗi khi nghĩ tới quê hương đất nước, khi quê hương còn đang chịu khiếp thuộc địa làm nô lệ lầm than.

     Thiên nhiên và con người lúc này như có sự đồng cảm bởi thiên nhiên, cánh chim, chòm mây đều thể hiện một nỗi buồn sau một ngày dài mệt mỏi. Con người mất tự do không biết mình sẽ bị áp giải tới đâu và về đâu. Sự mệt mỏi về tinh thần và thể xác của một người tù.

     Trong tâm trạng của tác giả còn thể hiện nỗi buồn vì phải rời xa quê hương tổ quốc thân yêu của mình. Trước cảnh đẹp của núi rừng sơn cước những người vẫn không thể nào vui vẻ thư giãn được. Tuy nhiên trong hai câu thơ tiếp theo, không gian bức tranh phong cảnh:

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

     Hai câu thơ tiếp theo này thể hiện bút pháp "nhãn tự" của tác giả Hồ Chí Minh, khi nhà thơ dùng từ "hồng" để làm "nhãn tự" cho mình. Một hình ảnh cô thiếu nữ lao động miệt mài tới khi trời tối khuya những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt cô thể hiện một nét đẹp giản dị nhưng thu hút lòng người về người con gái chăm chỉ làm việc.

     Cô gái xay ngô bên lò than hồng quên cả trời tối thể hiện một bức tranh vô cùng sinh động, tươi đẹp của cuộc sống gia đình ấm cúng, hạnh phúc, no đủ yên vui. Bức tranh đời sống này làm cho bài thơ trở nên sống động, mang màu sắc tươi vui rung động lòng người. Một bức tranh sinh hoạt ấm áp.

     Hình ảnh lò lửa hồng chính là một hình ảnh trung tâm, là nhãn tự của bài thơ làm cho cô gái trở nên rõ ràng tươi nét hơn. Lò lửa hồng cũng sưởi ấm cả bài thơ với những nét vẽ trầm buồn trước đó, làm nên sự bứt phá mới trong thơ của Hồ Chí Minh. Lò lửa hồng đỏ rực bên cạnh một cô thôn nữ đang chăm chỉ làm việc, lao động nhiệt tình hăng say làm cho bài thơ trở nên nổi bật trẻ trung hơn, nhiều sức sống hơn. Đồng thời qua đây thể hiện sự lạc quan của tác giả Hồ Chí Minh, dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng tác giả vẫn nhìn cuộc sống vô cùng tươi trẻ đầy tinh thần lạc quan vào tương lai.

     Bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh chính là một bài thơ kết hợp tài tình giữa hai phong cách cổ điển và hiện đại, giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ đã xây dựng hai bức tranh thiên nhiên và con người vô cùng tươi đẹp hoàn toàn đối lập nhưng lại tương trợ lẫn nhau. Thông qua bài thơ ta thêm ngưỡng mộ tác giả bởi người có tinh thần vô cùng lạc quan, có một trái tim giàu cảm xúc với thiên nhiên và cuộc sống.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 8

"Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ"

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, một nhà chính trị kiệt xuất, một con người đầy trách nhiệm mà còn là một thi nhân có trái tim ấm áp. Những vần thơ Bác viết luôn chất chứa những nỗi niềm và tâm tư của một người vì nước, vì dân. Một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất tinh thần và phong cách Hồ Chí Minh, đó là bài thơ Chiều tối (Mộ).

Chiều tối là bài thơ số 31 trong tập thơ nổi tiếng Nhật ký trong tù. Bài thơ được viết năm 1942 trong một lần chuyển lao của Bác.

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa, tầng không"

Bức tranh thiên nhiên hiện lên vương chút buồn thi vị. Cánh chim trời sau ngày dài đập cánh, bay đi kiếm ăn cũng mỏi mệt trở về nơi rừng sâu tìm chốn nghỉ ngơi. Giữa khoảng không rộng lớn của đất trời, cánh chim nhỏ bé chao nghiêng dẫu có mỏi mệt, nhọc nhằn vẫn cố gắng vươn mình bay về tìm nơi nương náu. Cánh chim chiều về mang cả một nỗi sầu khắc khoải khôn nguôi. Phải chăng cánh chim ấy cũng chính là đôi chân của người tù chốn ấy, vẫn miệt mài từng bước tìm con đường giải phóng cho quê hương, vẫn khát khao ngày được trở về đặt chân trên đất mẹ thân yêu. Người tù ấy dẫu cho có đau đớn, mỏi mệt vẫn chưa bao giờ thôi khao khát được tự do, được sải cánh bay như cánh chim chiều giữa thế giới bao la.

"Tầng mây trôi nhẹ giữa tầng không"

Thời khắc của hoàng hôn gợi biết bao nỗi buồn xa xăm, đặc biệt là đối với những người mang nỗi sầu xa xứ. Lúc này đầy, dường như nỗi lòng thi nhân đượm bao nỗi buồn khôn tả. Bởi thế, mà cảnh trong mắt Người gợi buồn, gợi nhớ biết bao. Cánh chim chiều mỏi mệt, áng mây cô độc, bơ vơ trôi nhẹ giữa tầng không. Cảnh đẹp mà yên bình đấy nhưng sao đượm buồn đến thế. Phải chăng vì chính lòng người mang nặng nỗi sầu thương, bởi:

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Con người dù mạnh mẽ và lý trí đến đâu cũng sẽ có những lúc yếu lòng, mỏi mệt. Bác cũng thế, chiều về là thời điểm mà ai cũng quây quần bên bữa cơm gia đình áp áp, vậy mà một mình người đang cô độc nơi tù ải xa xôi, chốn đất khách quê người sao mà khỏi thiết tha, sao mà không chạnh lòng được cơ chứ? Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết dường như đang cuộn trào trong tâm khảm thi nhân.

“Thiếu nữ xóm núi xay ngô tối
Ngô vừa xay xong lò than đã đỏ”

Từ bức tranh thiên nhiên rộng lớn nhưng lạnh lẽo, thấm đượm nỗi buồn, Bác đã hướng sự chú ý đến bức tranh cuộc sống bình dị mà ấm áp vùng sơn cước. Hình ảnh người thiếu nữ xay ngô không chỉ gợi ra những nhịp vận động đầy khỏe khoắn mà còn khắc họa vẻ đẹp của con người, họ đẹp trong chính công việc lao động bình dị. Bức tranh chiều tối được nhìn từ xa đến gần, từ không gian rừng núi rộng lớn tĩnh mịch đến không gian làng bản nhỏ bé nhưng ấm áp tình người. Cũng chính hơi ấm nơi cuộc sống bình dị ấy đã thắp lên trong tim người thi sĩ tình yêu cuộc sống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Từ “hồng” trong câu thơ cuối được coi là nhãn tự của bài thơ, không chỉ thắp sáng cả bài thơ mà còn thể hiện được tinh thần lạc quan, niềm tin mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng vào tương lai của đất nước.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn mà cô đọng, giàu giá trị biểu cảm. Điều đặc biệt tạo nên giá trị của bài thơ không chỉ từ nội dung giàu tính nhân văn mà còn từ nét đẹp trong nghệ thuật biểu hiện. Đó là sức mạnh biểu đạt tình cảm của ngôn từ, là sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu cổ điển và tinh thần hiện đại. Đó là sự vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, tả cảnh ngữ tình.... Bài thơ đã thực sự trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc đóng góp vào thành tựu đồ sộ của nền văn học nước nhà.

Chiều tối không chỉ thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu thiết tha với cuộc đời của người thi sĩ mà bộc lộ tinh thần lạc quan, yêu đời ngay trong nghịch cảnh của người chiến sĩ, nhà cách mạng Hồ Chí Minh.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 9

“Nhật kí trong tù” được xem là tập thơ thể hiện rõ nhất tâm hồn người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. “Chiều tối” được Người sáng tác vào cuối thu năm 1942 khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ, bài thơ thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng ý chí, tinh thần thép của Bác ngay trong hoàn cảnh tù đày, xiềng xích mất tự do.

“Chiều tối” là bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn đến hài hòa giữa mang đậm phong vị cổ điển và tinh thần hiện đại. Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã phác họa bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà đầy sinh động, gợi cảm qua hình ảnh cánh chim mỏi mệt và đám mây cô đơn:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không

Dịch thơ:

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Chiều tà là khoảng thời gian dễ khắc sâu vào lòng người nỗi cô đơn, trống trải nhất đặc biệt là đối với người nữ khách tha phương. Bức tranh thiên nhiên chiều tối được Bác gợi mở với hình ảnh cánh chim mỏi mệt đang tìm về chốn ngủ, là đám mây trắng đơn độc trôi vô định giữa tầng không rộng lớn của bầu trời. Với một vài nét chấm phá, Bác đã mở ra trước mắt người đọc cả một khung cảnh rừng núi rộng lớn, choáng ngợp nhưng lại tịch mịch, quạnh quẽ khi hoàng hôn. Dường như thiên nhiên đã có sự đồng điệu, hòa quyện làm một với tâm trạng con người hay chính con người đã làm cho bức tranh thiên trở nên đượm buồn, tràn đầy cảm xúc như Nguyễn Du từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”?

Cánh chim mỏi mệt và đám mây cô đơn vốn là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển, trong bài thơ Chiều tối, Bác Hồ đã sử dụng những thi liệu đậm màu sắc cổ điển ấy để làm cầu nối thể hiện nỗi buồn xa xứ, tâm trạng cô đơn của người cộng sản khi phải lưu lạc nơi đất khách. Hình ảnh cánh chim mỏi mệt như ẩn dụ cho những mỏi mệt về thể xác của người tù cộng sản khi phải thực hiện chuyển lao liên tục suốt một ngày dài, đám mây cô đơn lại liên tưởng đến tâm trạng cô đơn, lạc lõng của Bác nơi đất khách.

Hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng nhưng vắng lặng, đượm buồn. Đến hai câu thơ sau Bác lại hướng ngòi bút của mình đến bức tranh của đời sống ấm áp, rực sáng giữa vùng sơn cước vắng lặng, cô đơn:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Dịch thơ:

(Cô em xóm núi xay ngô tối’
Xay hết, lò than đã rực hồng)

Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô không chỉ gợi ra cái khỏe khoắn của con người trong công việc lao động mà còn phản chiếu bức tranh đời sống bình dị mà ấm áp, yên vui. Trong cảm nhận của người tù cộng sản, ánh sáng của lò than, hơi ấm của cuộc sống vô cùng thiêng liêng, quý giá, nó mang đến hơi ấm cho người cộng sản nơi đất khách, hơn nữa chính sự sống giản đơn, bình dị ấy đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để vượt qua xiềng xích của hiện tại và hướng đến một tương lai tươi sáng.

Chữ “hồng” được coi là nhãn tự của bài thơ bởi sự xuất hiện của lò than rực hồng đã xua đi bóng tối và sự lạnh lẽo của khung cảnh rừng núi trong hai câu thơ trước và thắp lên ngọn lửa của niềm tin, của hi vọng. Hai câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu cuộc đời và sự lạc quan của Bác ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thử thách nhất.

Qua bài thơ Chiều tối, người đọc không chỉ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống sinh động, tràn đầy cảm xúc mà còn xúc động trước một tâm hồn đẹp, một nghị lực phi thường và một tình yêu cuộc sống tha thiết nơi Bác.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 10

Nhật kí trong tù tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Tâm hồn tha thiết yêu con người, đất nước bao nhiêu thì cũng thiết tha yêu thiên nhiên bấy nhiêu. Trên đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây lòng nhà thơ bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước thiên nhiên đẹp. Cảm xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ.

Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên, hai câu sau là bức tranh sinh hoạt. Trên con đường thanh vắng, thiên nhiên như một hồng thơ đang đón đợi:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

Bức tranh hoàng hôn đã được xác định thời gian lúc chiều đang trôi chậm. Và không gian là bầu trời bao la lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần. Phía xa là cánh chim bay mải miết về tổ. Trên cao là chòm mây trắng lẻ loi trôi lơ lửng.

Thiên nhiên được miêu tả với vài nét chấm phá. Nhưng đã gợi ra khung cảnh bát ngát, trong sáng êm đềm của hoàng hôn vùng rừng núi. Thiên nhiên có vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng nhưng quạnh quẽ đượm buồn.

Hai câu thơ sử dụng bút pháp chấm phá miêu tả. Nhất là cách sử dụng thi liệu mang đậm sắc cổ điển. Lấy cánh chim biểu tượng cho hoàng hôn, còn hoàng hôn thì biểu tượng cho nỗi buồn. Nhất là đối với người tha hương càng gợi thêm nỗi buồn xa xứ, lòng thương nhớ cố hương, Thôi Hiệu viết:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. (Hoàng Hạc lâu)

Và người đi trên đường xa trong cảnh hoàng hôn ấy dễ cảm thấy cô đơn và chạnh lòng. Tóm lại, hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn. Vì ‘‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Buồn vì xa Tổ quốc, buồn vì bị bắt tù oan. Buồn vì mất tự do không biết đến bao giờ. Nhưng trước vẻ đẹp của cảnh ấy lòng người ít nhiều cũng tìm được niềm vui thư thái.

Điểm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là chỉ miêu tả không gian với hai hình ảnh đang vận động. Cánh chim bay và chòm mây trôi. Nhưng diễn tả được sự luân chuyển của thời gian: chiều đang trôi chầm chậm về đêm.

Không gian thay đổi, khung cảnh sinh hoạt của một bản làng miền núi được mở ra một cách tự nhiên:

Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng

Hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển. Nhưng hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại được ghi bởi bút pháp hiện thực. Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui. Riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do thì cảnh ấy trở nên quý giá, thiêng liêng.

Lò lửa hồng là hình ảnh nổi bật trung tâm của bức tranh thơ, làm nổi rõ hình ảnh của cô gái. Nó sưởi ấm bức tranh thiên nhiên hiu hắt. lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh lò lửa hừng hực đặt bên cạnh cô gái tạo ra vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cảnh thơ.

Như vậy hai câu thơ là sự quan sát của người đi đường. Nhưng là cái nhìn của người đang khao khát tìm về cuộc sống bình yên giản dị. Thế nên khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người giữa miền sơn cước, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng.

Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn. Từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui… Đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác. Thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất.

Bài thơ Chiều tối có sự hài hòa giữa phong cách cổ điển với hiện đại, giữa thiên nhiên với tâm hồn. Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn. Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc. Một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 11

Theo Nhật ký trong tù, trên đường chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà ngục Thiên Bảo, Bác làm năm bài thơ mà Chiều tối là bài thứ ba trong chùm thơ đó. Như tên gọi, bài thơ là bức tranh vẽ cảnh hoàng hôn.

Chiều tối này không giống như bất kỳ chiều tối nào. Đây là cảnh chiều tối qua đôi mắt của người tù Hồ Chí Minh “tay bị trói, cổ đeo xích” đang bị lính áp giải ngang qua một vùng sơn dã. Ngày đã hết mà người tù vẫn phải cất bước. Nhà giam mới còn xa, nỗi vất vả còn nhiều. Bài thơ hình thành trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

(Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.)

Chim bay về tổ là biểu tượng được dùng để diễn tả cảnh hoàng hôn thường thấy trong thơ cổ điển, nhưng cánh chim ở đây không chỉ là một nét vẽ bình thường. Dường như lúc chiều tối người tù ngước mắt nhìn lên bầu trời, chợt thấy cánh chim mỏi mệt đang cố bay về tổ ấm và chòm mây chầm chậm trôi ngang lưng trời. Cái nhìn của nhà thơ không đơn thuần là cái nhìn thưởng thức mà còn gửi vào đó sự lưu luyến, trìu mến của một tấm lòng yêu thương vô hạn. Cánh chim nhỏ bé kia như có linh hồn, có đời sống riêng tư. Cả ngày kiếm ăn vất vả, chiều tối nó mệt mỏi trở về rừng tìm nơi trú ngụ để sớm mai lại bay đi. Người tù cũng mỏi mệt sau một ngày vất vả lê bước đường trường. Có sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương sâu xa của Bác dành cho mọi sự sống trên đời.

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Nguyên văn chữ Hán đẹp như một câu thơ Đường: Cô vân mạn mạn độ thiên không. Chòm mây này không có sắc thái phong lưu, nhàn tản, gợi nên sự cô độc thanh cao như trong thơ cổ: Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu) mà nó chỉ đơn giản là chòm mây lãng đãng trôi trên nền trời lúc bóng chiều đang sẫm lại, tô thêm vẻ mênh mông, êm ả của buổi chiều tối nơi rừng núi. Phải có một tâm hồn ung dung, thư thái thì người tù mới có thể tạm quên sự đau đớn của thể xác để dõi theo một cánh chim, một chòm mây giữa bầu trời lúc hoàng hôn như vậy.

Chòm mây ấy khiến không gian trở nên vô tận và thời gian như ngừng trôi. Hơn thế, chòm mây cũng như đang mang tâm trạng của con người. Nó cô đơn và lặng lẽ, ẩn chứa nỗi buồn trong cảnh chia lìa: cánh chim mải miết bay về rừng xanh, còn chòm mây trôi nhẹ như muốn ở lại giữa tầng không bát ngát.

Cảnh chiều tối nơi sơn dã là như vậy. Cánh chim nhỏ nhoi, chòm mây cô độc. Chim bay, mây trôi. Bầu trời bao la không giới hạn. Người xưa cho đó là cách lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh, rất tinh vi. Tuy bài thơ không tả màu sắc, âm thanh mà người đọc vẫn cảm thấy khung cảnh rừng núi lúc chiều tối thật âm u, hiu quạnh. Hai câu thơ thấm thía nỗi buồn vì cảnh buồn và người buồn, vì cánh chim bay về tổ gợi niềm ước mong sum họp, chòm mây đơn độc lơ lửng trên không trung gợi thân phận lênh đênh trôi dạt nơi đất khách quê người, vì không biết tới bao giờ người tù mới được tự do như cánh chim và chòm mây kia?!

Tuy vậy, hai câu thơ trên cũng thể hiện bản lĩnh kiên cường của người tù thi sĩ, bởi vì nếu không có ý chí, nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể viết những câu thơ về thiên nhiên sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thân phận tù đày.

Đến hai câu thơ cuối, bức tranh chiều tối bỗng có những nét chấm phá bất ngờ: Giữa rừng núi, âm u, một lò lửa bỗng rực hồng, soi sáng hình ảnh thiếu nữ đang chuẩn bị bữa ăn tối cho gia đình:

Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.

(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.)

Nếu trong hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra qua những nét vẽ phần nào mang tính chất ước lệ thì ở hai câu thơ này, hình ảnh người phụ nữ lao động lại được tác giả miêu tả chân thực và sinh động. Bài thơ chuyển từ bức tranh thiên nhiên thành bức tranh đời sống. Đấy là xu hướng vận động trong cấu trúc của bài thơ, là logic hình tượng thơ và nó cũng phản ánh cái lôgích lớn trong tâm hồn tác giả. Điều lạ là những câu thơ tả thực gần như văn xuôi ấy lại có một sức sống lạ thường.

Sức sống ấy toát lên từ hình ảnh khỏe khoắn của người thiếu nữ hay từ ánh lửa rực hồng của lò than ?! Hình ảnh cô gái xay ngô trở thành trung tâm của bức tranh. Với nét vẽ đậm, khỏe, nhà thơ đã đặt con người vào vị trí chủ thể, đẩy lùi cảnh vật ra phía sau làm nền. Tư thế của cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh và cuộc sống lao động càng trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao! Nó đem lại cho người tù hơi ấm của sự sống cùng niềm vui và hạnh phúc trước cuộc sống bình dị của những con người tuy vất vả mà tự do.

Trời sắp tối. Buổi tối là thời khắc sum họp gia đình nhưng kẻ lữ thứ là người tù vẫn chưa biết dừng chân nơi đâu. Người tù đã quên nỗi cô quạnh, u buồn của cảnh ngộ mình để chia sẻ với niềm vui nho nhỏ đời thường của người dân lao động, với bếp lửa hồng nơi xóm núi. Khi màn đêm buông xuống, cảnh vật thu dần vào một điểm là lò than đỏ rực rồi tỏa hơi ấm theo âm thanh nồng đượm của chữ hồng. Chữ hồng kết thúc bài thơ thật tự nhiên mà cũng thật bất ngờ. Nếu hình dung cả bài thơ là một bức tranh thì chính cái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa chấm lên đó đã mang lại thần sắc cho toàn cảnh, dường như nó làm tăng thêm niềm vui và sức mạnh cho người tù đang cất bước trên con đường xa thẳm.

Hình ảnh cô gái và bếp lửa hồng gợi tả cảnh gia đình sum họp. Thấp thoáng trong những hình ảnh ấy là ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của con người đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương đất nước. Đấy là tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường. Bài thơ đã vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa rực hồng, ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân của một con người vĩ đại.

Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu xưa cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã đời thường), ở đây chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, cho nên rất cô đọng và hàm súc.

Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả vừa gợi cảm (quyện điểu, cô vân). Chữ hồng trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là con mắt của thơ (thi nhãn) hoặc là nhãn tự (chữ có mắt). Với chữ hồng, bài thơ không còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa, mà chỉ thấy màu đỏ đã ánh lên trong bóng đêm, trên thân hình và công việc quen thuộc của cô sơn nữ đáng yêu kia.

Chiều tối có vẻ đẹp giản dị mà sâu sắc. Bài thơ diễn tả phong cảnh thiên nhiên và đời sống một cách chân thật, hàm súc, đồng thời thể hiện một khía cạnh vĩ đại của tâm hồn Hồ Chí Minh Ià lòng nhân ái đạt đến độ quên mình. Người làm thơ trong tình cảnh khốn khó vẫn để tâm hồn mình hướng tới thiên nhiên cùng niềm hạnh phúc đơn sơ của con người. Vàng nào đổi được phút giây xúc động trước cảnh chiều tối như phút giây này của trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh?!

Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh - mẫu 12

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà văn hóa, một anh hùng dân tộc, một vị cha già của đất nước mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Người đã để lại cho đời một khối lượng thơ ca đồ sộ phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách và sâu sắc về tư tưởng. Thơ Bác vừa hay bởi cách gieo vần, vừa đẹp bởi chính hồn thơ, chính tinh thần “thép” trong thơ. Và Chiều tối là bài thơ tiêu biểu của Bác, đó là bài thơ thể hiện sự thành công khi kết hợp giữa nét cổ điển và tinh thần hiện đại

Hai câu thơ mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên núi rừng rộng lớn, vắng lặng với cánh chim mỏi mệt đang bay về tổ dưới chòm mây nhẹ trôi:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Cánh chim và chòm mây là hai hình ảnh thường xuất hiện trong những câu thơ chiều xưa và nay. Đây là hai hình ảnh chỉ không gian nhưng đã gợi những liên tưởng về thời gian. Quãng thời gian chiều tối thường là lúc đoàn tụ, khi mọi người hối hả trở về đoàn tụ với gia đình nhưng cũng là khi con người ta thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để trở về. Giữa không gian rộng lớn dường như con người và cảnh vật đều như đã nghỉ ngơi thì những chòm mây vẫn nhẹ nhàng trôi hững hờ không nghỉ càng làm nổi bật sự yên bình nơi rừng núi lúc chiều tối.

Chòm mây ấy cũng giống như Bác, đang trong chốn lao tù, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây cô đơn, lặng lẽ và Bác cũng lặng lẽ, cô đơn xen vào đó là chút băn khoăn trăn trở không biết tương lai sẽ đi đâu về đâu của người tù nơi đất khách quê người. Nhưng có lẽ chỉ người có lòng yêu nước nồng nàn như Bác thì mới thể ung dung, bình tĩnh, lạc quan vượt lên mọi sự giam cầm về thể xác để hòa mình vào thế giới thiên nhiên, mây trời ở ngoài kia.

Với câu thơ bảy chữ, Bác đã vẽ ra một cảnh chiều tối âm u, hoang vắng, mênh mông, cô quạnh đến yên ắng, êm ả đến lạ. Đồng thời ẩn sau những câu thơ người đọc thấy được ý chí vượt lên khó khăn với niềm khát khao, mong ước được tự do như mây trời, được quay trở về với quê hương, được hòa mình và sống hết mình với thiên nhiên vạn vật. Bức tranh miêu tả thiên nhiên mà còn có cả phần hồn – cái hồn của con người hòa mình vào thiên nhiên ở trong đó.

Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều tối nơi rừng núi, bỗng có sự xuất hiện của con người:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng)

.Trong bức tranh thiên nhiên rộng lớn, yên bình như trong thơ cổ hình ảnh cô em xóm núi xuất hiện như một điểm sáng, làm cho bức tranh sôi động, tươi vui hơn. Bức tranh là sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người với những công việc hàng ngày trong cuộc sống như tô đậm, khắc họa hơn nét đẹp, nét đáng quý của những người dân lao động. Con người trong thơ Bác là con người lao động và cũng là trung tâm của bài thơ. Cô gái hiện lên với vẻ đẹp của người dân lao động cần cù, khỏe mạnh, tràn trề sức sống.

Hình ảnh “lô dĩ hồng” là hình ảnh bình dị của đời sống làm bừng sáng, xua đi cái lạnh lẽo nơi núi rừng bởi lửa là tượng trưng cho sự sống, như ánh sáng chiếu rọi cuộc sống sinh hoạt của con người. Đối với người tù đày như Bác, hình ảnh lò than đã rực hồng như sưởi ấm trái tim nơi chốn tù lao lạnh lẽo, cô đơn, đem lại cho người sự ấm áp, niềm vui và hạnh phúc bình dị thường ngày. Một lần nữa ta nhận ra cái nhìn trìu mến hướng về sự sống của Người. Người quên đi nỗi khổ của chính bản thân mình để chia sẻ với người dân tự do tự chủ. Bánh xe thời gian đang lăn dần từ chiều tà đến đêm khuya bởi ba từ “ma bao túc” được điệp vòng ở câu cuối. Sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng vừa diễn tả vòng quay không dứt của động tác xay ngô vừa diễn tả dòng lưu chuyển của thời gian.

Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại, giữa vẻ đẹp giản dị mà sâu sắc. Bài thơ đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên và đời sống một cách chân thực, hàm súc đồng thời thể hiện tình yêu, sự gắn bó với con người, thiên nhiên cùng lòng nhân ái đạt đến mức quên đi bản thân mình của Hồ Chí Minh. Người làm thơ trong thời gian bị giam cầm nơi chốn ngục tù mà vẫn để tâm hồn vẫn hướng về thiên nhiên với niềm khát khao về ngày được tự do.

Nhà văn Nam Cao đã viết: “Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được.”, để nói rằng, con người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân. Nhưng ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng đau đáu nỗi lo cho dân tộc, cho đất nước, vẫn luôn dành có phút giây quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp của vị lãnh tụ, người cha già vĩ đại của dân tộc

Bài thơ Chiều tối đã thể hiện được tâm hồn Bác, con người dù trong đau khổ trong xiềng xích vẫn vững niềm tin phía trước, vẫn giữ tinh thần thép trong cuộc sống. Đồng thời thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước và ý chí sắt đá của người chiến sĩ.

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chieu-toi.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên