5+ Dàn ý Bài ca ngất ngưởng (hay, ngắn gọn)



Tổng hợp Dàn ý Bài ca ngất ngưởng (của Nguyễn Công Trứ) hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Dàn ý Bài ca ngất ngưởng (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Bài giảng: Bài ca ngất ngưởng - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng - mẫu 1

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Công Trứ: một nhân vật lịch sử nổi tiếng in đậm dấu ấn không chỉ trong văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, thơ văn ông phản ánh nhân sinh và thế sự sâu sắc

- Bài ca ngất ngưởng là một trong số những bài hát nói tiêu biểu thể hiện tài năng, chí khí và ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ

II. Thân bài

1. Cảm hứng chủ đạo

- “ ngất ngưởng” : thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã.

⇒ tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.

⇒ Phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ, Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình, kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình và khi đã nghỉ hưu.

2. 6 câu đầu

Quảng cáo

- “ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: thái độ tự tin khẳng định mọi việc trong trời đất đều là phận sự của tác giả ⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ.

- “Ông Hi Văn…vào lồng”: Coi nhập thế là việc làm trói buộc nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng

- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:

    + Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược)

⇒ Tài năng lỗi lạc xuất chúng: văn võ song toàn

    + Khoe danh vị, xã hội hơn người:Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên

⇒ Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang văn vẻ toàn tài.

⇒ 6 câu thơ đầu là lời từ thuật của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng

Quảng cáo

3. 10 câu tiếp

- Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân:

    + Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

    + Đi chùa có gót tiên theo sau.

⇒ Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng

    + Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch với quan điểm của các nhà nho phong kiến.

⇒ Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng

- Quan niệm sống:

    + “ Được mất ... ngọn đông phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian

    + “Khi ca… khi tùng” : tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .

Quảng cáo

    + “ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục ⇒ sống không giống ai, sống ngất ngưởng

⇒ Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả

4. 3 câu cuối

    + “ Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: Sử dụng điển cố , ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Hàn Kì, Phú Bật…

⇒ khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng. Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành.

    + “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”

⇒ Tuyên ngôn khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Đối với ông, ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài

5. Đặc sắc nghệ thuật:

- Vận dụng thành công thể hát

- Giọng điệu thơ hóm hỉnh, trào phúng

- Sử dụng điển tích, điển cố

III. Kết bài

- Khẳng định những nét tiêu biểu nhất về nội dung và nghệ thuật của Bài ca ngất ngưởng

- Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân

Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng - mẫu 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Công Trứ: là một nhà văn có tính cách "Ngông".

- Giới thiệu chung về "Bài ca ngất ngưởng".

2. Thân bài:

a. Cảm hứng chủ đạo

- Tập trung vào từ “ngất ngưởng”

+ Tên nhan đề

+ Lặp lại bốn lần trong bài thơ

=> Nghĩa đen: chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngả

=> Nghĩa bóng: cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu, gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ.

b. Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan (sáu câu thơ đầu)

- “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc
đời (những việc trong vũ trụ đều thuộc trong phận sự của ta).

- Trong Nguyễn Công Trứ, quan niệm ấy gắn liền với ý tưởng "tu, tề, trị, bình", với chí làm trai và chủ nghĩa anh hùng mà ông đeo đuổi với tất cả lòng tin tưởng, lạc quan
trong suốt cuộc đời.

- “Ông Hi Văn…vào lồng”:

+ Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng” => diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ => cách nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhà Nho đương thời

+ Coi nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.

- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:

+ Tài năng: Giỏi văn chương (khi thủ khoa), Tài dùng binh (thao lược)

=> Tài năng lỗi lạc, xuất chúng: văn võ song toàn

+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên

=> Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn vẻ toàn tài.

=> Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài
từ, phóng khoáng, khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì lí tưởng.

c. Quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu (mười câu thơ tiếp theo)

- Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân:

+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.

+ Đi chùa có gót tiên theo sau.

=> Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần và ngất ngưởng

+ Bụt cũng nực cười: thể hiện hành động của tác giả là những hành động khác thường, ngược đời, đối nghịch với quan điểm của các nhà nho phong kiến.

=> Cá tính người nghệ sĩ mong muốn sống theo cách riêng

- Quan niệm sống:

+ “Được mất ... ngọn đồng phong”: Tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, tức sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian.

+ “Khi ca... khi tùng”: tạo cảm giác cuộc sống phong phú, thú vị, từ “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên.

+ “ Không ...tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục => sống không giống ai, sống ngất ngưởng.

=> Quan niệm sống kì lạ khác thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả

d. Quãng đời khi các quan về hưu (ba câu cuối)

+ “Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”: sử dụng điển cố, ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuấn, Hàn Kì, Phú Bật,...

+ Nguyễn Công Trứ đã tự khẳng định mình là con người trung thần, làm tròn đạo vua tôi, điều này góp phần khẳng định thêm quan niệm về chí làm trai của tác giả ở đầu bài thơ.

+ Tự hào khẳng định tài năng và công lao của mình một cách đĩnh đạc hào hùng.

+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”: vừa hỏi vừa khẳng định vị trí đầu triều về cách sống “ngất ngưởng”

=> Tuyên ngôn khẳng định cá tính, sự mong muốn vượt ngoài quan điểm đạo đức Nho gia thông thường. Đối với ông, ngất ngưởng phải có thực danh và thực tài. Vậy cái ngất ngưởng của ông không phải tiêu cực mà sự khẳng định bản thân của mình, là bản lĩnh dám sống ở đời, và một phong cách sống tài hoa tài tử.

3. Kết bài: Cảm nhận chung về bài thơ.

Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng - mẫu 3

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả:

+ Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), là một người ham học từ nhỏ nhưng con đường thi cử không được hanh thông, mãi đến năm bốn mươi tuổi ông mới đỗ đạt và làm quan.

- Giới thiệu sơ lược về Bài ca ngất ngưởng: Đây là bài thơ được tác giả viết sau năm 1848, năm ông cáo quan về hưu.

2. Thân bài

* Ngất ngưởng trên hành trình hoạn lộ

- Đề cao vai trò và ý thức trách nhiệm, bổn phận cá nhân “vũ trụ nội mạc phi phận sự”.

- “Ông Hi Văn”: thái độ tự trào, tự tôn độc đáo.

- Tự ý thức được ra làm quan là sẽ mất tự do (vào lồng) nhưng đây là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão được cống hiến sức mình phục vụ nhân dân.

- Nghệ thuật: điệp từ “khi” kết hợp với thủ pháp kiệt kê nhằm nêu khẳng định tài thao lược, văn chương của tác giả.

- “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông”, “Lúc bình Tây”, “Phủ doãn Thừa Thiên” ⇒ sự thay đổi chức vụ liên tục, không chịu ở yên một vị trí nhất định.

⇒ Ngất ngưởng là lời tự khẳng định, sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và phong cách tài tử, phóng túng.

* Ngất ngưởng khi về hưu

- Tự hào khi đã trả xong món nợ với nhân dân để về quê “giả tổ chi niên”.

- Thái độ của Nguyễn Công Trứ khi về hưu:

- Cưỡi bò vàng có đeo đạc rời khỏi kinh đô ⇒ ngạo nghễ, trêu ngươi, coi thường dư luận, đạt đến độ cao của phẩm cách và tài trí.

- Từ một “tay kiếm cung” nay trở về với dáng dấp của một nhà tu hành “dạng từ bi”.

- Tâm trạng từ sự thanh thản, nhẹ nhỏm thành sự ngậm ngùi.

- Lối ống khi về hưu

- Lên chùa cùng đào hát ⇒ khác người, khác đời.

- Hưởng lạc: ca, tửu, cắc, tùng.

- Coi thường được mất và sự khen chê của miệng đời.

⇒Thái độ thanh lạc, thỏa thích, phóng túng, tự do, coi nhẹ được mất, hơn thua ở đời.

⇒ Cuộc sống tự do, tự tại vượt lên mọi thói tục của một bậc phong lưu, không ngại khẳng định cá tính của mình.

* Khẳng định cá tính của bản thân

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

- Đặt mình ngang hàng với các bậc công thần, danh tướng Trung Hoa thời xưa ⇒ tự hào về sự nghiệp cống hiến cho đất nước.

- Nghĩa vua – tôi ⇒ khẳng định tấm lòng trung quân, ái quốc, một lòng vì nước vì dân.

⇒ Tự hào, sảng khoái, tự tin thể hiện cái tôi cá nhân

3. Kết bài

- Nội dung: Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, bài thơ còn là sự tổng kết về cuộc đời của chính tác giả.

- Nghệ thuật:

+ Cách ngắt nhịp tạo tính nhạc cho tác phẩm, đồng thời thể hiện phong thái ung dung.

+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển cố thể hiện tài hoa, trí tuệ của tác giả.

+ Bài hát nói mang đậm chât thơ và bộc lộ tính cách phóng khoáng, tự do, bản lĩnh.

Dàn ý Phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng - mẫu 4

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

+ Nguyễn Công Trứ là một nhân vật lịch sử nổi tiếng in đậm dấu ấn không chỉ trong văn chương mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, thơ văn ông phản ánh nhân sinh và thế sự sâu sắc.

+ Bài ca ngất ngưởng là một trong số những bài hát nói tiêu biểu thể hiện tài năng, chí khí và ý thức cá nhân của Nguyễn Công Trứ.

- Giới thiệu 6 câu đầu: thể hiện quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan của tác giả.

2. Thân bài

* Luận điểm 1: Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ

- “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: Đây là quan niệm mà ông đã nói nhiều bài thơ, cho rằng con người sinh ra do “ý của trời đất”, nên phải có trách nhiệm, phải gánh vác việc đời (những việc trong vũ trụ đều thuộc trong phận sự của ta).

- Trong Nguyễn Công Trứ, quan niệm ấy gắn liền với ý tưởng "tu, tề, trị, bình", với chí làm trai và chủ nghĩa anh hùng mà ông đeo đuổi với tất cả lòng tin tưởng, lạc quan trong suốt cuộc đời.

* Luận điểm 2: Khẳng định tài năng và lí tưởng phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng

- “Ông Hi Văn… vào lồng”:

+ Hình ảnh ẩn dụ “vào lồng”: diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ => Cách nhìn mới mẻ, khác lạ so với nhà Nho đương thời.

+ Coi nhập thế là việc làm trói buộc, làm quan sẽ mất tự do, gò bó nhưng đó cũng là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi.

- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:

+ Tài năng: giỏi văn chương (khi thủ khoa), tài dùng binh (thao lược)

-> Tài năng lỗi lạc, xuất chúng, văn võ song toàn.

+ Khoe danh vị, xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng (bình định Trấn Tây), Phủ doãn Thừa Thiên

-> Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang, văn võ toàn tài.

=> Sáu câu thơ đầu là lời tự thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan, khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng, khác đời, ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, kiên trì lí tưởng.

3. Kết bài

- Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

- Cảm nhận chung về đoạn thơ.

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-ca-ngat-nguong.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên