Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử



Tổng hợp bài Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử

Bài giảng: Đây thôn Vĩ Dạ - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử

Quảng cáo

   1. Tác giả

   Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở làng Mĩ Lệ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Hàn Mặc Tử xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ sống với mợ ở Quy Nhơn và có một thời gian học trung học ở Huế. Hết thời gian ở Huế, Hàn Mặc Tử làm công chức ở Sở Đạc điều Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936, Hàn Mặc Tử phải trở về Quy Nhơn để chữa bệnh, bốn năm sau ông mất do căn bệnh phong.

   Hàn Mặc Tử làm thơ từ rất sớm (14, 15 tuổi) với nhiều bút danh khác nhau như Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh... Ban đầu Hàn Mặc Tử sáng tác theo thơ cổ điển Đường luật, sau đó chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Cuộc đời Hàn Mặc Tử thật ngắn ngủi và chịu nhiều đau thương, nhưng với khả năng sáng tạo và nghị lực phi thường, ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.

Quảng cáo

Năm 16 tuổi, Nguyễn Trọng Trí đã bắt đầu sáng tác thơ dưới bút danh Phong Trần và Lệ Thanh. Đến năm 1936,ông đổi bút danh là Hàn Mạc Tử, sau đó lại đổi thành Hàn Mặc Tử. "Hàn Mạc Tử" nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải. Sau khi được bạn bè khuyên bảo, Hàn Mạc Tử đã thêm "Mặt Trăng khuyết" vào chữ "Mạc"để thành ra chữ "Mặc". Và từ đó hiệu của ông là Hàn Mặc Tử, đây là bút danh nổi tiếng nhất của Nguyễn Trọng Trí. Bút danh Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên". Cũng trong năm 1936, Hàn Mặc Tử đã cho xuất bản tập thơ "Gái quê". Trước đó 1 năm, cơ thể Hàn Mặc Tử đã có dấu hiệu bị bệnh phong nhưng ông chủ quan cho rằng đó là một chứng phong ngứa chứ không nguy hiểm.

Sau khi Hàn Mặc Tử viết xong tác phẩm "Thức khuya", người bạn của ông là ông Phan Bội Châu đã đọc và thấy ấn tượng. Phan Bội Châu liền giới thiệu tác phẩm cho 1 tờ báo. Hàn Mặc Tử nhận được học bổng sang Pháp học, nhưng ông không đi và quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp.

Quảng cáo

Trong cuộc đời Hàn Mặc Tử, đã có nhiều bóng hồng đi vào hồn thơ của ông. Với cô gái Huế Hoàng Cúc, một mối tình đơn phương từ Hàn Mặc Tử, ông đã viết nhiều bài thơ cho cô gái này, điển hình như: Vịnh Hoa Cúc, Trồng hoa Cúc...Cô gái Mai Đình mang một dáng vóc nhỏ gầy, mộc mạc chân quê. Hàn Mặc Tử đã viết tập "Con gái quê" để viết về người con gái này. Ngọc Sương là một ca gái từ lâu đã yêu thầm nhà thơ Hàn Mặc Tử, chính cô gái này là cảm hứng viên nên tập thơ "Thơ điên" của ông.

Năm 1940, một nữ sinh Huế tên là Thương Thương đã mang đến cho Hàn Mặc Tử một nguồn cảm hứng mới. Thời gian này, ông sáng tác các tác phẩm như: Cuộc tình cuối cùng này đã thụ thai thành “Cẩm Châu Duyên”, “Quần Tiên Hội”…

Năm 1938 - 1939, Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội vì căn bênh phong, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Thân thể ông khô cứng, bàn tay bắt đầu nhăn vì phải dùng lực để hoạt động. Tuy nhiên, bác sĩ lại cho rằng, bệnh của ông là do trực khuẩn Hansen gây nên. Từ khi phát bệnh, bệnh của Hàn Mặc Tử phát triển rất nhanh, ông uống nhiều thuốc của lang băm dẫn đến nội tạng bị phá hỏng.

Quảng cáo

Ông từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này vì chứng bệnh kiết lỵ, khi mới bước sang tuổi 28.

Có thể nói, nỗi đau về thể xác của Hàn Mặc Tử là vô cùng lớn, nhưng người ta không thể nghe thấy tiếng ông rên rỉ mà chỉ thấy nỗi đau đó xuất hiện trong vần thơ của ông.

Để tưởng nhớ đến một nhà thơ tài ba Hàn Mặc Tử, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác ca khúc "Hàn Mạc Tử" để kể về cuộc đời của ông.

Năm 2004, Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS) đã thực hiện bộ phim Hàn Mặc Tử để kỷ niệm ông.

   Các tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử: Gái quê (1936), Thơ Điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ —1939), Quần tiên hội (kịch thơ — 1940), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi —1940). Ngoài tác phẩm Gái quê được in khi tác giả còn sống, còn tất cả các tác phẩm còn lại đều dược in thành tập khi Hàn Mặc Tử đã mất.

   2. Tác phẩm

   Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương). Cảm hứng của bài thơ có thể được lấy từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một xóm nhỏ bên dòng sông Hương.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


day-thon-vi-da.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên