Top 50 Nghị luận về an toàn giao thông (hay nhất)



Tổng hợp trên 50 bài văn Nghị luận về an toàn giao thông hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 50 Nghị luận về an toàn giao thông (hay nhất)

Quảng cáo

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 1

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, các phương tiện giao thông ngày càng được cải tiến để phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người thêm phần tiện lợi, an toàn. Thế nhưng có một thực trạng đáng buồn tình trạng an toàn giao thông hiện nay lại trở thành vấn đề đáng báo động.

An toàn giao thông tức là sự chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của luật giao thông khi lưu thông trên đường. An toàn giao thông đảm bảo cho tính mạng của bản thân và những người xung quanh.

Nhưng hiện nay tình trạng an toàn khi tham gia giao thông càng ngày càng đáng báo động. Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông cuộc gia, hết tháng 9 cả nước đã xảy ra 10518 vụ tai nạn, làm chết hơn chín người và hơn mười nghìn người bị thương. Tai nạn giao thông trên đường bộ chiếm tỉ lệ lớn nhất. Trong quá trình tham gia giao thông ý thức của mọi người còn rất kém, có tới 50% người tham gia giao thông không dùng đèn tín hiệu khi chuyển hướng, 72% không đội mũ bảo hiểm, tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra thường xuyên gây nên những tai nạn thương tâm, đáng tiếc. Không chỉ vậy, tình trạng tham gia giao thông khi đã sử dụng chất kích thích như rượu, bia vẫn thường xuyên diễn ra.

Quảng cáo

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng báo động trên. Trước hết phải kể đến ý thức kém của những người tham gia giao thông. Họ đội mũ để chống đối, để không mất tiền, không bị công an phạt, chứ không phải để bảo vệ cho sự an toàn của bản thân. Những quãng đường không có công an, thường xuyên xảy ra tình trạng vượt đèn đỏ, do vội vàng, do lười phải đứng lại chờ đèn chuyển xanh. Nhưng họ đâu có biết, nhanh một phút nhưng có thể chậm cả cuộc đời. Đã biết bao vụ tai nạn xảy do đi trước một vài giây khi đèn chuẩn bị chuyển sang xanh. Đặc biệt với lớp thanh niên, trẻ tuổi thích thể hiện mình, trên đường phố thường phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông. Ngoài ra cũng cần phải kể đến hạ tầng nước ta còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Bởi vậy mới dẫn đến hiện tượng trong giờ tan tầm, mọi người tranh nhau đi lên vỉa hè để đi cho nhanh, hiện tượng này xuất hiện chủ yếu ở các thành phố. Nhiều con đường xấu, vòng vo gây ra những khó khăn khi gặp tình huống bất ngờ cần xử lí. Trên đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông ở nước ta hiện nay.

Quảng cáo

Thực trạng thiếu an toàn khi tham gia giao thông gây nên những hậu quả hết sức đáng tiếc. Trước hết là đối với người bị tai nạn, nặng thì mất đi tính mạng – tài sản quý giá nhất đối với mỗi con người, nhẹ hơn có thể bị tai biến, mất khả năng lao động,… Đối với gia đình, bị tai nạn giao thông sẽ dẫn đến những chi phí lớn cho việc chữa trị, mất đi nhân lực lao động, đẩy gia đình đến chỗ khó khăn, túng quẫn. Đối với xã hội, tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về kinh tế. Mất đi người lao động, khiến năng suất lao động giảm sút. Nhưng vụ tai nạn giao thông lớn làm tê liệt hệ thống giao thông, làm hư hại đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nến kinh tế của đất nước.

Để thực trạng mất an toàn khi tham gia giao thông không còn tiếp diễn và lan rộng, thì ngay lúc này chúng ta cũng như các cấp, các ngành có liên quan cần lập tức hành động. Đối với bản thân, cần ý thức được tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông. Chấp hành luật không chỉ bảo vệ bạn mà còn bảo vệ chính những người xung quanh. Ra đường luôn trang bị đầy đủ kiến thức, vững tay lái để đi an toàn. Không tham gia giao thông khi tinh thần không tỉnh táo, say sỉn. Bên cạnh đó cũng cần sự phối hợp chặt chẽ của các cấp các ngành. Cần có những biện pháp nghiêm minh hơn nữa xử lí những trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông. Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng đường bộ để việc tham gia giao thông thuận lợi, không phải chen lấn, xô đẩy trong những giờ tan tầm. Khi có sự phối kết hợp đầy đủ của tất cả mọi người, chắc chắn tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông sẽ giảm.

Quảng cáo

Là một học sinh, cần nghiêm túc chấp hành mọi quy định về an toàn giao thông. Vận động mọi người chấp hành luật để đảm bảo tính mạng cho bản thân và những người xung quanh. “An toàn giao thông/ Hạnh phúc của mọi nhà”.

Dàn ý Nghị luận về an toàn giao thông

I. Mở bài

- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?

2. Hậu quả của vấn đề:

- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh, viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.

- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

3. Nguyên nhân của vấn đề:

- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, chiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...).

- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường...).

- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...).

- Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lốp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư.

- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

- Tuyên truyền luật giao thông.

III. Kết bài

- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 2

     Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn ba mươi người chết và bị thương. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta.Vậy tuổi trẻ học đường phải suy nghĩ và hành động thế nào để góp phần làm giảm tai nạn giao thông cho xã hội.

     Trên phạm vi toàn cầu, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người.Trung bình làm chết trên dưới 1 triệu người và bị thương hàng chục triệu người mỗi năm. Chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10% con số này ở các nước nghèo và đang phát triển cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển. Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ gây tử vong hàng đầu cho xã hội. Loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy khi đi trên các tuyến đường bộ hay các tuyến đường chuyên dùng cho người đi bộ. Ngoài ra còn có các loại tai nạn giao thông khác như tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thuỷ, tai nạn giao thông đường hàng không…

     Vậy tai nạn giao thông được hiểu trên những phương diện như thế nào cho đúng? Tai nạn giao thông đã có từ rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết những đặc tính của nó. Trên hình thức nó được biểu hiện bằng những hành vi cụ thể, gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe cho con người, vật và tài sản. Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ tai nạn giao thông cụ thể phải là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông.

     Còn xét về lỗi, chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc là không có lỗi, không thể là lỗi cố ý. Tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương cho mọi gia đình mà còn liên luỵ đến bao nhiêu người vô tội khác. Lỗi chung lớn nhất là do ý thức người dân còn kém, coi thường tính mạng của mình và người khác, chưa có ý thức bảo vệ tài sản của cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Gần 90% nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện gây ra. Có tránh được tai nạn giao thông hay không là do ý thức tự giác chấp hành Luật Giao Thông của người lái xe. Các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua đều xuất phát từ hành vi coi thường pháp luật của lái xe và chưa có ý thức chấp hành pháp luật.

     Theo thống kê những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, những con người đang từng ngày ra sức xây dựng tổ quốc và thật xót xa khi đất nước lại còn bị mất đi những người công dân ưu tú, những nhân tài và cả những mầm non tương lai nữa.Hậu quả của tai nạn giao thông để lại thật khủng khiếp làm sao!

     Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông. Tính riêng trong năm 2006 đã có 12.600 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ mà trong đó có hơn 20% là do học sinh, sinh viên gây ra. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp, trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là đi xe máy. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ.

     Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, đi xe mô tô,xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng, đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Sẽ không thể nào kể hết được các lỗi mà các em đã gây ra.

     Một vấn đề cũng đang gây sự chú ý và bị lên án rất nhiều đó là tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên – những người chủ tương lai đất nước. Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh đổi với tính mạng của mình. Nhìn những chiếc xe SH, Dylan phi như bay trên những con đường lớn ta không khỏi xót xa cho họ. Chỉ vì quá được nuông chiều, thiếu sự bảo ban của cha mẹ mà họ đã phải trả giá đắt.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 3

     Những tai nạn xảy ra là điều chắc chắn, nhẹ thì sứt đầu mẻ trán, gãy tay gãy chân. Nặng thì họ phải mãi mãi rời xa cuộc đời. Lý do vì đâu cũng là ở nhận thức của thanh niên. Họ chưa biết suy nghĩ đúng về những cái lợi hại của việc mình đã làm. Những bậc cha mẹ khi con mình xảy ra tai nạn, khi nhận ra thì đã quá muộn. Tại sao họ sắm cho con những chiếc xe thật tốt, phân khối thật lớn để chúng đi đua. Họ làm ra nhiều tiền rồi cũng nhận ra khi mất đứa con thì tiền bạc cũng chẳng giải quyết được gì. Họ hối hận vì tại sao ngay từ đầu không bảo ban con cái mình thì bây giờ đã muộn có tốn bao nhiêu nước mắt thì mọi chuyện gạo cũng đã chín thành cơm.

     Một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả . Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe.

     Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em mà phải kể đến trách nhiệm của các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. Như trong năm vừa rồi ,cái chết thương tâm của hai bạn nữ sinh trường THPT Nguyễn Công Trứ khi đang đạp xe trên đường đi học về gây bức xúc trong giới học đường khiến cho gia đình các bạn cũng đau lòng. Đùa giỡn trên xe để không làm chủ tay lái và rồi ngã vào xe tải đang lưu thông cùng chiều.Các bạn ấy mới 16 tuổi thôi, còn quá trẻ để làm nhiều việc có ích cho xã hội.

     Gần đây việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu.Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe, việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt.

     Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc.Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội.

     Muốn chấn chỉnh giao thông học đường , phải cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông, mà phải bằng hành động cụ thể. Chẳng hạn như phát động tháng “An toàn giao thông”, thực hiện phải kết hợp với lực lượng cảnh sát giao thông giám sát theo dõi tình hình giao thông, xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm Luật giao thông. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Giáo dục cho học sinh, sinh viên ngay từ ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng bổ ích. Lực lượng học sinh, sinh viên tình nguyện đứng ra điều khiển giao thông cũng là một biện pháp hữu ích.

     Gần đây việc tất cả công dân phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một biện pháp thiết thực giúp bảo vệ an toàn cho mọi người.Cần phải phát huy những mặt tích cực để tai nạn giao thông ngày một giảm theo chiều hướng nhanh nhất.Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 4

     Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

     Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phương tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

     Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

     Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khóa của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

     Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ cố gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

     Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 5

     Nước ta từ ngàn đời xưa có vô số tập tục, văn hóa, trong đó còn có 1 thứ văn hóa gọi là văn hóa giao thông. Nhưng hiện nay ít ai quan tâm đến thứ văn hóa này. Giao thông đã và đang trở thành vấn đề "quốc nạn" của nước ta. Nguyên nhân thì nhiều nhưng việc nâng cao văn hóa của người khi tham gia giao thông cũng rất là quan trọng để giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông của nước ta hiện nay.

     Theo tôi để là người có văn hóa khi tham gia giao thông trước hết chúng ta phải là người hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi của bản thân mình mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người tham gia giao thông. Gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời.

     Ngoài ra chúng ta phải biết cư xử có văn hóa khi lưu thông trên đường như: ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, không xả rác khi tham gia giao thông. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, mà loài người mới sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa…”.

     Người ta thường nói: chật nhà thì nép, chật đường thì chen. Đèn đỏ, mọi người dừng lại trước vạch vôi, ấy thế mà có một cô nàng xinh đẹp cứ đạp chân xuống đường cố nhích, cố lách mũi xe của mình để lên trước dù chỉ là vài xăng ti mét đường. Để làm gì? Kết quả là bánh xe của cô chẹt lên bàn chân của một người khác đang dừng xe bên cạnh cô, thế là toáng lên chửi nhau. Vậy văn hóa giao thông đang ở đâu trong mỗi người, tai nạn giao thông từ đâu mà ra?

     Đáng buồn hơn nữa là có anh cảnh sát lăm lăm dùi cui đứng bên đường thì đi đứng sao mà nghiêm chỉnh thế. Vậy mà khi vắng bóng anh thì ôi thôi: đường ta, ta cứ đi, chẳng còn coi thiên hạ xung quanh là gì nữa. Hỏi sao tại nạn lại cứ xảy ra. Ai cũng nghĩ ở nông thôn trình độ kém hơn ở thành thị, vậy tại sao những bản tin tai nạn đều ở thành thị? Phải chăng trình độ hiểu biết của người nông thôn đã hơn người thành thị?

     Không phải thế, chỉ vì con người ta biết luật mà vẫn không nghe theo, biết sai mà không dừng lại. Phải chăng vấn nạn giao thông xảy ra do chính ý thức của con người. Tôi cũng chỉ là một học sinh trung học, những gì tôi hiểu về cuộc sống còn rất ít, nhưng những gì tai nghe mắt thấy hằng ngày thì không thể phủ nhận. Ra đến đường đã thấy lạng lách đánh võng, nửa đêm tiếng xe rú ga ầm ầm, rồi lại tai nạn người khóc, kẻ mếu. Nhà nước ta chậm phát triển cũng do ý thức cũng như tình hình giao thông còn kém.

     Đường đi cũng không phải ít, từ một trục đường chính rẽ ra vô số đường nhánh nhỏ, nhưng nhiều lúc đường chính còn " tồi tàn" hơn cả đường nhánh. Đường nhánh do dân tự bảo nhau xây nên, con đường chính do nhà nước, vậy tại sao đi đâu cũng có ổ gà, ổ voi trên đường, phải chăng đây là hiện tượng tham ô? Thử hỏi tại sao lại không xảy ra tai nạn.

     Vậy thì tôi và các bạn hãy cùng hành động, nói đi đôi với làm. Bác dạy “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những người tốt, việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó”. Xây đi đôi với chống: Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt -xấu, đúng - sai, cái đạo đức - cái vô đạo đức vẫn luôn đan xen, đối chọi nhau, thông qua hành vi của những con người khác nhau.

     Vì vậy việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, đạo đức mới đặc biệt là nếp sống văn hóa giao thông phải được tiến hành và phối hợp chặt chẽ từ bản thân với gia đình, nhà trường và ngoài xã hội; nhất là những tập thể mà nơi con người, công nhân viên chức lao động dành phần lớn thời gian cuộc đời gắn bó. Phải thường xuyên tu dưỡng văn hóa, đạo đức suốt đời: Đây là một công việc phải làm suốt đời.

     Tuyên truyền đội mũ bảo hiểm cho trẻ em tại trường học, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông. Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường nhịn cho người già, trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông. Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái, quậy phá, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án.

     Khi đó văn hóa giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mới luôn đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa đạo đức mới Việt Nam ngang tầm với yêu cầu của cuộc cách mạng mới và hội nhập quốc tế. Mỗi người chúng ta phải nghiêm túc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần đưa đất nước phát triển bền vững.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 6

     Đất nước ta đang ngày càng phát triển nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế trong những năm gần đây. Nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số vấn đề bất cập trong đó có vấn đề giao thông. Vấn đề giao thông đang ngày càng trở nên bất cập và trở thành vấn đề báo động đỏ ở Việt Nam.

     Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn biến ngày càng phức tạp và đang ở mức báo động. Mỗi ngày đều có người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Người ta không khỏi rùng mình bởi những con số thiệt hại về người vì tai nạn giao thông: mỗi ngày có khoảng 35 người chết, mỗi năm hàng chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Đây quả là một con số biết nói.

     Tai nạn giao thông để lại tang thương cho biết bao gia đình, để lại những đứa trẻ không bố mẹ, gia đình tan nát. Bên cạnh đó, còn gây ra biết bao nhiêu tổn hại cho gia đình và xã hội. Có rất nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam họ chỉ sợ sự lộn xộn của giao thông Việt Nam. Họ sợ phải đi bộ ngang đường khi xe cộ đi qua ào ào, không có vỉa hè cho người đi bộ.

     Chính vì sự mất an toàn của giao thông Việt Nam ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta do sự lộn xộn, không an toàn của giao thông nước nhà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông ở nước ta. Đầu tiên, là do ý thức của người dân chúng ta còn kém, thái độ và nhận thức về giao thông của người dân chúng ta còn quá kém. Khi tham gia giao thông ai cũng muốn đi trước không ai nhường nhịn ai mới dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông. Chính vì hiện tượng này mới dẫn đến tình trạng không nhường nhau ở ngã ba, ngã tư gây nên hiện tượng ùn tắc giao thông hàng giờ, hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng gây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông.

     Một trong những nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nữa là do chất lượng cầu đường không đảm bảo: cầu cũ, cầu yếu, chất lượng kém; mà lưu lượng xe cộ và người lại quá nhiều cho nên dẫn đến tình trạng phải nâng cấp sửa chữa liên tục ảnh hưởng đến chất lượng giao thông. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng đó là do sự tư lợi, họ sẵn sàng dùng phương tiện quá hạn sử dụng, chạy quá tốc độ quy định, chở hành khách quá số người quy định nên dẫn đến tình trạng tai nạn xảy ra.

     Để giảm thiểu tối đa tình trạng tai nạn giao thông thì chúng ta cần có những biện pháp nhất định. Trước hết cần phải tuyên truyền cho người dân biết được những hậu quả quả tai nạn giao thông gây ra, tuyên truyền mỗi người dân chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. Ngoài ra, cần có những hình thức xử phạt thích đáng dành cho những người cố tình vi phạm luật an toàn giao thông.

     Nhà nước cần có những giải pháp mang tầm chiến lược nâng cao chất lượng đường sá để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông.Tình trạng tai nạn giao thông đang diễn ra ngày càng phức tạp và trở thành một trong những vấn đề nóng mà chúng ta cần quan tâm. Đảng và Nhà nước đã cần có những chính sách thích đáng hơn nữa vì một xã hội văn minh tốt đẹp hơn.

     An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 7

     An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông.

     An toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông.

     An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội. Đọc và nghe những con số người chết và bị thương do tai nạn giao thông theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng ta thấy: số lượng vụ tai nạn giao thông khá cao, gây thiệt hại về mọi mặt như tính mạng, tài sản và chất lượng cuộc sống của mọi người, từ đó bản thân mỗi người trong xã hội cần thấy và nhận thức về An toàn giao thông hiện nay là vô cùng quan trọng trong đời sống.

     Mỗi người trong xã hội cần thực tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. Thực tốt An toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn cho mỗi chúng ta. Hiện nay, tai nạn giao thông do không tuân thủ luật an toàn giao thông ở nước ta ở mức cảnh báo, nó để tác hại vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài.

     Chỉ vì không thực hiện an toàn giao thông khi lưu thông mà số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nghiêm trọng. Tại sao hàng ngày các phương tiện thông tin vẫn nêu ra các vụ tai nạn giao thông trầm trọng, những con số người chết và bị thương vong rất cao nhưng ít có tác dụng trong việc giáo dục luật lệ giao thông cũng như hạn chế, làm giảm thiểu con số đó? Phải chăng con người chúng ta dần vô cảm trước vấn đề này, vì nó xảy ra quá nhiều mà chỉ có người trong cuộc mới thấm thía được nỗi đau về hậu quả?

     Việc thực hiện an toàn giao thông phải là quá khó để đảm bảo an toàn cho bản thân, mọi người và cả tài sản. Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, vì thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông. Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác gây hậu quả cho cộng đồng.

     An toàn giao thông được áp dụng cho tất cả mọi lứa tuổi, từ học sinh đến người trưởng thành đều phải thực hiện tốt trách nhiệm an toàn khi lưu thông. An toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mỗi chúng ta cần ý thức tốt khi lưu thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình.

     Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Bản thân em không chỉ học tập tốt mà còn phải thực hiện tốt an toàn giao thông vì lợi ích của bản thân và của xã hội. An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 8

     Vấn đề an toàn giao thông luôn luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Và trong những năm gần đây, thì con số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Đặc biệt hơn những con số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động như phải đặt ra vấn đề an toàn giao thông cho tất cả chúng ta để có thể giảm thiểu được những con số đáng báo động như thế này.

     Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Và khi mọi người tham gia giao thông trên đường, thì không biết trước được đó chính là sự bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan tạo ra. Nếu như bị tai nạn nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, còn nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng và cũng đã như để lại biết bao đau thương, cũng như cả những tiếc nuối cho những người thân. Phương tiện cá nhân ngày càng được gia tăng cũng chính bởi thế mà trên mọi nẻo đường các phương tiện đi lại đông. Nếu như ở các thành phố trung tâm lớn thì xe nhiều vừa gây ách tắc mà có thể có nhiều nguy cơ tai nạn xe cộ xảy ra. Còn đối với những nơi có mật độ dân số thưa thì ý thức chấp hành giao thông lại rất kém, bởi tâm lý coi thường cũng như ít có người tham gia giao thông nên đi lại không cần chú ý quá nhiều phóng nhanh vượt ẩu để rồi khi có những tình huống bất ngờ thì xử lý không kịp dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

     Chính ví dụ trên thì ta có thể đánh giá nguyên nhân đầu tiên đó chính là nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Nguyên nhân thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng là vì do ý thức kém nên đã không chấp hành luật như đã uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, và khi tham gia giao thông thì lại không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu. Và ta có thể xem đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí.

     Có thể thấy thêm một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi mà bị vi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Và nếu như chúng ta xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng và đó có thể là do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu cũng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

     Có thể nói rằng tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Và nếu như mà họ biết quý bản thân mình, họ cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông. Hơn nữa là họ cũng phải biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông khi tham gia giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Có thể thấy được chính hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông. Cũng cả vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đó là đi bên phải, đi đúng tốc độ quy định, đúng làn đường. Khi mà luật được chấp hành nghiêm chỉnh thì chắc chắn rằng tỷ lệ tai nạn giao thông sẽ được giảm thiểu tới mức đáng kể

     Nói riêng về bản thân học sinh thì ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy tích cực tham gia các hoạt động xã hội được tổ chức do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người. Tuyên truyền luật cho cả và gia đình, giúp họ có ý thức để chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Và khi tham gia giao thông chúng ta tuân thủ chấp hành luật chính là một cách để bảo vệ chính chúng ta.

     Và tựu trung lại thì tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Có thể thấy được chính vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Và chúng ta có quyền hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ được cải thiện và sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 9

     “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. Nhưng ngày qua ngày, giao thông vẫn là một trong những vấn đề bức thiết mà xã hội phải đối mặt. Tai nạn giao thông luôn diễn ra hàng ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới đặt ra yêu cầu cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề an toàn giao thông.

     Trong cuộc sống thường ngày, mỗi con người không thể không tham gia giao thông. Chúng ta di chuyển trên các tuyến đường bằng các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng như xe đạp, xe máy, ô tô, xe buýt. Song an toàn giao thông hiện nay đang ở mức báo động. Tai nạn giao thông xảy ra trên cả thế giới. Riêng Việt Nam, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê thì năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 20.280 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, bao gồm 9.770 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 10.310 vụ va chạm giao thông. Trung bình 1 ngày trong năm 2017, trên địa bàn cả nước xảy ra 55 vụ tai nạn giao thông, gồm 27 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 28 vụ va chạm giao thông, làm 23 người chết, 15 người bị thương và 32 người bị thương nhẹ.

     Tai nạn giao thông dù va chạm nhẹ hay nặng đều để lại hậu quả đau đớn. Nhẹ thì trầy xước, gãy tay gãy chân nặng có thể mất đi cả tính mạng. Nó để lại hậu quả thiệt hại về người và của, không chí khiến bản thân người gây tai nạn mà gia đình họ và những người vô tội phải gánh nỗi đau. Có những người đang tham gia giao thông đúng luật cũng bị tai nạn, bị thương thậm chí tử vong. Rất nhiều trường hợp các em nhỏ, cụ già đang đi trên đường cũng bị phương tiện khác đâm trúng. Hay đơn giản chỉ là hành động lùi xe, mở cửa xe không quan sát, không báo hiệu đã gây ra bao vụ tai nạn thương tâm.

     Một câu hỏi đặt ra rằng vì sao an toàn giao thông bị đe dọa? Trước hết là nguyên nhân chủ quan từ bản thân người tham gia giao thông. Họ không có ý thức chấp hành luật giao thông, không có ý thức với chính bản thân mình. Họ không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt quá tốc độ cho phép, sử dụng chất kích thích... Hay họ không hiểu biết luật lệ giao thông. Tệ hại hơn là những hành động đua xe vui chơi trên đường của nhiều người. Nguyên nhân khách quan là do cơ sở vật chất trong giao thông còn hạn chế, nhiều công trình thi công dang dở gây tai nạn đáng tiếc cho người dân. Nhiều quán ăn, gian hàng còn lấn chiếm vỉa hè và phần đường giao thông. Pháp luật chưa có chế tài, biện pháp triệt để, nghiêm khắc với hành vi vi phạm giao thông nên một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu hết hậu quả.

     An toàn giao thông là vấn đề cần giải quyết bên cạnh những vấn đề xã hội khác. Đó là sự nghiệp của toàn thể nhân dân trong cộng đồng. Nhà nước cần tạo điều kiện, cải thiện cơ sở vật chất để tránh những chướng ngại giao thông kết hợp biện pháp xử phạt thích đáng với từng hành vi vi phạm. Nhà trường và gia đình cần phối hợp giáo dục ý thức và suy nghĩ đúng đắn cho con em mình, giúp các em nhận thức hậu họa của tai nạn giao thông. Từ đó định hướng hành động cho các em khi tham gia giao thông. Điều quan trọng nhất là ở chính mỗi cá nhân. Mỗi người cần xây dựng cho mình sự hiểu biết về luật lệ, quy định tham gia giao thông và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình. Tôn trọng người khác và trân trọng mạng sống của chính mình. Hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông. Và đừng quên tuyên truyền để cả xã hội cùng đoàn kết xây dựng an toàn giao thông.

     An toàn giao thông là mục tiêu của toàn xã hội, vì một cuộc sống ổn định, hạnh phúc hơn. Khi đã hòa mình vào dòng người tham gia giao thông, hãy nâng cao ý thức trách nhiệm của mình. Nhanh một phút chậm cả đời, vì cuộc sống tươi đẹp, hay cùng nhau bảo vệ an toàn giao thông.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 10

     Tôi còn nhớ cách đây khá lâu, trong một phóng sự thực tế, những du khách nước ngoài thường nói với nhau một câu thế này: "Nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam". Bấy giờ, tôi chỉ cảm thấy đó là một câu nói hài hước, đùa vui. Lúc ấy tôi đã chưa thể nhận ra, dù đó là câu đùa đấy, nhưng không phải tự nhiên mà đùa như vậy! Thêm nữa, đó mới chỉ là trải nghiệm của những du khách đi bộ qua đường phố Hà Nội.

     Tới khi toàn cảnh bức tranh giao thông Việt Nam được phô bày trước mắt, thì câu nói hài hước của du khách nước ngoài không đủ để hình dung nữa, mà thay vào đó, là câu hỏi chua xót và đầy ám ảnh của nhà báo Quản Hồng Đức: "Mỗi ngày Việt Nam có hơn 30 người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên đường. Và tử thần sẽ gọi tên ai trong số chúng ta?".

     Không còn là sự phóng đại nữa rồi, khi mà cái thực tế diễn ra ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, theo như thống kê của cục cảnh sát giao thông, thì trong 2 tháng đầu năm 2018 đã có tới 1500 người chết vì tai nạn giao thông. Con số này có đủ để kích động bạn không, khi chúng góp phần đưa bạn, và tôi, chúng ta trở thành những người tham gia giao thông may mắn còn sống, trong hiện tại?

     Có bao nhiêu vụ tai nạn, thiệt hại vật chất và tính mạng bao nhiêu, ta đếm được, nhưng chẳng có thước nào, máy nào đo nổi những vết thương vĩnh hằng mà những vụ tai nạn kia đã khoét sâu vào nhân tâm những gia đình, người thân nạn nhân của nó. Những vụ tai nạn thảm khốc cứ dồn dập xảy đến trong cơn hoang mang cực độ của cộng đồng, và chưa hề có dấu hiệu ngừng lại. Nhưng chúng ta đâu có lựa chọn!? Vẫn phải tham gia giao thông, vẫn phải sống chung với hoang mang lo sợ án tử luôn treo lơ lửng mỗi khi ra đường.

     Thực tế của giao thông Việt Nam đang là cái vòng tròn loanh quanh luẩn quẩn, bế tắc. Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta sợ tai nạn giao thông, là bởi họ đó là thứ tai họa từ trên trời rơi xuống, không ai biết trước, không rõ lí do, và chỉ nhận ra nó khi quá muộn. Và chúng ta biết, nguyên nhân của phần lớn tai nạn hiện nay chẳng dính dáng gì tới hai chữ tâm linh trong ngoặc kép cả.

     Những biểu hiện ý thức kém thường thấy nhất thì có thể gặp ở mọi nẻo đường, cơ hồ cứ chỗ nào có xe là chỗ ấy có vi phạm! Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, vượt đèn đỏ, đi tắt bục, dàn hàng ngang trên đường, đi sai làn đường, uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, sử dụng điện thoại khi đi xe; chẳng những không nhường nhịn mà còn cố giành giật nhau từng khoảng trống trên đường, rồi thì có va chạm nhẹ là đủ các kiểu nào ăn vạ cố tình, rồi hung hăng đòi đánh người, hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn cả tai nạn thật...

     Rất nhiều, rất nhiều những biểu hiện của ý thức tham gia giao thông đã xuống cấp tồi tệ, để cảnh vi phạm không phải là ngoại lệ nữa, mà thành môi trường buộc chúng ta phải thích nghi. Tất thảy bắt nguồn từ thói ích kỉ hẹp hòi vô trách nhiệm với bản thân và người khác, không chịu mở mắt nhận ra sự việc sẽ tồi tệ thế nào khi chính ý thức ấy sẽ mang tới những đau đớn mà thân thể máu thịt không thể chịu đựng!

     Đạo đức xuống cấp ở phần đông người tham gia giao thông là nguy cơ lớn nhất, thì nguy cơ lớn thứ nhì, là sự vô cảm của một số người - những người nắm trong tay quyền lãnh đạo. Bên cạnh thứ xuất phát từ chính cái đầu của người cầm tay lái, người cầm quyền, những nguyên do của tai nạn giao thông còn tới từ công trình không đảm bảo chất lượng khi bị rút ruột trong quá trình thi công, cơ sở vật chất không được tu bổ đúng kì hạn, quản lí còn nhiều bất cập... rồi lí do thiên tai thời tiết, và... cả số mệnh nữa, chúng chiếm 20% còn lại những nguyên nhân của tai nạn giao thông.

     Lâu nay tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tới mức người ta chẳng muốn kể ra và cũng chẳng thể kể hết. Nhưng nhìn vào tác hại không cùng của tai họa, âu cũng là động lực hướng cho ta chống lại chúng, nếu vẫn còn lương tri và nhiệt huyết. Bi kịch thực sự của việc vô ý thức là hầu hết không hiểu, không hình dung ra, không có chút bóng đen nào đè lên thói ích kỉ khi nghĩ về hậu quả của tai nạn giao thông, cho tới khi chính mình phải hứng chịu mất mát, để rồi sự việc trở thành nỗi ám ảnh suốt đời không gì thanh tẩy được.

     Nói đi nói lại vẫn chỉ có làm sao cho nhận thức, ý thức, trách nhiệm, văn hóa, văn minh, đạo đức, tự trọng của người tham gia giao thông được nâng cao lên. Ở các cấp giáo dục thì đó là thay đổi toàn diện những điều bất cập được chỉ ra trong suốt thời gian qua. Còn với chung toàn xã hội, ta cần tuyên truyền, vận động, nhưng phải tuyên truyền làm sao để người ta thấy đây không còn là chuyện của luật lệ mà còn là chuyện của đạo đức con người.

     Cái được coi là bắt buộc nên đứng sau đạo đức, bởi đạo đức mới là yếu tố thực sự có sức mạnh điều chỉnh hành vi của con người. Nó khiến người ta biết kiềm chế bản thân, có ý thức nhận thức một cách đầy đủ để muốn hành động trước khi sự việc ụp xuống mình một cách không thể né tránh, khiến người ta thấy rằng bảo vệ người khác cũng là bảo vệ chính mình vậy....

     Đồng thời, những gì còn là bất cập, là thiếu nghiêm minh và còn tạo cơ sở để diễn biến trở nên trầm trọng hơn... của luật pháp, thì chỉ còn cách chỉnh sửa, hoặc dẹp bỏ đi. Cách cải thiện đúng đắn nhất là thay thế những cái sai bằng một việc đúng khác. Tính răn đe trong điều luật phải luôn sẵn sàng cho trường hợp đạo đức không cứu vãn được nữa, đó là thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn, là tăng án phạt với các hình thức vi phạm, đồng thời tương quan giữa các án phạt phải tỉ lệ thuận với mức độ sai phạm gây ra...

     Trong khu vực của chúng ta có những nước có luật và ý thức chấp hành luật giao thông có thể coi là hình mẫu lí tưởng, như Singapore hay Nhật Bản, những nước mà thành công của họ không chỉ dựa vào cơ sở hạ tầng được đầu tư kĩ lưỡng và hiện đại - thứ chúng ta chưa lập tức mà theo được. Vậy nên trước tiên, bên cạnh thay đổi điều luật, hiển nhiên ta còn phải học hỏi nghiêm túc ý thức và văn hóa giao thông của họ để quyết liệt chống tai nạn giao thông trên mỗi nẻo đường.

     Tất cả chúng ta đều trông thấy hậu quả khôn lường cũng như những mất mát là không đo đếm được mà tai nạn giao thông gây ra, chúng ta mang trái tim con người, biết đau xót cảm thương, chúng ta đủ sáng suốt và quyết tâm, hãy hành động ngay bởi thảm cảnh đen tối nơi đây đang không ngừng đe dọa cuộc sống, tương lai của mỗi người!

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 11

Nếu như số người chết về HIV/AIDS đã giảm đáng kể trong chín năm vừa qua thì tỉ lệ tử vong vì tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng. Vấn đề an toàn giao thông trở thành đề tài nóng được đông đảo mọi người quan tâm. Phương tiện hiện đại giao thông ra đời càng nhiều bên cạnh lợi ích mà nó đem lại cho người dân thì đó là sự nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nếu người tham gia giao thông không có ý thức. Vậy làm sao để có được an toàn giao thông cho mọi người?

An toàn giao thông là gì? Đó là các hành vi văn hóa bao gồm việc chấp hành luật và có ý thức khi tham gia giao thông, an toàn giao thông là đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện giao thông và mọi người xung quanh.

Vấn đề tai nạn giao thông xảy ra trên khắp các phương tiện, các loại đường. Được coi là an toàn nhất, hiệu quả nhất là đường hàng không nhưng vẫn xảy ra những vụ tai nạn máy bay đáng tiếc kinh hoàng nhất năm 2016 khiến hàng trăm con người thiệt mạng. Xảy ra nhiều nhất, liên tục nhất là tai nạn đường bộ phương tiện tham gia chủ yếu là xe máy, xe ô tô. So với năm 2017 trong thời điểm cùng kì (16/12/2017-15/3/2018) được Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cho hay toàn quốc xảy ra 4674 vụ tai nạn, số người chết tăng 35 người (1,66%) cho thấy mức độ nguy hiểm ngày càng rõ rệt hơn.

Ra đường tính mạng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào, tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, chân ướt chân ráo lên Hà Nội học mỗi khi sang đường nơm nớp lo sợ liệu người ta có đâm vào mình không? Rồi đang đi trên vỉa hè bình yên thì bỗng dưng một loạt xe máy trèo lên làn đường dành cho người đi bộ vì bên dưới tắc đường, rồi vô tình chứng kiến những vụ tai nạn thảm khốc tử vong luôn tại chỗ. Tôi băn khoăn không hiểu vì lí do gì khi người ta có thể coi nhẹ sinh mạng của mình đến thế. Đen đủi thì ít mà chủ yếu là do ý thức chưa cao của người tham gia giao thông.

Trước những vụ việc như vậy hậu quả tai nạn giao thông để lại vô cùng nghiêm trọng. Nhẹ thì bị hỏng xe, trầy xước chân tay. Nặng thì chấn thương, tê liệt hay không ít người đã bỏ mạng ngoài đường, vô tình để mình lọt vào mắt của tử thân giao thông. Nếu ta thận trọng hơn một chút, đi chậm lại một chút, có ý thức một chút thì có lẽ không xảy ra những điều đáng tiếc. Tai nạn giao thông thiệt hại về tài sản và tính mạng, để lại nỗi đau, nỗi ám ảnh cho người thân, gia đình mất đi một thành viên, bạn bè mất đi một người đồng trang lứa. Giao thông Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài “Vừa đi vừa run” từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông không mong muốn? Bên cạnh những người có ý thức cao, coi trọng an toàn giao thông thì vẫn có không ít người có ý thức kém không chấp hành luật, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, chủ quan tay lái và sử dụng chất có nồng độ cồn khi lái xe, một bộ phận giới trẻ ngày nay hay lạng lách, đánh võng, đua xe gây ra hậu quả nghiêm trọng khi tham gia giao thông. Nguyên nhân thứ hai có thể là do chất lượng cầu đường không đảm bảo an toàn theo quy định, những tuyến đường được sửa đã có thể đi lại thuận lợi nhưng vẫn có những nơi đường xá đi lại rất khó khăn đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa thực sự cần được quan tâm và đầu tư tu sửa hoặc làm mới lại để đảm bảo an toàn cho bà con khi tham gia giao thông. Nguyên nhân thứ ba do ngành giao thông chưa có hướng giải quyết tối ưu nhất để giảm thiểu tai nạn, mặt khác vẫn có những hiện tượng tiêu cực trong khâu quản lí. Tuy nhiên nguyên nhân chủ quan vẫn là quan trọng hơn tất cả là do ý thức của người tham gia giao thông.

Trước tình trạng khẩn cấp đáng báo động đỏ của tai nạn giao thông đó ta cần đề ra và thực thi những biện pháp khắc phục cụ thể. Nâng cao ý thức người tham gia giao thông bằng cách tuyên truyền, giáo dục và nhắc nhở ý thức tự giác chấp hành đúng luật, coi trọng tính mạng và tài sản của mình và người khác. Cần phải có các biện pháp nghiêm khắc xử lí các hành vi vi phạm luật giao thông và gây tai nạn cho người khác. Nâng cấp hệ thống đường xá, và tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông ở các tuyến đường nguy hiểm. Cần mạnh tay xử phạt những cán bộ giao thông có hành vi tiếp tay cho đối tượng vi phạm luật giao thông. Trong hệ thống các trường học cần giáo dục ý thức khi tham gia giao thông cho các em học sinh, thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa, vẽ tranh cổ động ngày an toàn giao thông…

Mỗi chúng ta để thực hiện an toàn giao thông hãy có ý thức khi tham gia giao thông để bảo vệ an toàn tính mạng cho mình và người đồng hành. An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, là hạnh phúc của mọi gia đình. Hãy nhớ khẩu hiệu “Phía trước tay lái là cuộc sống”, hãy vì sự bình an khi đi ra đường mà có ý thức tham gia giao thông an toàn.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 12

Thời kỳ chiến tranh, con người bị cướp đi sinh mạng bởi bom đạn, bởi tội ác của giặc thì trong thời đại hoà bình, sự sống ấy lại dễ dàng bị cánh tay tử thần của "tai nạn giao thông" cướp mất. Đau đớn gì hơn khi phải lặng nhìn những cái chết bất ngờ xảy đến không lường trước chỉ vì một phút không tập trung làm chủ tay lái hay những rủi ro bất ngờ ập đến từ những người sử dụng phương tiện giao thông khác. Đắng cay gì hơn khi những kẻ đầu bạc lại phải tiễn đưa người đầu xanh trong nước mắt. Vì vậy, vấn đề tai nạn giao thông là vấn đề đáng báo động ở đất nước ta trong thời điểm hiện nay.

Trước hết, ta có thể thấy được rằng số lượng tai nạn giao thông xảy ra ngày càng tăng mạnh, chỉ 10 tháng đầu năm 2019 đã có hơn 14.251 vụ tai nạn giao thông khiến 6.300 người thiệt mạng, và hàng chục nghìn người bị thương nặng. Tai nạn giao thông xảy ra trên nhiều phương tiện của giao thông đường thủy, giao thông đường sắt và cả giao thông đường hàng không, tuy nhiên đáng lưu tâm và gây hậu quả nghiêm trọng nhất chính là tai nạn giao thông đường bộ. Ngày ngày trên báo chí, phương tiện truyền thông, ta có thể thấy nhan nhản những vụ tai nạn gây chết người. Gần đây nhất có thể kể đến vụ tai nạn tại Bến Lức- Long An xảy ra vào tháng 1 năm 2019, một chiếc xe container do tài xế Hiếu cầm lái đã bất ngờ đâm vào hàng chục xe máy đang dừng đèn đỏ tại ngã tư, vụ tai nạn đã gây cái chết cho 4 người còn rất trẻ và làm bị thương hơn 21 người , phương tiện bị vỡ, hư hỏng nghiêm trọng. Hay một tai nạn khác xảy ra ở Hải Dương khi đoàn người đang thăm viếng ở nghĩa trang liệt sĩ thì bị một xe ô tô tải tông vào gây chết 8 mạng người và làm hàng chục người khác bị thương. Ở Quảng Trị, một đoàn người xuất phát từ quê vào Quảng Nam rước dâu đã không may va chạm với xe đầu kéo chạy ngược hướng gây tai nạn thảm khốc khiến 13 người trong dòng họ chết tại chỗ, ngày vui đám cưới chưa kịp mừng thì trở thành tang tóc, thương đau....Qua đó, ta có thể thấy được rằng, tai nạn giao thông nguy hiểm đến nhường nào. Không chỉ mất mát về của cải, vật chất mà chúng còn hoành hành để cướp lấy mạng sống của bất kỳ ai. Tai nạn đã làm mất đi của đất nước những lực lượng lao động quý giá, những nhà trí thức, những con người tài giỏi và cả những mầm non tương lai. Nó vô hình nhưng mang lại những cái đau đớn hữu hình, khiến những người ở lại còn nặng lòng khóc nghẹn khi nghĩ về bảo người thân đã ra đi.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến bao vui tai nạn kinh hoàng xảy ra. Xét về khách quan, ta có thể thấy một vài vụ tai nạn xảy ra là do những đường bị ổ gà, ổ voi gây khó khăn cho phương tiện đi lại, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, bất cập, hệ thống đường sá chưa được xây dựng, nâng cấp và triển khai một cách hợp lý gây cản trở. Mặt khác, các hệ thống về đèn tín hiệu giao thông, biển báo ở một số nơi vẫn chưa được chú trọng đúng mức, xuống cấp nghiêm trọng nên ảnh hưởng ít nhiều đến người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, vấn đề thời tiết, gió giông, sấm sét, lụt bão, ngập úng cũng gây ra nhiều tai nạn cho người đi đường. Phương tiện giao thông ở Việt Nam quá nhiều , đặc biệt là xe máy gây ùn tắc, đường sá lại quá chật hẹp gây khó khăn cho người di chuyển trên đường, dễ gây va chạm. Song, ta không thể phủ nhận được rằng, nguyên nhân chính và trực tiếp nhất đến từ ý thức người tham gia giao thông. Một số trẻ em đi xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, lạng lách, đánh vọng, dàn hàng năm, hàng bảy giữa đường. Người tham gia giao thông chưa nắm rõ luật hoặc hiểu biết một cách sơ sài về luật giao thông. Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây tai nạn trên đường làm ảnh hưởng đến những người vô tội. Trên các tuyến đường chính, người tham gia đỗ xe bừa bãi, đi không đúng làn đường quy định, một số lại chạy xe quá tốc độ không bản thân không kiểm soát được tay lái mà gây tai nạn. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới ý thức của một số thành phần dân cư xả rác bừa bãi giữa lòng đường gây cản trở phương tiện giao thông qua lại.

Từ những nguyên nhân trên, ta cần phải đề ra những giải pháp khắc phục và các biện pháp để giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, tiến đến xây dựng một môi trường giao thông lành mạnh và an toàn. Thứ nhất, cần ban hành các bộ luật về giao thông đúng và gắn với thực tiễn, tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, qua sách vở, báo đài,...để người dân hiểu và nắm luật. Thứ hai, mỗi người dân phải tự ý thức về việc chấp hành luật giao thông, phải gương mẫu trước trẻ em, gia đình và xã hội, vận động mọi người cùng chấp hành luật giao thông. Thứ ba, tổ chức các cuộc thi về luật giao thông, tìm hiểu an toàn giao thông trong nhà trường, trong cộng đồng dân cư. Tu sửa lại hệ thống đường sá đảm bảo chất lượng hạ tầng, chú trọng đến hệ thống biển báo, đèn tín hiệu. Thứ tư, mọi người cần hiểu rõ tác hại của bia, rượu,..khi tham gia giao thông để hạn chế sử dụng. Đề ra các khẩu hiệu như: "Nhanh một giây, chậm một đời", "An toàn giao thông vì hạnh phúc của mọi nhà", "Đã uống rượu bia thì không lái xe"; ... trên các phố xá hay đường làng, ngõ xóm để nâng cao hơn ý thức của người tham gia giao thông.

"An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà", tất cả chúng ta phải chung tay vì hạnh phúc của chính mình và vì hạnh phúc của xã hội. Đừng để tai nạn giao thông hủy hoại chính cuộc sống mỗi chúng ta.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 13

Một trong những chủ trương phát triển của nước ta là phải hoàn thành được "Điện, đường, trường, trạm". Cùng với việc xây dựng mạng lưới điện, trường học và trạm y tế, những con đường là một trong những vấn đề cốt yếu giúp đất nước phát triển hơn. Thế nhưng giao thông phát triển lại mang theo vấn đề vốn vô cùng nan giải. Giáo dục về an toàn giao thông chính là cách nâng cao dân trí của người tham gia giao thông.

An toàn giao thông có thể hiểu là sự an toàn của mỗi người khi tham gia giao thông. Ngày nay trên báo đài hoặc truyền thông công cộng, ta vẫn có thể dễ dàng nghe được những thông tin về các vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc. Thống kê đã chỉ ra rằng trung bình mỗi ngày có khoảng 10 người bước ra khỏi nhà và mãi mãi không bao giờ quay về nhà nữa. Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia chỉ ra rằng chỉ 8 tháng đầu năm 2017, đã có gần 13.000 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, cướp đi mạng sống của hơn 5.000 người và khiến hơn 10.000 người khác bị thương. Những con số giật mình đó thật sự đã thức tỉnh mỗi chúng ta về ý thức tham gia giao thông. Những vụ tai nạn giao thông liên hoàn ngày một diễn ra càng nhiều, sinh mạng con người cũng vì thế mà trở nên mong manh hơn mỗi khi bước ra khỏi cửa. Không những đẩy những phận người vào chỗ chết hoặc không thì cũng tổn hại đến sức khỏe và tinh thần, chúng còn khiến những người thân của họ phải vác trên vai gánh nặng, gieo nỗi đau thương và tang tóc lên hàng triệu mái nhà trên mảnh đất hình chữ S này.

Mất an toàn giao thông hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng xét cho cùng vẫn chủ yếu do ý thức con người. Không thể phủ nhận việc ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam vô cùng kém. Vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, đua xe trên cao tốc là những vấn đề nan giải mà hàng năm qua chúng ta vẫn loay hoay không có cách nào giải quyết. Tâm lí muốn nhanh chóng khiến nhiều người sẵn sàng vi phạm luật giao thông chỉ để nhanh thêm được vài giây ngắn ngủi nhưng lại chậm cả đời bởi tai nạn giao thông đang rình rập ở mỗi con đường. Hậu quả là hàng ngàn vụ tai nạn đã xảy ra chỉ vì lối tham gia giao thông vô ý thức, vô kỉ luật mà hàng triệu người dân đang làm. Chưa ý thức được cái chết và sự nguy hiểm của lạng lách, đánh võng, vì vậy mà nhiều người vẫn vô tư vi phạm luật giao thông để rồi mang đến hậu quả đau lòng cho người khác và cho chính mình.

Việc mất an toàn giao thông cũng do chất lượng cầu đường của chúng ta chưa đảm bảo. Việc mới là một quốc gia đang phát triển khiến kinh phí đổ vào việc đầu tư những con đường lớn còn ít, nền đất của một nước ở khu vực nhiệt đới còn yếu nên nhiều con đường được xây dựng có chất lượng kém. Những ổ gà, ổ voi xuất hiện là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn cho những người tham gia giao thông nhất là vào mùa mưa lũ.

Không chỉ vậy, có một số doanh nghiệp tư nhân vì muốn tiết kiệm chi phí mà sử dụng những phương tiện đã quá hạn bảo trì. Bởi vậy, chất lượng xe không đảm bảo khiến mỗi cung đường ta đi càng trở nên nguy hiểm hơn và mạng sống con người cũng trở nên " ngàn cân treo sợi tóc".

Vì vậy, việc nâng cao ý thức người tham gia giao thông là quốc sách mà mỗi quốc gia cần trang bị cho mình. Nâng cao chất lượng phương tiện công cộng và khuyến khích người dân tham gia là một giải pháp góp phần giải quyết nạn kẹt xe, tắc đường mỗi giờ cao điểm. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc và xử phạt những doanh nghiệp sử dụng xe có chất lượng kém để răn đe. Xét đến cùng, ý thức con người vẫn là điều kiện tiên quyết. Nâng cao ý thức người tham gia giao thông bằng cách mở lớp học hay giáo dục từ khi còn tấm bé là cách chúng ta cải thiện ý thức người đi đường.

An toàn giao thông từ lâu đã trở thành một vấn đề nan giải của mỗi quốc gia, dân tộc. Để giải quyết vấn đề khó khăn này rất cần sự đồng lòng và chung tay góp sức của những người dân và các cấp chính quyền. Là người đi đường thông minh để giảm thiểu tai nạn giao thông là bạn đang góp phần rất lớn vào công cuộc hiện đại hóa và văn minh hóa đất nước.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 14

Sau bao nhiêu năm chiến tranh, bao nhiêu xương máu nước mắt thì chúng ta mới có được nền độc lập như ngày hôm nay. Những tưởng đau thương sẽ chẳng còn khi ngày độc lập tới. Nhưng không, đất nước đang đối diện với nhiều nỗi đau. Lưỡi hái tử thần vẫn ngày ngày kề cận. Trong đó, kẻ sát nhân tai nạn giao thông chính là phần nhiều lý do của những đau thương, mất mát. Làm thế nào để không còn tai nạn giao thông, để an toàn giao thông luôn được đảm bảo. Điều đó đặt ra dấu hỏi lớn trong mỗi người.

An toàn giao thông là việc không xảy ra các tai nạn, va chạm do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Đảm bảo an toàn giao thông là duy trì ổn định luồng lưu thông trên cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không…

Tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay đang ở mức báo động đỏ và được xếp vào thứ hạng cao trong khu vực Đông Nam Á về mất an toàn giao thông. Mỗi giờ, mỗi ngày trên đất nước ta có khoảng hơn bốn mươi người chết. Mỗi năm hàng chục nghìn người chết vì tai nạn giao thông chưa kể đến các trường hợp bị thương. An toàn giao thông là khẩu hiệu luôn được đề cao nhưng không ai dám khẳng định về sự an toàn ấy. Chỉ tính riêng được Tết Âm lịch 2018, có gần hai trăm người chết nhưng vẫn được coi là ít so với các năm trước. Giao thông cùng với sự an toàn giao thông trở thành tiếng thở dài ngao ngán đối với nhiều người.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất an toàn giao thông. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống đường giao thông còn chưa thật sự đảm bảo cho các phương tiện với các đoạn đường khúc khuỷu, các ổ gà. Cầu đường không đủ trọng tải và luôn trong tình trạng sửa chữa. Một phần cũng bởi thời tiết, biến đổi khí hậu tác động đến giao thông hàng không, mực lên xuống của sông, suối, thủy triều gây ra nhiều khó khăn với giao thông đường biển. Nhưng phần lớn lỗi vẫn thuộc về ý thức của người tham gia giao thông. Khi lưu thông trên đường, nhiều người còn chen lấn dẫn đến ùn tắc. Phóng nhanh, vượt ẩu bất chấp đèn tín hiệu, đội mũ bảo hiểm với sự chống đối, vẫn uống rượu khi lái xe, không có am hiểu về luật giao thông. Họ đánh liều tham gia giao thông và đánh điều chính cả tính mạng của bản thân.

Mất an toàn giao thông đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nó gieo rắc đau thương và làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đình. Hình ảnh đám cưới trở thành đại tang ở Quảng Nam năm 2018 vừa qua khiến chúng ta không khỏi bồi hồi xót xa. Quả thật, hậu quả tai nạn giao thông để lại là không lường. Những người tham gia giao thông phải đánh đổi bằng tính mạng của mình, hoặc bị thương rất nghiêm trọng và mất đi khả năng lao động. Gia đình, người thân đau đớn, xã hội buồn đau trước những tình cảnh đáng thương của họ. Thậm chí, họ còn phải đối diện với pháp luật vì sự sai trái khi vi phạm luật giao thông. những số phận phải thay đổi chỉ vì sai lầm phút chót. Chính vì tình trạng mất an toàn giao thông cũng đã làm mất đi hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Sự phát triển của quốc gia dân tộc cũng đang đang chịu những ảnh hưởng trực tiếp vì tình trạng mất an toàn giao thông.

Để đảm bảo an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp phù hợp và thống nhất giữa các cơ quan chuyên ngành, đoàn thể. Trước hết, phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật giao thông, nghiêm túc chấn chỉnh các hành vi vi phạm luật giao thông. Nhà nước, chính quyền cần quan tâm bố trí tu sửa những đoạn đường thiếu an toàn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông. Phân luồng, sắp xếp giao thông cần phù hợp với tình trạng dân cư khu vực để giảm bớt ùn tắc. Dù an toàn giao thông khó có thể thực hiện trong ngày một ngày hai nhưng chỉ cần mỗi cá nhân nâng cao nhận thức, chung tay xây dựng thì sẽ tạo nên an toàn giao thông và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Mỗi công dân đều có thể góp sức mình vào quá trình giữ gìn an toàn giao thông. Từ những việc làm nhỏ như chấp hành luật giao thông: không phóng nhanh vượt ẩu, tuân thủ đèn xanh đèn đỏ và quan trọng nhất là học tập tu dưỡng mỗi ngày để có thể truyền đạt lại cho mọi người xung quanh về những kiến thức giao thông an toàn, nhắc nhở bạn bè, gia đình, người thân luôn luôn đội mũ bảo hiểm, tuân thủ đèn tín hiệu, học tập luật giao thông để có những kiến thức bảo vệ cho bản thân và cho chính mọi người xung quanh. Mỗi người chúng ta đừng vì tiện lợi nhanh chóng, tạm bợ mà vượt đèn, băng đường thay vì đi cầu vượt. Chúng ta hãy tự bảo vệ lấy tính mạng của chính bản thân, gia đình và xã hội.

An toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi chúng ta. những hậu quả của mất an toàn giao thông chính là bài học cảnh tỉnh cho mọi người. nếu bạn đã từng vi phạm luật giao thông, từng đánh mất an toàn giao thông thì hãy nhanh chóng sửa đổi khi còn có thể. An toàn giao thông là không tai nạn.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 15

Hiện nay, an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đang diễn biến phức tạp vô cùng dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm, nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của người dân lại phát triển theo chiều hướng tiêu cực.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… Phẫn nộ hơn khi có rất nhiều người tham gia giao thông không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy, không chịu hợp tác, dẫn đến ùn tắc giao thông và gây xôn xao trong dư luận.

Để cải thiện tình hình trên, chúng ta cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người dân, quán triệt lại tinh thần cán bộ cảnh sát giao thông, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông. Có như vậy mới đảm bảo an toàn giao thông, đẩy lùi tai nạn và góp phần phát triển đất nước giàu đẹp, văn minh.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 16

Mỗi một năm trôi qua đất nước lại phát triển thêm một nấc mới. Đời sống của con người cũng khấm khá hơn. Không chỉ nâng cao chất lượng trong bữa ăn, giấc ngủ mà trong việc đi lại cũng đã cải thiện hơn rất nhiều trong những năm qua.

Nếu như trước đây con người chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xe kéo thì giờ đây rất hiếm khi chúng ta nhìn thấy những chiếc xe đạp chạy ngoài đường. Xe kéo thì hoàn toàn không thấy bóng dáng. Thay vào đó là xe máy, ô tô. Nhưng chính sự phát triển của các loại phương tiện lại khiến cho an toàn giao thông đi xuống.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông có rất nhiều. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do ý thức của người tham gia giao thông. Nhiều người nắm rõ luật nhưng lại không tuân thủ theo luật. Lấy đơn cử như việc dừng đèn đỏ. Nhiều người vì muốn nhanh hơn một chút nên thường xuyên vượt đèn đỏ. Nhưng có không ít người trong số đó nhanh một phút nhưng chậm cả đời. Có người ra đi vĩnh viễn, có người trở thành người tàn phế. Bên cạnh đó có những người lại không hiểu về luật an toàn giao thông. Người đi xe máy lại đi vào làn đường ô tô, trong khu vực đông dân lại đi với tốc độ cao,…

Thậm chí có những người uống rượu bia say nhưng vẫn lái xe. Họ không chỉ xem thường tính mạng của bản thân mình mà còn làm ảnh hưởng đến sự an nguy của người khác. Có những người đi bộ, người bán hàng rong nhưng lại ngang nhiên lấn chiếm lòng đường. Họ tràn xuống đường khiến cho các phương tiện giao thông khác bị cản trở. Bên cạnh nguyên nhân về con người còn có nguyên nhân đến từ phương tiện giao thông.

Nhiều người sử dụng phương tiện thô sơ, tự chế khi tham gia giao thông không đảm bảo được sự an toàn. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến nữa là do cơ sở hạ tầng yếu kém. Mặc dù đường xá hàng năm đều được nâng cấp nhưng thực tế có những tuyến đường bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Rất nhiều cung đường xấu là ác mộng đối với người điều khiển giao thông. Những cung đường ấy thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Hậu quả của việc không chấp hành an toàn giao thông chắc hẳn ai cũng rõ. Trước tiên chúng gây ùn tắc giao thông và làm mất trật tự xã hội. Đôi khi chỉ vì ý thức của một vài người nhưng lại làm ảnh hưởng tới hàng triệu con người. Không chấp hành an toàn giao thông có thể gây ra thiệt hại về tiền của, vật chất của con người và thậm chí là thiệt mạng. Còn nhớ vừa qua có vụ tai nạn một người phụ nữ lái xe Mercedes đã đâm vào 3 phương tiện giao thông khác và làm cả 4 cả phương tiện cháy rụi cùng một người tử vong tại chỗ.

Nếu muốn cải thiện tình hình giao thông ở nước ta hiện nay không chỉ trong ngày một ngày hai, cũng không thể nói vài câu là có thể thay đổi được. Là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cùng nhau tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục để mọi người nâng cao hơn ý thức khi tham gia giao thông.

Việc tuyên truyền không chỉ dành cho học sinh trong trường mà nên mở rộng quy mô để toàn bộ người dân đều hiểu. Đối với những người không chấp hành luật lệ giao thông luật pháp phải có hình phạt phù hợp để răn đe mọi người. Đối với cơ sở hạ tầng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa và kịp thời khắc phục chất lượng.

Giữ an toàn giao thông không phải chỉ cho chính mình mà còn là giữ an toàn cho những người khác nữa. Người gặp tai nạn giao thông nếu không may qua đời sẽ để lại nỗi đau lớn cho người thân, nếu bị thương tật thì sẽ trở thành gánh nặng cho người thân. Chính vì vậy mà bạn hãy nâng cao hơn nữa ý thức tham gia giao thông của mình trước là để bảo vệ mình sau là để giữ an toàn cho những người cùng tham gia giao thông.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 17

Khi đất nước ngày càng phát triển thì kéo theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác cũng phát triển. Tuy nhiên đi liền với những cơ hội, luôn tồn tại nhiều thách thức. Vấn đề giao thông đang khiến cho cơ quan chức năng nhức nhối, tìm phương hướng giải quyết. Giao thông là một trong những lĩnh vực đang khiến cho cả người tham gia giao thông và người giám sát giao thông gặp phải nhiều nhức nhối. Vì tình trạng mất kiểm soát cũng như tai nạn giao thông đang diễn ra trầm trọng và chuyển biến tiêu cực.

Giao thông ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng, nó gây nên nhiều tranh cãi, để lại nhiều hậu quả xấu. Giao thông Việt Nam có nhiều loại hình như giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông đường hàng không. Mỗi loại hình đều có những đặc thù riêng, cần phải tìm phương hướng để giải quyết triệt để.

Tuy nhiên có thể nói trong những năm qua nhức nhối nhất vẫn là vấn đề giao thông đường bộ với mật độ tham gia giao thông dày đặc, bon chen nhau, tranh giành làn đường của nhau để đi. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày ở nước ta có 35 người chết do tai nạn giao thông và hàng nghìn người chấn thương. Con số đáng báo động đó đã khiến cho người tham gia giao thông khiếp sợ, nhưng dường như tai nạn giao thông vẫn chưa hề thuyên giảm.

Tình trạng tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát trong xã hội. Vậy nguyên nhân của việc tai nạn giao thông này là do đâu?

Trước hết đó chính là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông. Khi họ không có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông cũng như biết luật nhưng không làm theo luật sẽ dẫn đến nhiều hành động xấu. Và hậu quả chính là việc tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào. Tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra nhiều, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm là những điều mà mỗi người vẫn có thể chứng kiến thấy.

Từ những việc nhỏ nhặt và tưởng như vô can đó lại là nguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng ở nước ta. Hình ảnh những nạn nhân nằm vật vã trên vũng máu, những người thân khóc vật vờ trong bệnh viện hay hình ảnh khói nhang nghi ngút trong một gia đình trẻ. Tai nạn giao thông luôn để lại nhiều ám ảnh đối với những người ở lại.

Ý thức của người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh, không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.

Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo, hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến hành động của mình như thế nào. Thứ hai xuất phát từ cơ quan chức năng. Khi đó chúng ta sẽ thấy được khi giao thông ổn định sẽ có vai trò lớn như thế nào.

Cuộc sống của mỗi người được tạo nên từ nhiều yếu tố cộng hưởng. Và việc đảm bảo an toàn giao thông cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy chung ta xây dựng một môi trường tham gia giao thông lành mạnh, an toàn nhất.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 18

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm.

Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội.

Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém.

Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 19

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: An toàn là bạn, tai nạn là thù”, An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều.

Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai.

Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước. Các bạn trẻ hãy ý thức rằng: “Tử thần không ở đâu xa, mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số ” Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.

Nghị luận về an toàn giao thông - mẫu 20

Cùng với ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn giao thông cũng làm hao tốn nhiều giấy mực của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà nó ngày càng được quan tâm hơn bởi mọi người trong xã hội. Với nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp đặc biệt là các thành phố lớn.

Sự an toàn của người tham gia giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn. An toàn giao thông là sự đảm bảo về tính mạng của người tham gia giao thông. Nó ngày càng được quan tâm bởi tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến tinh thần của người đi đường. Trước đây, tai nạn giao thông cũng xảy ra nhưng không diễn ra nhiều bằng hiện nay.

Mỗi năm đều có những thông số nói về tai nạn giao thông. Trong chín tháng của năm 2015 (tính từ ngày 16 tháng 12 năm 2014 đến ngày 15 tháng 9 năm 2015) đã xảy ra 16459 vụ tai nạn giao thông làm 6518 người chết và 14929 người bị thương. Một con số đáng báo động cho tình trạng giao thông hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông.

Trước hết là họ không tuân thủ đúng luật giao thông, hệ thống đèn báo hiệu, đèn giao thông cũng như hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trên đường. Điều này là khá phổ biến. Đã có rất nhiều cô cậu thanh niên chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy, xe tay ga nhưng lại lạng lách đánh võng trên đường không những cản trở giao thông mà đã có nhiều vụ tai nạn giao thông do việc này mà ra. Không chỉ thế ý thức tham gia giao thông của mọi người cũng rất kém, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, ngược chiều đường, dừng sai nơi….

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


viet-bai-lam-van-so-6.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên