Top 3 Phân tích bài thơ Tôi yêu em (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin
Bài giảng: Tôi yêu em - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Pus-kin “Mặt trời của thi ca Nga”. Ông là nhà thơ vĩ đại nhất của nước Nga, là người đặt nền móng cho văn học nước nhà. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, ở thể lại nào cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Những vần thơ tình của ông làm say đắm biết bao thế hệ bạn đọc. Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng nhất của ông, nó được toàn thế giới ngưỡng mộ, là viên ngọc quý giá của văn học Nga.
Tôi yêu em với người Nga không chỉ đơn thuần là câu nói thể hiện tình cảm mà nó còn là sự khẳng định bên vững của tình yêu: tôi đã yêu em và sẽ mãi mãi yêu em. Tình yêu đó bền vững, không nhạt phai theo năm tháng. Tôi yêu em không chỉ xuất hiện ở nhan đề mà nó còn được lặp lại trong bài, cho thấy tình cảm da diết, sâu nặng và luôn thường trực trong lòng nhà thơ.
Bài thơ mở đầu bằng những lời thơ đầy mâu thuẫn, giằng xé:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Lời giãi bày tình yêu thật chân thành, giản dị, dấu hai chấm ngắt, ngăn đôi giữa hai vế câu, phải chăng tình yêu ấy còn có điều gì bận lòng và khó nói. Có lẽ sau dấu hai chấm ấy còn nhiều điều anh muốn nói với em, muốn tỏ bày với em. Tình yêu với em “chưa hẳn đã lụi tàn” tức tình yêu này đã hình thành, có cội nguồn từ quá khứ, và kéo dài cho đến những năm tháng hiện tại. Đó là một tình yêu son sắt, thủy chung, có thể gặp những chông gai, trắc trở những nó vẫn luôn âm ỉ cháy. Nếu như hai câu đầu là sự giãi bày của cảm xúc, thì hai câu thơ sau lại là lời nói của lí trí. “Nhưng” đối lập với vế phía trước, tình cảm lên tiếng cổ vũ hãy tiếp tục yêu, hãy để ngọn lửa tình ấy bừng cháy, thì đến hai câu sau lại là sự lên tiếng mạnh mẽ, dứt khoát của lí trí, hãy dật tắt tình yêu. Vì sao vậy? Có phải vì không còn yêu nữa? Nhưng không phải, không yêu em cũng là vì em, để lòng em không gợn những bóng u hoài, những chuyện buồn trong tình cảm của chúng ta. Tình yêu đó thật cao thượng, nhân văn, không yêu em không phải vì đã hết yêu, mà bởi quá yêu nên muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương.
Bốn câu thơ đã diễn tả những mâu thuẫn, giằng xé trong lòng nhà thơ: dù trái tim vẫn thổn thức với nhịp đập tình yêu, vẫn khao khát yêu đương mãnh liệt, nhưng lí trí lại không cho phép, lại kiên quyết gạt bỏ tình yêu đó. Sự kìm nén, dằn lòng ấy là biểu hiện của một tình yêu đích thức. Yêu không chỉ đơn thuần là yêu, là đón nhận, hưởng thụ mà quan trọng hơn là phải biết hi sinh, dành những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu. Đoạn thơ là lời giãi bày đầy đau đớn, nhưng qua đó cũng thấy được tấm lòng chân thành, vị tha của nhà thơ trong tình yêu.
Phải từ bỏ tình yêu, có ai lại không đau đớn, khổ sở, nhất là khi tình cảm ấy vẫn như ngọn lửa, trào dâng trong lòng:
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.
“Tôi yêu em” lại một lần nữa vang lên, diễn tả tình yêu dai dẳng, bên bỉ trong lòng nhân vật trữ tình. Chỉ với một câu thơ nhưng Pus-kin đã diễn tả đầy đủ những cung bậc tình cảm của tình yêu: âm thầm, không hi vọng, hậm hực lòng ghen. Và hai câu thơ cuối cùng là biểu hiện cao nhất của tình yêu cao thượng:
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Điệp khúc tôi yêu em một lần nữa được lặp lại, như một đợt sóng dâng trào của cảm xúc, không thể chế ngự được. Bao nhiêu ghen tuông, hậm hực giờ nhường chỗ cho tình yêu chân thành, đắm thắm và mong ước cao thượng, cầu cho người con gái mình yêu thương sẽ có một người khác yêu thương chân thành. Trong lời câu chúc ấy ta thấy được tấm lòng cao thương, vị tha của chàng trai trong tình yêu. Ta thấy được sự thông minh của chàng, dành tình yêu lớn lao cho cô gái, sự tự tin tình yêu mình dành cho nàng là tột cùng không có bất cứ tình yêu nào lớn hơn nữa. Ẩn đằng sau đó còn là niềm hi vọng, chờ đợi dù mơ hồ, mong manh.
Bằng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu nhạc điệu, Pus-kin đã diễn tả thành công tình yêu chân thành, tha thiết dành cho người con gái mình yêu thường. Đồng thời còn cho thấy tâm hồn vị tha, bao dung lớn lao trong tình yêu của chàng trai đối với cô gái.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều