Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (dàn ý, 30 mẫu)



Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (dàn ý, 30 mẫu)

Đề bài: Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu

Bài giảng: Lưu biệt khi xuất dương - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Quảng cáo

1. Mở bài

- Phan Bội Châu là người đầu tiên có ý tưởng cứu nước bằng con đường tư sản, ông có nhiều hoạt động sôi nổi trong phong trào cách mạng thời kỳ đầu. Phan Bội Châu còn được biết đến là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nửa đầu thế kỷ 20, là người ươm những mầm mống đầu tiên cho nền văn học mang khuynh hướng trữ tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ.

- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần nhiệt huyết, tráng chí rộng lớn và cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

2. Thân bài

* Hình tượng người chí sĩ hiện lên qua quan điểm về chí làm trai trong thời đại mới

- "Làm trai phải lạ ở trên đời", quan điểm nam nhi sống ở trên đời cần có lý tưởng cao đẹp, tráng chí bốn phương, dám vươn mình bước ra khỏi sự giới hạn, bó hẹp khuôn phép, để làm việc đại sự có tính phi thường, hiển hách.

- "Há để càn khôn tự chuyển dời": Nam nhi phải nắm giữ và làm chủ vận mệnh của mình, tầm vóc sánh ngang với trời đất, thậm chí dịch chuyển càn khôn => Khẩu khí tự tin, táo bạo và mạnh mẽ.

* Hình tượng người chí sĩ thông qua quan điểm về vai trò và trách nhiệm của đấng nam nhi trước thời cuộc

- "Trong khoảng trăm năm cần có tớ": Nhận thức rõ ràng và nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân, phải đứng lên đấu tranh cho lý tưởng, trở thành người có trọng trách vai trò to lớn, phục hưng đất nước. Làm sao cho xứng với sự sắp đặt của tạo hóa, trời đã đem đến cho ta một kỷ nguyên đầy chông gai.

-  "Sau này muôn thuở há không ai": Tầm nhìn xa trông rộng, lo nghĩ cho mai sau, cho con đường cứu quốc bằng việc lay động thức tỉnh thế hệ thanh niên tiếp nối, cổ vũ họ bằng chính tráng chí, lý tưởng của một nhà cách mạng tiên tiến.

* Hình tượng người chí sĩ hiện lên qua nhận thức về số phận đất nước, dân tộc và cả nền Nho học vốn từng huy hoàng nhưng nay chỉ còn là quá khứ

- "Non sông đã chết sống thêm nhục": Việc mất nước, chính là nỗi nhục nhã của cả một dân tộc, đặc biệt là trong tư tưởng truyền thống thì đối với mỗi một kẻ đọc sách thánh hiền, một đấng nam nhi nỗi nhục ấy còn đau đớn và dằn vặt hơn gấp bội lần.

- "Hiền thánh còn đâu học cũng hoài": Ý thức rõ ràng về một nền Nho học lỗi thời, lạc hậu, có tiếng nhưng không có miếng, không còn phù hợp trong bối cảnh thời đại mới => Đau đớn xót xa, nhưng người chí sĩ không hề nản chí, mà giọng thơ rất mạnh mẽ, quyết liệt sẵn sàng từ bỏ thứ vô dụng, để tiến tới một chân trời mới với tư thế hiên ngang mạnh mẽ, tâm hồn tự do và phóng khoáng.

* Hình tượng người chí sĩ hiện lên với hình ảnh người vượt biển đi tìm một chân trời mới, thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình

- Không gian rộng lớn, khoáng đạt được gợi ra từ những hình ảnh kỹ vĩ của thiên nhiên từ "bể Đông" rồi "muôn trùng sóng bạc", điều ấy thể hiện những khát vọng hành động mạnh mẽ của người chí sĩ yêu nước.

- Từng đợt sóng vừa thể hiện tráng chí sục sôi trong trái tim yêu nước, vừa thể hiện những khó khăn trùng trùng phía trước.

3. Kết bài

- Lưu biệt khi xuất dương là một sáng tác mang khuynh hướng trữ tình chính trị đời đầu, nổi bật với hình ảnh người chí sĩ cách mạng với vẻ đẹp kiêu hùng, tầm vóc sánh ngang với trời đất, phong thái, tự tin, quyết liệt dựa trên cơ sở một lý tưởng và tráng chí cao đẹp - phụng sự và cống hiến cho Tổ quốc, cứu quốc bằng con đường mới mẻ.

Quảng cáo

Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương - mẫu 1

Thế kỉ XX, đặc biệt là những năm đầu, đất nước, nhân dân ta đã ghi nhận nhiều gương mặt các nhà cách mạng, nhà chí sĩ yêu nước lỗi lạc như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… và không thể không kể đến Phan Bội Châu. Đóng góp to lớn của ông đối với thời đại khó mà kể hết được, trước hết là tinh thần yêu nước. Đã nhiều lần ông gửi gắm điều ấy trong các sáng tác sục sôi ý chí căm hơn, thúc giục thế hệ trẻ phải đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Một trong số đó, có Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa thành công hình ảnh người chí sĩ yêu nước lúc lên đường thực hiện ước mơ lớn:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

Thật chẳng khó nhận ra, những năm đầu của thế kỉ XX tinh thần yêu nước đã lớn mạnh như thế nào, trước hết xuất phát từ những bậc nho sĩ. Thất bại của phong trào Cần Vương, hay câu chuyện “Bình Tây phục quốc” không thành… đất nước vẫn rơi vào tay giặc là hiện thực buồn bã của dân tộc. Nhưng sức mạnh của truyền thống yêu nước cả ngàn năm dội về, cùng với những “tân thư” mới mẻ của thời đại, đã tạo ra những phong trào: Duy tân, Đông Du, Đông kinh nghĩa thục… làm thức tỉnh cả một lớp nhà nho nhiệt huyết. Họ đã hành động theo tiếng gọi của lịch sử: kẻ cắt phăng búi tóc trên đầu mà đoạn tuyệt với lối học cử tử để đi tìm lí tưởng mới, kẻ tạm biệt gia đình, người thân, quê hương đi Tàu, đi Xiêm, đi Nhật để hướng về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ. "Tất cả chí hướng của thế hệ trí thức yêu nước đã nhằm vào một mục tiêu vĩ đại: "khôi phục nước nhà" (Đặng Thai Mai). Phan Bội Châu cũng mưu đồ sự nghiệp ấy tới đất nước Nhật Bản. Chưa bàn con đường ấy đúng sai, nhưng ông đã tạo nên một luồng sinh khí mạnh mẽ thổi bùng khát vọng đấu tranh của dân tộc trong một thời gian dài. Lưu biệt khi xuất dương ra đời trong bối cảnh như thế. Khúc trang ca khi lên đường này ông viết để giã từ bạn bè, đồng chí nhưng đã khắc họa đầy chân thực và lãng mạn hình ảnh người chí sĩ yêu nước trong lúc ra đi.

Chân dung bậc nho sĩ ái quốc hiện lên trong dáng vẻ phi thường thách thức cả không gian và thời gian:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Sau này muôn thuở há không ai?

Người chí sĩ đó vẫn mang theo khát vọng chí làm trai thuở trước, nhưng khát vọng ấy thật oai hùng, phi thường của một bậc vĩ nhân. Có hai vấn đề, mà không phải là sự nghiệp “công danh” thông thường đấng nam nhi hay nghĩ tới, đó là phải lạ giữa càn khôn và phải cần có tớ trong khoảng trăm năm này. Phan Bội Châu lựa chọn không gian và thời gian đặc biệt để cái chí của kẻ làm trai được thỏa sức tung hoành. Cái lạ là phải làm nên được những điều kì diệu, phi thường không phải ở đời mà phải giữa càn khôn. Suốt một trăm năm đời người không thể sống hoài, sống phí mà phải trở thành nhân vật lịch sử lớn lao. Ý thức cá nhân, bản ngã lịch sử đẩy tâm tư của người chí sĩ thoát khỏi những suy nghĩ thông thường mà khát vọng mưu đồ việc lớn, xoay chuyển càn khôn, cụ thể là đất nước lâm nguy thì cần phải ra tay cứu nước. Tớ cần phải xoay vần vũ trụ, phải làm điều kinh thiên động địa trong thế kỉ này. Ở Phan tiên sinh, cái tôi yêu nước đầy chủ động, không trông chờ, không hô hào mà trở thành lý tưởng hành động.

Bởi vậy cái phải lạ không phải là một lời nói suông, mà trở thành hành động thực sự:

Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

Quảng cáo

Người chí sĩ yêu nước như nhân vật trữ tình trong bài thơ này thật khiến người ta thán phục. Cái tráng lệ trong tinh thần không chỉ toát ra từ ý thức cá nhân đầy mạnh mẽ mà ở cả nhận thức đã hoàn toàn chuyển mình. Nhiều nhà nho thời ấy đều biết sự nhục nhã khi phải sống trong cảnh ngoại bang xâm lăng, sự vô nghĩa khi giá trị của nền học vấn cũ giờ đây đã không còn phù hợp. Nhưng để viết nó ra một cách đầy khảng khái, khí chất chỉ có Phan Bội Châu. Cách ông hình tượng hóa hiện thực đất nước rất chân thực: non sông đã chết. Nó không đơn thuần còn là lẽ sống vinh nhục, mà là nỗi đau của nước mất nhà tan. Từ đó không chỉ riêng ông mà biết bao người chí sĩ đã từng là “sản phẩm” của một nền Hán học uy nghi, vững chãi cả ngàn năm, đã từng xuất thân từ chốn cửa Khổng sân Trình cũng đau đớn nhận ra, cái hiền thánh năm xưa đã không còn. Nếu ở trên, hình ảnh người chí sĩ yêu nước thật ngang tàng, thách thức, có phần bướng bỉnh trước vũ trụ, cuộc đời, thì đến đây còn trở nên quật cường, quyết liệt hơn trong nhận thức. Còn sống là còn nhục, còn học là còn ngu. Táo bạo, dứt khoát, người chí sĩ ấy không né tránh mà đối diện với hiện thực thật oai hùng. Bởi vậy điều lạ trong con người của nhân vật trữ tình đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy yêu nước của thời đại.

Muốn làm điều kinh thiên động địa, muốn làm cho đất nước thoát cảnh lầm than, muốn thay đổi con đường cứu nước cho dân tộc, người chí sĩ đã vượt xa hơn lời nói mà trở thành hành động cụ thể, đó là: xuất dương.

Muốn vượt bể đông theo cánh sóng

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Hai câu thơ cuối hình ảnh người chí sĩ lên đường thật phi thường, oai hùng mà lãng mạn. Cái nhất thể giữa tự nhiên và con người, giữa ngoại cảnh và ý chí đã đẩy bức chân dung nhân vật lịch sử năm ấy như một bức tượng đài sừng sững, nguy nga. Vẫn là không gian rộng lớn của biển khơi, vẫn là cái mạnh mẽ của muôn trùng sóng bạc nhưng lại hòa cùng nhau mà đẩy khát vọng, hoài bão của người chí sĩ vút cao. Ba chữ nhất tề phi bản dịch đã không nhắc tới, khiến sắc thái, tinh thần của kẻ sĩ lên đường chưa thể lột tả hết được. Cảnh tượng cuối bài thơ đã cho thấy một bầu nhiệt huyết sục sôi, lý tưởng lớn lao của bậc sĩ phu yêu nước khi lên đường. Điều đó đã tạo nên một khúc khải hoàn ca thật tráng lệ, hào hùng để mang theo bao hi vọng, bao niềm tin, bao ước mơ về một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Tinh thần yêu nước của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu không phải tự nhiên có sức ảnh hưởng to lớn đến thời đại mà ông sống đến vậy. Bởi tinh thần đó đã khai sáng biết bao nhiêu kẻ sĩ còn mò mẫm trên hành trình phục sinh Tổ quốc. Dẫu Phan tiên sinh sau này vẫn chưa thành công được trong sự nghiệp kinh bang tế thế, nhưng lòng yêu nước và sức mạnh quả cảm của tấm lòng ấy mãi mãi trở thành ngọn lửa sáng rực cả bầu trời Cách mạng những năm nửa đầu thế kỉ XX. Lưu biệt khi xuất dương bởi vậy không còn là bài thơ giãi bày cảm xúc lưu luyến, bịn rịn trong cảnh chia tay thông thường mà là ý chí quyết tâm ra đi để mưu đồ nghiệp lớn. Bài thơ mãi mãi còn đó sự bất diệt trong khát vọng đấu tranh và tinh thần yêu nước cho những thế hệ sau này.

Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương - mẫu 2

     Phan Bội Châu (1867-1940), quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, xuất thân trong một gia đình Nho học, từ nhỏ ông đã thể hiện tài năng hơn và học vấn hơn người. Sau khi trưởng thành, với tinh thần yêu nước lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, ý thức được việc nước mất nhà tan Phan Bội Châu đã hăng hái tham gia vào các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp. Tuy nhiên do tính chất nhỏ lẻ và chưa có đường lối đúng đắn nên hầu hết các cuộc khởi nghĩa theo kiểu cũ đều thất bại, lúc này đây Phan Bội Châu người đầu tiên đã nung nấu trong mình ý tưởng cứu nước theo con đường tư sản - con đường mà Nhật Bản đã đi rất thành công, từ đó thành lập ra hội Duy Tân, phát động phong trào Đông Du, cử thanh niên ưu tú sang nước bạn học tập. Ngoài vai trò là một danh sĩ với nhiều hoạt động cách mạng sôi nổi thì Phan Bội Châu còn được biết đến là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nửa đầu thế kỷ 20, đóng góp một phần không nhỏ vào nền văn học của nước nhà. Có thể nói rằng Phan Bội Châu được xem là người ươm những mầm mống đầu tiên cho nền văn học mang khuynh hướng trữ tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần nhiệt huyết, tráng chí rộng lớn và cao đẹp của người chí sĩ yêu nước, trước buổi lên đường sang nước bạn học tập, với niềm hy vọng, niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng của đất nước.

     Lưu biệt khi xuất dương được Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1905, trước khi lên đường sang Nhật để từ giã bạn bè đồng chí, bài thơ vừa mang ý nghĩa cổ vũ, động viên tinh thần người ra đi, cũng vừa thôi thúc, củng cố niềm tin và tinh thần của những người ở lại về một tương lai tốt đẹp của dân tộc, với con đường cứu nước mới mẻ, nhiều hứa hẹn, mặc dù Phan Bội Châu mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên. Hình tượng người chí sĩ yêu nước hiện lên trước tiên là ở quan điểm của danh sĩ về chí làm trai trong thời đại mới, trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động, thù trong giặc ngoài.

Quảng cáo

"Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời"

     Như vậy đọc cả hai câu thơ thì ý thơ về chí làm trai tựu chung lại ở một chữ "lạ", còn những chữ khác chỉ nhằm bổ nghĩa cho cái "lạ" ấy. Phan Bội Châu quan niệm rằng, đã là nam nhi, sức dài vai rộng, thì sống ở trên đời phải có những hoài bão, lý tưởng cao đẹp, vượt lên những cái tầm thường như cơm, áo, gạo, tiền, có bản lĩnh mưu đồ việc lớn, làm những cái mà không ai dám làm, với lòng kiên định và niềm tin vững chắc. Đặc biệt người nam nhi phải tự đưa bản thân mình ra khỏi chốn yên bình, hạn hẹp, "ao tù nước đọng", phải vượt qua được những mối lo ngại được, mất mà vươn mình ra biển lớn, mưu đồ những việc phi thường hiển hách cho xứng với hai chữ nam nhi. Mà như Xuân Diệu từng có một câu thơ rất hay "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm", thì người nam nhi cũng vậy, cuộc đời ngắn ngủi 60 năm, ít nhất phải có một lần được vụt sáng, vĩ đại, còn nếu cam chịu cuộc đời bình lặng, đằng đẵng thì quả là uổng phí. Để củng cố và bổ sung cho quan điểm chí nam nhi của mình Phan Bội Châu đã làm rõ ý bằng câu thơ tiếp "Há để càn khôn tự chuyển dời". Rằng nam nhi chí tại bốn phương, phải nắm giữ và làm chủ vận mệnh của mình, chớ để mặc trời đất, tạo hóa kiến sinh, buông trôi vận mệnh như chiếc lá xuôi theo dòng nước không biết sẽ lạc lõng về đâu. Ý thơ chính là sự khích lệ của Phan Bội Châu dành cho những thanh niên trẻ tuổi, phải dám đặt ngang tầm vóc của bản thân với trời đất, với tạo hóa, giành lấy thế chủ động quyết định vận mệnh của mình, thậm chí là thay đổi càn khôn bằng một khẩu khí vô cùng mạnh mẽ, tự tin và táo bạo. Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu không phải chỉ mới xuất hiện trong thơ ông, mà nó đã từng ẩn hiện trong ca dao và thơ ca của nhiều những danh sĩ khác, tuy không hoàn toàn giống nhưng cũng có những điểm tương đồng về khẩu khí và tính chất. Ví như trong Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ có câu "Chí làm trai nam bắc đông tây/Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể", hay trong ca dao Việt Nam cũng có nhiều câu rất hay"Làm trai cho đáng nên trai/Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên" hay "Làm trai cho đáng nên trai/Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng".

"Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai"

     Sau hai câu đề quan niệm chung về chí nam nhi, thì đến 2 câu thực, Phan Bội Châu tiếp tục đưa ra quan điểm về vai trò và trách nhiệm của đấng nam nhi trước thời cuộc, đó là phận sự với đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước có nhiều biến động thì người nam nhi lại càng phải đứng ra thể hiện rõ ràng vai trò, chí khí của mình để phụng sự cho Tổ quốc. Hình tượng người chí sĩ hiện lên với khoảng thời gian "trăm năm", một là để chỉ đời người, sau là chỉ một thế kỷ nhiêu biến động của đất nước. Người chí sĩ nhận thức rõ ràng và nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân, phải đứng lên đấu tranh cho lý tưởng, trở thành người có trọng trách vai trò to lớn, phục hưng đất nước. Làm sao cho xứng với sự sắp đặt của tạo hóa, trời đã đem đến cho ta một kỷ nguyên đầy chông gai, thì thân là nam nhi phải xác định rằng đất nước đang cần và bản thân chính là rường cột nước nhà. Ngoài ra người chí sĩ còn hiện lên không chỉ là sự tự nhận thức mà còn hiện lên với tầm nhìn xa trông rộng, lo nghĩ cho mai sau, cho con đường cứu quốc bằng việc lay động thức tỉnh thế hệ thanh niên tiếp nối, cổ vũ họ bằng chính tráng chí, lý tưởng của một nhà cách mạng tiên tiến. Câu hỏi "Sau này muôn thuở há không ai?, là hỏi tất cả thế hệ thanh Việt Nam bấy giờ và các thế hệ mai sau, kéo những con người đang chìm trong vũng lầy của sự bế tắc ra khỏi cảnh bất lực trước thời cuộc. Đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước, lý tưởng sống, tráng chí tung hoành bốn bể cho xứng với phận nam nhi, hướng họ đến một nhận thức mới, một niềm tin niềm hy vọng mới, khơi dậy trong tâm hồn họ sự tự tin, quyết đoán của bậc đại trượng phu.

"Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài"

     Ở hai câu luận, bậc chí sĩ lại hiện lên với những nhận thức về số phận đất nước, dân tộc và cả nền Nho học vốn tùng huy hoàng nhưng nay chỉ còn là quá khứ. Phan Bội Châu viết "Non sông đã chết", cái chết ở đây là cái chết của chủ quyền dân tộc, đất nước bị giày xéo bởi lũ giặc ngang tàn. Trong khi ấy những kẻ vốn được coi là đầu não là xương sống, kinh mạch của một đất nước lại hèn nhát, sợ hãi, chỉ biết lo đến cái vinh hoa phú quý phù phiếm của bản thân mà quên đi vận mệnh dân tộc, chấp nhận sống đê hèn, nhục nhã dưới kiếp thuộc địa, để con dân phải lầm lũi thở than. Một đất nước mất quyền tự chủ, một dân tộc không có người lãnh đạo có phải đã "chết" rồi hay không, chẳng khác nào một cái vỏ rỗng tuếch, những giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc đã bị đàn áp dưới chế độ thực dân. Như vậy việc mất nước, chính là nỗi nhục nhã của cả một dân tộc, đặc biệt là trong tư tưởng truyền thống thì đối với mỗi một kẻ đọc sách thánh hiền, một đấng nam nhi nỗi nhục ấy còn đau đớn và dằn vặt hơn gấp bội lần. "Hiền thánh còn còn đâu đọc cũng hoài", một danh sĩ xuất thân Nho học, nhận được sự giáo dục truyền thống từ thuở còn tấm bé, việc phủ nhận và ý thức rõ ràng về một nền Nho học lỗi thời, lạc hậu, có tiếng nhưng không có miếng, không còn phù hợp trong bối cảnh thời đại mới chính là nỗi đau đớn khó có thể chấp nhận. Việc tự nhận thức ấy, chẳng khác nào bảo một người luyện võ tự phế đi công lực của mình và phải bắt đầu lại với hai bàn tay trắng. Thế nhưng ta có thể nhận thấy rằng dẫu rằng có xót xa, nhưng người chí sĩ không hề nản chí, mà giọng thơ rất mạnh mẽ, quyết liệt sẵn sàng từ bỏ thứ vô dụng, để tiến tới một chân trời mới với tư thế hiên ngang mạnh mẽ, tâm hồn tự do và phóng khoáng.

"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi"

     Sau cùng hình ảnh người chí sĩ hiện lên với hình ảnh người vượt biển đi tìm một chân trời mới, thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình, cống hiến và phụng sự cho Tổ quốc với một tầm vóc vĩ đại, sánh ngang trời đất. Không gian rộng lớn, khoáng đạt được gợi ra từ những hình ảnh kỹ vĩ của thiên nhiên từ "bể Đông" rồi "muôn trùng sóng bạc", điều ấy thể hiện những khát vọng hành động mạnh mẽ của người chí sĩ yêu nước. Từng đợt sóng vừa thể hiện tráng chí sục sôi trong trái tim yêu nước, vừa thể hiện những khó khăn trùng trùng phía trước, ngoài ra cụm từ "tiễn ra khơi" còn thể hiện sự ủng hộ của thiên nhiên với quyết định và lý tưởng đúng đắn của người anh hùng dân tộc. Người chí sĩ yêu nước đứng trước thiên nhiên rộng lớn, đứng trước thời cuộc đầy biến động, vẫn giữ cho mình tráng chí ngất trời, phong thái tự tin, kiêu hãnh ra đi tìm con đường mới cho Tổ quốc và dân tộc, đó thực sự là một hình ảnh đẹp đẽ vô cùng.

     Lưu biệt khi xuất dương là một sáng tác mang khuynh hướng trữ tình chính trị đời đầu, nổi bật với hình ảnh người chí sĩ cách mạng với vẻ đẹp kiêu hùng, tầm vóc sánh ngang với trời đất, phong thái, tự tin, quyết liệt dựa trên cơ sở một lý tưởng và tráng chí cao đẹp - phụng sự và cống hiến cho Tổ quốc, cứu quốc bằng con đường mới mẻ. Bài thơ đã khắc họa rõ nét một tâm hồn nhiệt huyết, sôi sục ý chí chiến đấu của người chí sĩ nhưng không quá cứng nhắc, mà vẫn đủ nhưng phong thái lãng mạn, bay bổng của người anh hùng khao khát tự do và sống vì lý tưởng cao đẹp.

Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương - mẫu 3

     Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.

     Có thể nói rằng Phan Bội Châu được xem là người ươm những mầm mống đầu tiên cho nền văn học mang khuynh hướng trữ tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần nhiệt huyết, tráng chí rộng lớn và cao đẹp của người chí sĩ yêu nước, trước buổi lên đường sang nước bạn học tập, với niềm hy vọng, niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng của đất nước.

     Lưu biệt khi xuất dương được Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1905, trước khi lên đường sang Nhật để từ giã bạn bè đồng chí, bài thơ vừa mang ý nghĩa cổ vũ, động viên tinh thần người ra đi, cũng vừa thôi thúc, củng cố niềm tin và tinh thần của những người ở lại về một tương lai tốt đẹp của dân tộc, với con đường cứu nước mới mẻ, nhiều hứa hẹn, mặc dù Phan Bội Châu mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên. Hình tượng người chí sĩ yêu nước hiện lên trước tiên là ở quan điểm của danh sĩ về chí làm trai trong thời đại mới, trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động, thù trong giặc ngoài.

"Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời"

     Như vậy đọc cả hai câu thơ thì ý thơ về chí làm trai tựu chung lại ở một chữ "lạ", còn những chữ khác chỉ nhằm bổ nghĩa cho cái "lạ" ấy. Phan Bội Châu quan niệm rằng, đã là nam nhi, sức dài vai rộng, thì sống ở trên đời phải có những hoài bão, lý tưởng cao đẹp, vượt lên những cái tầm thường như cơm, áo, gạo, tiền, có bản lĩnh mưu đồ việc lớn, làm những cái mà không ai dám làm, với lòng kiên định và niềm tin vững chắc. Đặc biệt người nam nhi phải tự đưa bản thân mình ra khỏi chốn yên bình, hạn hẹp, "ao tù nước đọng", phải vượt qua được những mối lo ngại được, mất mà vươn mình ra biển lớn, mưu đồ những việc phi thường hiển hách cho xứng với hai chữ nam nhi. Mà như Xuân Diệu từng có một câu thơ rất hay "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm", thì người nam nhi cũng vậy, cuộc đời ngắn ngủi 60 năm, ít nhất phải có một lần được vụt sáng, vĩ đại, còn nếu cam chịu cuộc đời bình lặng, đằng đẵng thì quả là uổng phí. Để củng cố và bổ sung cho quan điểm chí nam nhi của mình Phan Bội Châu đã làm rõ ý bằng câu thơ tiếp "Há để càn khôn tự chuyển dời". Rằng nam nhi chí tại bốn phương, phải nắm giữ và làm chủ vận mệnh của mình, chớ để mặc trời đất, tạo hóa kiến sinh, buông trôi vận mệnh như chiếc lá xuôi theo dòng nước không biết sẽ lạc lõng về đâu. Ý thơ chính là sự khích lệ của Phan Bội Châu dành cho những thanh niên trẻ tuổi, phải dám đặt ngang tầm vóc của bản thân với trời đất, với tạo hóa, giành lấy thế chủ động quyết định vận mệnh của mình, thậm chí là thay đổi càn khôn bằng một khẩu khí vô cùng mạnh mẽ, tự tin và táo bạo. Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu không phải chỉ mới xuất hiện trong thơ ông, mà nó đã từng ẩn hiện trong ca dao và thơ ca của nhiều những danh sĩ khác, tuy không hoàn toàn giống nhưng cũng có những điểm tương đồng về khẩu khí và tính chất. Ví như trong Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ có câu

"Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể",

     hay trong ca dao Việt Nam cũng có nhiều câu rất hay

"Làm trai cho đáng nên trai

Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên"

     hay

"Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng".

"Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai"

     Sau hai câu đề quan niệm chung về chí nam nhi, thì đến 2 câu thực, Phan Bội Châu tiếp tục đưa ra quan điểm về vai trò và trách nhiệm của đấng nam nhi trước thời cuộc, đó là phận sự với đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước có nhiều biến động thì người nam nhi lại càng phải đứng ra thể hiện rõ ràng vai trò, chí khí của mình để phụng sự cho Tổ quốc. Hình tượng người chí sĩ hiện lên với khoảng thời gian "trăm năm", một là để chỉ đời người, sau là chỉ một thế kỷ nhiêu biến động của đất nước. Người chí sĩ nhận thức rõ ràng và nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân, phải đứng lên đấu tranh cho lý tưởng, trở thành người có trọng trách vai trò to lớn, phục hưng đất nước. Làm sao cho xứng với sự sắp đặt của tạo hóa, trời đã đem đến cho ta một kỷ nguyên đầy chông gai, thì thân là nam nhi phải xác định rằng đất nước đang cần và bản thân chính là rường cột nước nhà. Ngoài ra người chí sĩ còn hiện lên không chỉ là sự tự nhận thức mà còn hiện lên với tầm nhìn xa trông rộng, lo nghĩ cho mai sau, cho con đường cứu quốc bằng việc lay động thức tỉnh thế hệ thanh niên tiếp nối, cổ vũ họ bằng chính tráng chí, lý tưởng của một nhà cách mạng tiên tiến. Câu hỏi "Sau này muôn thuở há không ai?, là hỏi tất cả thế hệ thanh Việt Nam bấy giờ và các thế hệ mai sau, kéo những con người đang chìm trong vũng lầy của sự bế tắc ra khỏi cảnh bất lực trước thời cuộc. Đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước, lý tưởng sống, tráng chí tung hoành bốn bể cho xứng với phận nam nhi, hướng họ đến một nhận thức mới, một niềm tin niềm hy vọng mới, khơi dậy trong tâm hồn họ sự tự tin, quyết đoán của bậc đại trượng phu.

"Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài"

     Ở hai câu luận, bậc chí sĩ lại hiện lên với những nhận thức về số phận đất nước, dân tộc và cả nền Nho học vốn tùng huy hoàng nhưng nay chỉ còn là quá khứ. Phan Bội Châu viết "Non sông đã chết", cái chết ở đây là cái chết của chủ quyền dân tộc, đất nước bị giày xéo bởi lũ giặc ngang tàn. Trong khi ấy những kẻ vốn được coi là đầu não là xương sống, kinh mạch của một đất nước lại hèn nhát, sợ hãi, chỉ biết lo đến cái vinh hoa phú quý phù phiếm của bản thân mà quên đi vận mệnh dân tộc, chấp nhận sống đê hèn, nhục nhã dưới kiếp thuộc địa, để con dân phải lầm lũi thở than. Một đất nước mất quyền tự chủ, một dân tộc không có người lãnh đạo có phải đã "chết" rồi hay không, chẳng khác nào một cái vỏ rỗng tuếch, những giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc đã bị đàn áp dưới chế độ thực dân. Như vậy việc mất nước, chính là nỗi nhục nhã của cả một dân tộc, đặc biệt là trong tư tưởng truyền thống thì đối với mỗi một kẻ đọc sách thánh hiền, một đấng nam nhi nỗi nhục ấy còn đau đớn và dằn vặt hơn gấp bội lần. "Hiền thánh còn còn đâu đọc cũng hoài", một danh sĩ xuất thân Nho học, nhận được sự giáo dục truyền thống từ thuở còn tấm bé, việc phủ nhận và ý thức rõ ràng về một nền Nho học lỗi thời, lạc hậu, có tiếng nhưng không có miếng, không còn phù hợp trong bối cảnh thời đại mới chính là nỗi đau đớn khó có thể chấp nhận. Việc tự nhận thức ấy, chẳng khác nào bảo một người luyện võ tự phế đi công lực của mình và phải bắt đầu lại với hai bàn tay trắng. Thế nhưng ta có thể nhận thấy rằng dẫu rằng có xót xa, nhưng người chí sĩ không hề nản chí, mà giọng thơ rất mạnh mẽ, quyết liệt sẵn sàng từ bỏ thứ vô dụng, để tiến tới một chân trời mới với tư thế hiên ngang mạnh mẽ, tâm hồn tự do và phóng khoáng.

"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi"

     Sau cùng hình ảnh người chí sĩ hiện lên với hình ảnh người vượt biển đi tìm một chân trời mới, thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình, cống hiến và phụng sự cho Tổ quốc với một tầm vóc vĩ đại, sánh ngang trời đất. Không gian rộng lớn, khoáng đạt được gợi ra từ những hình ảnh kỹ vĩ của thiên nhiên từ "bể Đông" rồi "muôn trùng sóng bạc", điều ấy thể hiện những khát vọng hành động mạnh mẽ của người chí sĩ yêu nước. Từng đợt sóng vừa thể hiện tráng chí sục sôi trong trái tim yêu nước, vừa thể hiện những khó khăn trùng trùng phía trước, ngoài ra cụm từ "tiễn ra khơi" còn thể hiện sự ủng hộ của thiên nhiên với quyết định và lý tưởng đúng đắn của người anh hùng dân tộc. Người chí sĩ yêu nước đứng trước thiên nhiên rộng lớn, đứng trước thời cuộc đầy biến động, vẫn giữ cho mình tráng chí ngất trời, phong thái tự tin, kiêu hãnh ra đi tìm con đường mới cho Tổ quốc và dân tộc, đó thực sự là một hình ảnh đẹp đẽ vô cùng.

     Lưu biệt khi xuất dương là một sáng tác mang khuynh hướng trữ tình chính trị đời đầu, nổi bật với hình ảnh người chí sĩ cách mạng với vẻ đẹp kiêu hùng, tầm vóc sánh ngang với trời đất, phong thái, tự tin, quyết liệt dựa trên cơ sở một lý tưởng và tráng chí cao đẹp - phụng sự và cống hiến cho Tổ quốc, cứu quốc bằng con đường mới mẻ. Bài thơ đã khắc họa rõ nét một tâm hồn nhiệt huyết, sôi sục ý chí chiến đấu của người chí sĩ nhưng không quá cứng nhắc, mà vẫn đủ nhưng phong thái lãng mạn, bay bổng của người anh hùng khao khát tự do và sống vì lý tưởng cao đẹp.

Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương - mẫu 3

       Phan Bội Châu (1867-1940), quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, xuất thân trong một gia đình Nho học, từ nhỏ ông đã thể hiện tài năng hơn và học vấn hơn người. Sau khi trưởng thành, với tinh thần yêu nước lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, ý thức được việc nước mất nhà tan Phan Bội Châu đã hăng hái tham gia vào các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp. Tuy nhiên do tính chất nhỏ lẻ và chưa có đường lối đúng đắn nên hầu hết các cuộc khởi nghĩa theo kiểu cũ đều thất bại, lúc này đây Phan Bội Châu người đầu tiên đã nung nấu trong mình ý tưởng cứu nước theo con đường tư sản – con đường mà Nhật Bản đã đi rất thành công, từ đó thành lập ra hội Duy Tân, phát động phong trào Đông Du, cử thanh niên ưu tú sang nước bạn học tập. Ngoài vai trò là một danh sĩ với nhiều hoạt động cách mạng sôi nổi thì Phan Bội Châu còn được biết đến là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nửa đầu thế kỷ 20, đóng góp một phần không nhỏ vào nền văn học của nước nhà. Có thể nói rằng Phan Bội Châu được xem là người ươm những mầm mống đầu tiên cho nền văn học mang khuynh hướng trữ tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần nhiệt huyết, tráng chí rộng lớn và cao đẹp của người chí sĩ yêu nước, trước buổi lên đường sang nước bạn học tập, với niềm hy vọng, niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng của đất nước.

     Lưu biệt khi xuất dương được Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1905, trước khi lên đường sang Nhật để từ giã bạn bè đồng chí, bài thơ vừa mang ý nghĩa cổ vũ, động viên tinh thần người ra đi, cũng vừa thôi thúc, củng cố niềm tin và tinh thần của những người ở lại về một tương lai tốt đẹp của dân tộc, với con đường cứu nước mới mẻ, nhiều hứa hẹn, mặc dù Phan Bội Châu mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên. Hình tượng người chí sĩ yêu nước hiện lên trước tiên là ở quan điểm của danh sĩ về chí làm trai trong thời đại mới, trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động, thù trong giặc ngoài.

“Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời”

     Như vậy đọc cả hai câu thơ thì ý thơ về chí làm trai tựu chung lại ở một chữ “lạ”, còn những chữ khác chỉ nhằm bổ nghĩa cho cái “lạ” ấy. Phan Bội Châu quan niệm rằng, đã là nam nhi, sức dài vai rộng, thì sống ở trên đời phải có những hoài bão, lý tưởng cao đẹp, vượt lên những cái tầm thường như cơm, áo, gạo, tiền, có bản lĩnh mưu đồ việc lớn, làm những cái mà không ai dám làm, với lòng kiên định và niềm tin vững chắc. Đặc biệt người nam nhi phải tự đưa bản thân mình ra khỏi chốn yên bình, hạn hẹp, “ao tù nước đọng”, phải vượt qua được những mối lo ngại được, mất mà vươn mình ra biển lớn, mưu đồ những việc phi thường hiển hách cho xứng với hai chữ nam nhi. Mà như Xuân Diệu từng có một câu thơ rất hay “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”, thì người nam nhi cũng vậy, cuộc đời ngắn ngủi 60 năm, ít nhất phải có một lần được vụt sáng, vĩ đại, còn nếu cam chịu cuộc đời bình lặng, đằng đẵng thì quả là uổng phí. Để củng cố và bổ sung cho quan điểm chí nam nhi của mình Phan Bội Châu đã làm rõ ý bằng câu thơ tiếp “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Rằng nam nhi chí tại bốn phương, phải nắm giữ và làm chủ vận mệnh của mình, chớ để mặc trời đất, tạo hóa kiến sinh, buông trôi vận mệnh như chiếc lá xuôi theo dòng nước không biết sẽ lạc lõng về đâu. Ý thơ chính là sự khích lệ của Phan Bội Châu dành cho những thanh niên trẻ tuổi, phải dám đặt ngang tầm vóc của bản thân với trời đất, với tạo hóa, giành lấy thế chủ động quyết định vận mệnh của mình, thậm chí là thay đổi càn khôn bằng một khẩu khí vô cùng mạnh mẽ, tự tin và táo bạo. Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu không phải chỉ mới xuất hiện trong thơ ông, mà nó đã từng ẩn hiện trong ca dao và thơ ca của nhiều những danh sĩ khác, tuy không hoàn toàn giống nhưng cũng có những điểm tương đồng về khẩu khí và tính chất. Ví như trong Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ có câu “Chí làm trai nam bắc đông tây/Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”, hay trong ca dao Việt Nam cũng có nhiều câu rất hay”Làm trai cho đáng nên trai/Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên” hay “Làm trai cho đáng nên trai/Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng”.

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai”

     Sau hai câu đề quan niệm chung về chí nam nhi, thì đến 2 câu thực, Phan Bội Châu tiếp tục đưa ra quan điểm về vai trò và trách nhiệm của đấng nam nhi trước thời cuộc, đó là phận sự với đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước có nhiều biến động thì người nam nhi lại càng phải đứng ra thể hiện rõ ràng vai trò, chí khí của mình để phụng sự cho Tổ quốc. Hình tượng người chí sĩ hiện lên với khoảng thời gian “trăm năm”, một là để chỉ đời người, sau là chỉ một thế kỷ nhiêu biến động của đất nước. Người chí sĩ nhận thức rõ ràng và nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân, phải đứng lên đấu tranh cho lý tưởng, trở thành người có trọng trách vai trò to lớn, phục hưng đất nước. Làm sao cho xứng với sự sắp đặt của tạo hóa, trời đã đem đến cho ta một kỷ nguyên đầy chông gai, thì thân là nam nhi phải xác định rằng đất nước đang cần và bản thân chính là rường cột nước nhà. Ngoài ra người chí sĩ còn hiện lên không chỉ là sự tự nhận thức mà còn hiện lên với tầm nhìn xa trông rộng, lo nghĩ cho mai sau, cho con đường cứu quốc bằng việc lay động thức tỉnh thế hệ thanh niên tiếp nối, cổ vũ họ bằng chính tráng chí, lý tưởng của một nhà cách mạng tiên tiến. Câu hỏi “Sau này muôn thuở há không ai?, là hỏi tất cả thế hệ thanh Việt Nam bấy giờ và các thế hệ mai sau, kéo những con người đang chìm trong vũng lầy của sự bế tắc ra khỏi cảnh bất lực trước thời cuộc. Đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước, lý tưởng sống, tráng chí tung hoành bốn bể cho xứng với phận nam nhi, hướng họ đến một nhận thức mới, một niềm tin niềm hy vọng mới, khơi dậy trong tâm hồn họ sự tự tin, quyết đoán của bậc đại trượng phu.

“Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”

     Ở hai câu luận, bậc chí sĩ lại hiện lên với những nhận thức về số phận đất nước, dân tộc và cả nền Nho học vốn tùng huy hoàng nhưng nay chỉ còn là quá khứ. Phan Bội Châu viết “Non sông đã chết”, cái chết ở đây là cái chết của chủ quyền dân tộc, đất nước bị giày xéo bởi lũ giặc ngang tàn. Trong khi ấy những kẻ vốn được coi là đầu não là xương sống, kinh mạch của một đất nước lại hèn nhát, sợ hãi, chỉ biết lo đến cái vinh hoa phú quý phù phiếm của bản thân mà quên đi vận mệnh dân tộc, chấp nhận sống đê hèn, nhục nhã dưới kiếp thuộc địa, để con dân phải lầm lũi thở than. Một đất nước mất quyền tự chủ, một dân tộc không có người lãnh đạo có phải đã “chết” rồi hay không, chẳng khác nào một cái vỏ rỗng tuếch, những giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc đã bị đàn áp dưới chế độ thực dân. Như vậy việc mất nước, chính là nỗi nhục nhã của cả một dân tộc, đặc biệt là trong tư tưởng truyền thống thì đối với mỗi một kẻ đọc sách thánh hiền, một đấng nam nhi nỗi nhục ấy còn đau đớn và dằn vặt hơn gấp bội lần. “Hiền thánh còn còn đâu đọc cũng hoài”, một danh sĩ xuất thân Nho học, nhận được sự giáo dục truyền thống từ thuở còn tấm bé, việc phủ nhận và ý thức rõ ràng về một nền Nho học lỗi thời, lạc hậu, có tiếng nhưng không có miếng, không còn phù hợp trong bối cảnh thời đại mới chính là nỗi đau đớn khó có thể chấp nhận. Việc tự nhận thức ấy, chẳng khác nào bảo một người luyện võ tự phế đi công lực của mình và phải bắt đầu lại với hai bàn tay trắng. Thế nhưng ta có thể nhận thấy rằng dẫu rằng có xót xa, nhưng người chí sĩ không hề nản chí, mà giọng thơ rất mạnh mẽ, quyết liệt sẵn sàng từ bỏ thứ vô dụng, để tiến tới một chân trời mới với tư thế hiên ngang mạnh mẽ, tâm hồn tự do và phóng khoáng.

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”

     Sau cùng hình ảnh người chí sĩ hiện lên với hình ảnh người vượt biển đi tìm một chân trời mới, thực hiện lý tưởng cao đẹp của mình, cống hiến và phụng sự cho Tổ quốc với một tầm vóc vĩ đại, sánh ngang trời đất. Không gian rộng lớn, khoáng đạt được gợi ra từ những hình ảnh kỹ vĩ của thiên nhiên từ “bể Đông” rồi “muôn trùng sóng bạc”, điều ấy thể hiện những khát vọng hành động mạnh mẽ của người chí sĩ yêu nước. Từng đợt sóng vừa thể hiện tráng chí sục sôi trong trái tim yêu nước, vừa thể hiện những khó khăn trùng trùng phía trước, ngoài ra cụm từ “tiễn ra khơi” còn thể hiện sự ủng hộ của thiên nhiên với quyết định và lý tưởng đúng đắn của người anh hùng dân tộc. Người chí sĩ yêu nước đứng trước thiên nhiên rộng lớn, đứng trước thời cuộc đầy biến động, vẫn giữ cho mình tráng chí ngất trời, phong thái tự tin, kiêu hãnh ra đi tìm con đường mới cho Tổ quốc và dân tộc, đó thực sự là một hình ảnh đẹp đẽ vô cùng.

     Lưu biệt khi xuất dương là một sáng tác mang khuynh hướng trữ tình chính trị đời đầu, nổi bật với hình ảnh người chí sĩ cách mạng với vẻ đẹp kiêu hùng, tầm vóc sánh ngang với trời đất, phong thái, tự tin, quyết liệt dựa trên cơ sở một lý tưởng và tráng chí cao đẹp – phụng sự và cống hiến cho Tổ quốc, cứu quốc bằng con đường mới mẻ. Bài thơ đã khắc họa rõ nét một tâm hồn nhiệt huyết, sôi sục ý chí chiến đấu của người chí sĩ nhưng không quá cứng nhắc, mà vẫn đủ nhưng phong thái lãng mạn, bay bổng của người anh hùng khao khát tự do và sống vì lý tưởng cao đẹp.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


luu-biet-khi-xuat-duong.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên