Top 2 Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Bài giảng: Chí Phèo (Phần 2: Tác phẩm) - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
“Chí Phèo” là một kiệt tác của nhà văn Nam Cao phản ánh nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Tác phẩm thành công với việc khắc họa hình tượng nhân vật Chí Phèo nhưng bên cạnh đó nhân vật phụ thị Nở cũng có vai trò quan trọng trong truyện. Bởi thị tuy xấu xí về ngoại hình nhưng đẹp về nhân cách, là người thức tỉnh lương tri bị ngủ quên trong Chí, thị Nở trở thành kiểu nhân vật có một không hai trong lịch sử văn học.
Nhân vật thị Nở xuất hiện trong hoàn cảnh một đêm trăng thanh ả đi gánh nước rồi ngủ quên bên bụi chuối cạnh nhà Chí. Anh Chí vừa uống rượu say bên nhà tự Lãng vô tình gặp “một người đàn bà ngồi tênh hênh" với bản năng của người đàn ông cùng bát cháo hành tình yêu của thị Nở là cầu nối vô hình để Chí hoàn lương.
Thị Nở xuất thân là con nhà nghèo không còn ai thân thích ngoài bà cô già cũng không chồng như thị. Hai cô cháu sống trong một cái nhà tre, thị sống bằng nghề lặt vặt ở làng, chủ yếu là gánh nước thuê kiếm ăn. Đã nghèo lại còn xấu và ngẩn ngơ. Có lẽ thị là nhân vật nữ xấu nhất trong lịch sử văn học Việt Nam mà nhà văn miêu tả. “Người ta không ai sợ kẻ khác phạm đến cái xấu, cái nghèo cái ngẩn ngơ của mình, mà thị lại chỉ có ba cái ấy” nghèo, xấu, ngẩn ngơ tạo thành ba đỉnh tam giác không nhân vật nào có được như thị. Ngòi bút của ông thật tài tình khi miêu tả gương mặt: “Một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn” chỉ bốn từ “Ma chê quỷ hờn” ta có thể hình dung ra cái mặt của thị là một sự mỉa mai của hóa công khiến cho người ta sợ hãi và lảng tránh bởi dòng giống con nhà mả hủi. Không phải Nam Cao bôi nhọ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, phải chăng đây cũng là một dụng ý nghệ thuật tác giả để thị như vậy mới “sánh” được với Chí Phèo-một thằng lưu manh chuyên hành nghề rạch mặt ăn vạ.
Khác với cách miêu tả nhân vật truyền thống là ngoại hình bên ngoài phải ăn nhập với nhân phẩm bên trong nhưng thị đi ngược lại hoàn toàn với điều đó. Thị Nở-người đàn bà xấu về ngoại hình nhưng lại có nhân cách tốt đẹp, đáng trân trọng. Thị đã dành tình yêu thương chân thành, mộc mạc cho Chí khi đã ngủ cùng hắn trong đêm trăng thanh dưới bụi chuối hai linh hồn cô độc đã tìm về để sưởi ấm cho nhau. Thị đã dìu Chí vào trong túp lều xộc xệch sau trận nôn mửa lúc nửa đêm, tình yêu bắt đầu chớm nở từ bát cháo hành. Chí ngạc nhiên và cảm động vô cùng bởi đây là lần đầu tiên hắn được săn sóc bởi tay một người đàn bà. Chính thị đã khiến Chí tỉnh lại sau bao cơn say triền miên vô tận. Ăn bát cháo bát cháo hành từ tay thị Nở hắn bỗng nhận ra rằng: “cháo hành rất ngon, bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được sao lại chỉ gây thù?” bát cháo ấy là hương vị của hạnh phúc của tình thương chân chất những con người nghèo khổ dành cho nhau. Trong mắt của kẻ say tình lúc này thị Nở bỗng trở nên có duyên, tình yêu làm cho có duyên. Phải chăng ấy là cái duyên ngầm bấy lâu đã bị xã hội vùi dập nay mới có cơ hội thể hiện ra bên ngoài. Nam Cao thật tài tình khi phát hiện ra điều đó qua cái nhìn của một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Thị còn là người cho Chí hy vọng được hoàn lương, mong muốn làm người lương thiện, khao khát trở lại với cuộc đời bình thường: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao…thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không được” thị chính là cầu nối giữa hắn với mọi người, thị là người cứu rỗi linh hồn tội lỗi đưa nó trở về với bản chất lương thiện. Lúc này Chí mong muốn có được hạnh phúc gia đình bình dị như mơ ước khi còn là một anh canh điền hiền lành“Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ ở nhà dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Thị Nở đã đánh thức lương tri làm người bị ngủ quên, bị khuất lấp trong con người Chí để giờ đây trỗi dậy đòi quyền sống mãnh liệt.
Nhưng thị lại không phải người tỉnh táo bình thường mà lại là đứa ngẩn ngơ, kẻ dở hơi nên hạnh phúc ngắn ngủi trôi qua, tình yêu bị tắt ngấm khi cô ả dở chứng về hỏi ý kiến bà cô. Bà cô già-đại diện cho định kiến xã hội phản đối kịch liệt chuyện tình đôi lứa Chí Phèo và Thị Nở đồng nghĩa với việc “Con đường làm người của Chí vừa được hé mở ra thì đã bị đóng sầm lại”. Chí bị cự tuyệt quyền làm người, bị xã hội bất công bất lương đẩy đến mức đường cùng phải tự sát sau khi giết Bá Kiến.
Tuy nhân vật thị Nở chỉ xuất hiện ở đoạn cuối tác phẩm nhưng đã cho Chí những phút giây hạnh phúc, những ngày được sống đúng với bản chất lương thiện. Thị Nở là hiện thân của tình người. Và chỉ có tình người, tình yêu mới có thể cảm hóa được con quỷ dữ trong người Chí Phèo. Tình người là một sức mạnh nhưng tình người cũng thật mong manh dễ vỡ khi con người ta không biết nâng niu, trân trọng và gìn giữ.
Qua nhân vật thị Nở nhà văn để lại cho độc giả giá trị nhân đạo sâu sắc chỉ có tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim mới có sức mạnh kì diệu cảm hóa được con người tội lỗi. Qua đây ta cũng có được bài học nhận thức đúng đắn đừng “Nhìn mặt mà bắt hình dong” ngoại hình bên ngoài tuy xấu xí nhưng chỉ cần bên trong con người có tình thương yêu, nhân hậu và biết quan tâm đến người khác thì họ cũng rất đẹp, rất đáng được trân trọng và được yêu thương. Ở ngoài kia có biết bao người nhan sắc xinh đẹp nhưng chưa chắc họ đã có được tấm lòng tràn ngập tình thương như thị Nở.
Thị Nở tuy chỉ là nhân vật phụ xuất hiện trong chốc lát nhưng thị là ngọn lửa sưởi ấm và thắp lên ánh sáng lương tri làm người trong Chí, nhân vật mang lại giá trị nhân văn cho tác phẩm “Chí Phèo”. Dù thị xấu xí, nghèo khổ nhưng tràn ngập tình thương đó là phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt. Gập lại trang sách bấy lâu nhưng hình tượng nhân vật thị Nở cùng mối tình bất hạnh với Chí Phèo vẫn ám ảnh trong suy nghĩ và tâm hồn của độc giả.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều