5+ Dàn ý nhân vật Thị Nở (hay, ngắn gọn)



Tổng hợp Dàn ý nhân vật Thị Nở hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Dàn ý nhân vật Thị Nở (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Bài giảng: Chí Phèo (Phần 2: Tác phẩm) - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo - mẫu 1

I. Mở bài

- Vài nét về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo

- Khẳng định trong truyện ngắn có một tình yêu nảy sinh giữa Chí Phèo và người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”, nhưng không thể phủ nhận đó là nhân vật có vị tri quan trọng, it nhất, cũng coi Chí như một “con người” – Thị Nở

II. Thân bài

1. Ngoại hình

- Miêu tả khách quan, trần trụi: một người “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hớn”

    + Ngẩn ngơ: hành độngt hep bản năng

    + Xấu ma chê quỷ hờn: từng đường nét trên khuôn mặt không giống với những gì nên có trên khuôn mặt con người

    + Đã vậy, Thị còn nghèo và nhà có mả hủi:

⇒ Thị khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi

Quảng cáo

2. Là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người

- Nam Cao xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở

    + Sau cuộc gặp gỡ vào đêm định mệnh, Thị Nở dành sự quan tâm cho Chí Phèo:

    + Thị Nở quan tâm đến Chí Phèo, nấu cháo hành cho Chí ăn khi hắn bị ốm. Bưng bát cháo hành thị Nở đưa cho “hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho”

    + Chính thị Nở đã suy nghĩ về Chí Phèo: “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người” ⇒ một cái nhìn khác với những cái nhìn của người làng Vũ Đại

    +Tình cảm và sự quan tâm của Thị Nở với Chí Phèo đã như một liều thuốc chữa lành bao nhiêu “vết thương, vết rạch” để Chí Phèo quay trở lại thành một ngườ với sự lương thiện trong căn tính

Quảng cáo

⇒ Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí

3. Thị Nở còn là người có khát khao hạnh phúc gia đình

- Thị Nở thích cuộc sống gia đình có vợ có chồng

- Suy nghĩ rất nghiêm túc về mối quan hệ với Chí

- Đối với Chí, cảm giác “ngượng ngượng mà thinh thích”

- Bởi khát khao và suy nghĩ nghiêm túc về hạnh phúc gia đình nên Thị đã trở về xin phép bà cô và thái độ tức giận khi bà cô từ chối

4. Là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo

- Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao muốn làm trọn vẹn thêm vấn đề trung tâm của tác phẩm: sự bi thảm trong bi kịch cuộc đời Chí Phèo

    + Ban đầu, Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau chỉ bởi sự chung đụng về mặt thể xác

    +Sau đó, chính tình thương của Thị Nở đã làm thức dậy sự lương thiện vốn có trong Chí

Quảng cáo

    + Khi Thị Nở từ chối Chí, Chí Phèo từ chỗ khát khao và hạnh phúc đến tột cùng bị đẩy xuống tận cùng của nỗi tuyệt vọng ⇒ đẩy Chí đến những hành động sau này: uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát

⇒ Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo

III. Kêt bài

- Khẳng định những nét nghệ thuật làm nên hình tượng nhân vật Thị Nở

- Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao trao tấm lòng trân trọng vào con người, đồng thời cũng phơi bày thực tế tàn bạo, khắc nghiệt của xã hội đẩy người nông dân vào bi kịch

Dàn ý nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo - mẫu 2

I. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm và nhân vật: Trong các sáng tác của Nam Cao, độc giả có thể bắt gặp rất nhiều những nhân vật có ngoại hình xấu xí, dở hơi nhưng bên trong cái diện mạo xù xì, xấu xí ấy lại là những giá trị tốt đẹp, đáng trân trọng.Nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo là một trong những nhân vật như vậy.

II. Thân bài

- Dưới ngòi bút của Nam Cao, nhân vật Thị Nở hiện lên là một người phụ nữ xấu xí, dở hơi

- Thị Nở lại dở hơi, nghèo khó và nhà có mả hủi, tất cả người dân trong làng Vũ Đại đều ghê sợ  và tránh Thị như tránh một con vật “rất tởm”.

- Miêu tả Thị với những nét xấu xí, thô kệch “ma chê quỷ hờn” như vậy nhằm làm nổi bật lên những giá trị đáng trân trọng bên trong.

- Một con người xấu xí, dở hơi như Thị Nở nhưng lại là con người giàu tình thương, thấy Chí Phèo ốm đau mà không có người chăm sóc, Thị đã động lòng thương  vì biết nếu mình mà bỏ hắn thì không có ai chịu giúp hắn

- Hành động của Thị cao cả biết mấy, liệu mấy người tự xưng lương thiện, cho mình quyền kì thị, xa lánh người khác kia có thể làm được.

- Sự quan tâm người đàn bà xấu xí ấy đã cảm hóa, làm thức tỉnh phần nhân tính bên trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại – Chí Phèo.

- Tình thương của Thị Nở đã đưa Chí về với con đường lương thiện, trở về với giấc mơ bình dị khi còn trẻ “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt

- Trước những lời mắng chửi cay nghiệt của bà cô, Thị Nở đã về nhà và trút hết những bực dọc và những ganh ghét ích kỉ mà bà cô nói với mình cho Chí Phèo.

- Hình ảnh Thị Nở chạm tay vào bụng mang đến cho người đọc liên tưởng về một Chí Phèo con có thể đã định hình trong bụng thị, là dấu hiệu của sự nối tiếp bi kịch.

III. Kết bài

Thị Nở là một trong những thành công của Nam Cao khi xây dựng hệ thống nhân vật cho truyện ngắn Chí Phèo. Thị tuy là con người xấu xí, dở hơi nhưng bên trong con người ấy lại có những vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng.

Dàn ý nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo - mẫu 3

I. Mở bài

Chí Phèo là tác phẩm nổi tiếng trước cách mạng tháng tám, trong tác phẩm câu chuyện không chỉ muốn mang đến cho người đọc những giá trị hiện thực sâu sắc, mà qua đó còn muốn nói đến tấm lòng nhân văn, nhân đạo thông qua nhân vật Thị Nở.

II. Thân bài

+ Thị Nở hoàn cảnh xuất thân: Sinh ra ở làng Vũ đại.

+ Ngoại hình, diện mạo: Xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn, khuôn mặt của Thị xấu đến mức không có thể ngôn ngữ nào tả được: “Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn… Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…”

+ Qua các chi tiết đó có thể nói diện mạo của Thị Nở vô cùng xấu xí, diện mạo để lại cho người đọc cả tiếng cười trào phúng thông qua các nhân vật trong câu chuyện.

+ Tính cách: Nam Cao đã miêu tả tính cách của Thị bằng những chi tiết sau: “Đã thế thị còn dở hơi… và thị lại nghèo… và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi…”

+ Ngoài ra khi phân tích đến nhân vật Thị Nở người đọc thường dựa trên những đặc điểm về ý nghĩa tác phẩm và biểu hiện tình người trong nhân vật này.

+ Thị Nở đến với Chí Phèo như một cái duyên, chính nhờ tình yêu đó mà làm cho Chí mong muốn trở thành người lương thiện.

+ Chi tiết bát cháo hành là ngụ ý để nói đến tấm lòng nhân đạo, biết yêu thương con người của Chí Phèo, bát cháo hành là biểu hiện tình yêu mà Thị Nở dành cho Chí, hơn nữa nó cũng nói lên tình yêu thương giữa con người với con người.

+ Chính bát cháo hành và tình yêu mà Thị Nở dành cho Chí mà giúp tâm hồn của Chí bừng tỉnh, mong muốn trở thành người lương thiện.

+ Với cách miêu tả tinh tế, tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Thị Nở để qua đó nói lên tinh thần nhân văn, nhân đạo xuất hiện trong tác phẩm.

III. Kết bài

Thị Nở là nhân vật điển hình trong tác phẩm, với tính cách điển hình nhân vật này hiện lên với những đặc điểm nổi bật, truyền tải nhiều nội dung tư tưởng, ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Dàn ý nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo - mẫu 4

I. Mở bài

– Thị Nở là một nhân vật phụ song lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện chiều sâu của tác phẩm.

II. Thân bài

1. Khái quát chung:

– Truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời năm 1941, là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

2. Nội dung

2.1. Chân dung Thị Nở:

– Ngoại hình: xấu xí, ma chê quỷ hờn, gương mặt của Thị là một sự mỉa mai của hoá công, tưởng bề ngang hơn bề dài, cái mũi vừa ngắn vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bờ môi nứt nẻ như bờ ruộng vào kì đại hạn.

– Tính cách: dở hơi, thuộc típ người đần trong cổ tích, hành động hoàn toàn theo tiếng gọi của bản năng … Tính lại hay ngủ, bạ đâu ngủ đó: đang quét sân cũng lăn ra ngủ, đi gánh nước cũng ngủ.

– Lai lịch: nghèo, dòng giống mả hủi. Nếu Chí Phèo bị cự tuyệt bởi tội ác của quỷ thì Thị Nở bị xa lánh bởi xấu và đần, mả hủi. Cho nên Chí và thị là hai kẻ cô đơn giữa xã hội loài người.

Miêu tả hài hước, chua chát, Nam Cao ngầm khẳng định người như Thị Nở sẽ gặp nhiều bất hạnh.

2.2. Vai trò, mục đích xây dựng nhân vật:

– Sử dụng thủ pháp đối lập để thể hiện một quan niệm rất hiện đại về hai chữ con người: không có con người hoàn toàn lương thiện, cũng không có con người hoàn toàn xấu xa, con người hiện diện qua tất cả những mặt đối lập.  Đối lập qua ngoại hình bất thành nhân dạng là một nội tâm tràn đầy nhân tính.

– Sự xuất hiện của nhân vật trong cuộc đời của Chí Phèo tạo bước ngoặt lớn, là chất xúc tác làm hiện lên trọn vẹn vấn đề trung tâm của tác phẩm. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.

+ Khi Thị Nở xuất hiện với tư cách một con người có tình người ở bên cạnh Chí, Thị khiến Chí hồi sinh: Thoạt đầu là tỉnh rượu, tiếp đò là tỉnh ngộ rồi cuối cùng là khao khát làm người lương thiện, khao khát hoàn lương. Như vậy Thị Nở là tác nhân khơi dậy tính người toàn vẹn nơi Chí Phèo.

+ Khi Thị Nở từ chối Chí Phèo, điều đó đẩy hắn từ đỉnh cao của niềm hy vọng rơi xuống tận cùng của nỗi tuyệt vọng, bất hạnh, tủi nhục, khốn khổ vì ngay cả một người xấu ma chê quỷ hờn mà cũng biết từ chối Chí Phèo. Niềm hạnh phúc mong manh và muộn mằn nhưng quá tầm tay của hắn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa mở vào thế giới lương thiện đã đóng lại, khát vọng được làm hòa với mọi người không thành hiện thực, tuyệt vọng, uất ức, thù hận, đẩy Chí Phèo đến chỗ tự sát một cách nhanh chóng, quyết liệt và bi thảm.

2.3. Xây dựng nhân vật Thị Nở, Nam Cao đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc.

– Thị Nở là một “thiên sứ” với trái tim con người đã vá lại trái tim rỉ máu và chằng chịt tội lỗi của Chí Phèo. Thị là hiện thân của tình yêu thương và qua đó Nam Cao cũng đề cao sức mạnh của tình yêu thương. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã đưa Chí Phèo từ một con quỷ dữ trở lại thành người.

– Bát cháo hành của Thị Nở là một liều thuốc giải độc. Nó tẩy ố đi men rượu và thức dậy tình người vốn đã bị vùi lấp trong Chí Phèo. Nó giống như “bát cháo cám” của bà cụ Tứ, như ngụm nước của Esmilandas đã cứu rỗi linh hồn của Quazimodo trong Nhà thờ đức bà Pari. Bát cháo hành của Thị Nở có một thứ hương vị đặc biệt, đó chính là hương vị của tình yêu thương. Chính hương vị đặc biệt này đã làm cho Chí Phèo tỉnh ngộ và đưa hắn đến với tâm lý khao khát được trở về với xã hội bằng phẳng, lương thiện.

3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Về nội dung: Xây dựng nhân vật Thị Nở mục đích chính vẫn là thể hiện chiều sâu của tác phẩm, nâng cao tầm giá trị tư tưởng nhân đạo. Khẳng định tình yêu thương là liều thuốc diệu kì nhất để cứu rỗi linh hồn của con người. Nhân vật Thị Nở là nhân vật phụ nhưng nếu thiếu nhân vật này tác phẩm sẽ không còn nguyên giá trị.

– Về nghệ thuật:

+  Thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập: ngoại hình – phẩm chất, tính cách.

+ Thị Nở là nhân vật đòn bẩy để khắc họa sâu sắc tính cách, nhân phẩm, bi kịch của nhân vật trung tâm – Chí Phèo.

III. Kết bài

Nếu cảm nhận bản thân về nhân vật Thị Nở

Dàn ý nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo - mẫu 5

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo: Một tác giả lúc nào cũng trăn trở về cách sống và cách viết, luôn nhìn đời bằng con mắt của tình thương. Chí Phèo là một tác phẩm Nam Cao đã dùng tình thương để nhìn và để viết nên như vậy

- Với cái nhìn đầy tình thương, Nam Cao đã để cho sự lương thiện một lẫn nữa quay trở về với Chí sau khi gặp được Thị Nở

II. Thân bài

* Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

Hoàn cảnh Chí Phèo gặp Thị Nở

- Chí Phèo đi uống rượu nhà thầy cúng về.

- Khi về Chí Phèo không về thẳng mà ra sông tắm.

- Khi ra sông Chí Phèo gặp Thị Nở đang ngủ hớ hênh dưới trăng.

- Cuộc gặp định mệnh của hai người.

Biến cố xảy ra

- Sáng hôm sau Chí Phèo bị trúng gió và được Thị Nở đưa về lều.

- Khi tỉnh dậy đây là lần duy nhất Chí Phèo tỉnh khi anh ở tù về.

- Anh nhìn thấy tô cháo hành Thị Nở mang cho anh.

Tâm trạng Chí Phèo

- Chí Phèo cảm thấy vui sướng.

- Chí Phèo muốn làm người, trở thành một con người.

- Chí Phèo mơ về tương lai, những điều đẹp đẽ.

III. Kết bài

- Bi kịch của con người sinh ra là người mà không được làm người.

- Sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chi-pheo-1.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên