5+ Cảm nhận tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng (điểm cao)

Đoạn văn (bài văn) Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

5+ Cảm nhận tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng (điểm cao)

Quảng cáo

Đoạn văn Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng – mẫu 1

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp hư trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đáng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

5+ Cảm nhận tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng (điểm cao)

Quảng cáo

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng – mẫu 2

Ta-go là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, ông được coi là một đại thi hào, hay một thiên tài của Ấn Độ, những sáng tác của ông đã có đóng góp rất lớn trong nền văn học của thế giới. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Mây và sóng, tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng dưới lăng kính của một cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ.

Trong thế giới của Ta-go ông luôn khẳng định rằng tình mẫu tử là cao quý nhất, là thiêng liêng nhất và là thứ tình cảm không có gì có thể thay thế được. Qua bài thơ ta có thể thấy được sự ngây thơ hồn nhiên, tinh nghịch của cậu bé khi được mây trời rủ đi chơi xa, lướt dạo trên mây cao. Đối với một đứa trẻ thì việc được đi chơi, được vui đùa cả ngày có lẽ là điều tuyệt vời nhất và đối với cậu bé này cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy khi nhận được lời mời gọi từ mây cậu đã không ngại ngần hỏi đường để lên mây “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”, sự đơn giản của việc hòa nhập vào với mây trời đó chỉ là tới tận cùng trái đất và đưa tay lên trời.

Đang cảm thấy háo hức vì sắp được dạo chơi thì trong cậu hình bóng người mẹ hiện lên, đứa trẻ nhớ về người mẹ đang ở nhà chờ mình thì làm sao bản thân có thể đi chơi xa được, và tình cảm mà mẹ dành cho bé đã lưu giữ bước chân cậu lại. Khi từ chối khéo léo thì chính cậu đã nghĩ ra trò chơi mới cho bản thân mình, vẫn muốn chơi đùa nhưng là chơi đùa trong vòng tay mẹ: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

Quảng cáo

Sau mây thì những con sóng lại tiếp tục cất tiếng gọi vui chơi nơi đại dương, sóng kể về những chuyến đi của mình với cậu bé nghe, nói với cậu về niềm vui ca hát cả ngày, chính điều đó đã lại một lần lay động lòng ham chơi của đứa trẻ, chỉ cần nghe đến việc được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn thôi đã làm cho cậu thấy thích thú rồi, hơn thế nữa còn được đến những nơi mà không biết rằng đó là nơi nào càng kích thích tính tò mò của cậu bé.

Đứa trẻ nào chẳng ham chơi ham vui, lại còn thấy những hình ảnh sống động từ sóng thì làm sao có thể cưỡng lại được mong muốn đó, rồi cậu bé cũng được sóng chỉ cho cách để có thể hòa mình vào những con sóng để nô đùa nhưng lại một lần nữa cậu nhớ đến mẹ, tự nhủ với bản thân làm sao có thể đi chơi khi mẹ còn đang ở nhà và trò chơi mới tiếp theo lại ra đời: “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

Qua những hình ảnh kì diệu của tự nhiên là mây và sóng tác giả đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử, chính tình cảm mẹ dành cho con đã tạo nên một người con luôn nhớ đến mẹ của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quá trình nuôi dưỡng khó khăn nhọc nhằn để con không lớn chính là tình cảm bất diệt trong lòng con cái, đối với con cái ba mẹ chính là điểm tựa, là động lực thúc đẩy cho con cái có niềm tin bước vào cuộc sống, là nguồn động viên khi con gặp thất bại và là niềm tự hào khi thấy con mình thành công. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng. Bằng tình cảm tận sâu trong tim của bản thân cùng với sự yêu mến, tin tưởng vào tương lai trẻ thơ tác giả đã thể hiện rất thành công trong cách xây dựng nhân vật và truyền tải thông điệp tới người đọc.

Quảng cáo

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng – mẫu 3

Rabindranath Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu sâu biết rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca đồ sộ bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, khi viết về trẻ thơ, Tagore luôn hướng trẻ thơ đến tình mẫu tử, hướng trẻ thơ đến thế giới của mẹ hiền với sự bao dung độ lượng đến khôn cùng.

Trong thế giới ấy, Tagore khẳng định chỉ có tình mẫu tử là bất tử, chỉ có tình mẹ mới là sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Đọc các bài thơ như Trăng non, Cánh diều, Mùa hái quả và đặc biệt là bài thơ Mây và Sóng in trong tập thơ Trẻ thơ, người đọc sẽ cảm nhận được được sự thiêng liêng bất tử của tình mẹ.

Lời lẽ hồn nhiên, tinh nghịch, thủ thỉ là giọng điệu cơ bản trong bài thơ này. Đó là cách sử dụng từ ngữ của Tagore trong sự phù hợp với tính cách hồn nhiên của trẻ thơ. Chính vì vậy, ngay mở đầu bài thơ, Tagore đã “dụ dỗ “ trẻ thơ đến với một trò chơi hết sức thú vị đó là trò chơi lướt mây trên cao:

“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc…”

Lời mời gọi hấp dẫn đến chừng nào, được vọng từ trên mây cao với trò chơi hết sức thú vị. Trò chơi ấy có sức lôi cuốn tâm hồn ham vui ham chơi của con trẻ. Chính vì vậy, xuất hiện trong câu trả lời của em bé là sự thắc mắc làm sao có thể lên trên đó và hòa nhập với trò chơi thú vị ấy được:

“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”.

Sự đơn giản để hòa nhập với trò chơi ấy là chỉ cần đi đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời là em bé sẽ được nhấc bổng lên mây. Đang vui và háo hức khi chuẩn bị được hòa nhập với trò chơi mới thì bỗng nhiên chú bé nhớ đến một điều gì đó đang chờ mình ở nhà. Điều đó không gì khác đó chính là người mẹ.

“Mẹ đang đợi mình ở nhà và làm sao mình có thể rời mẹ được”.

Như một sự hồn nhiên nhưng đã được cố hữu trong lòng mẹ. Đứa trẻ nhớ về người mẹ đang chờ đợi mình và đương nhiên chú bé phát hiện ra một trò chơi còn thú vị hơn mà dường như trò chơi ấy được tạo ra và tổ chức bằng chính tình yêu thương của người mẹ:

“Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.

Trong câu thơ này, Tagore đã hết sức khéo léo lựa chọn hai hình ảnh ẩn dụ sóng đôi đó là mây và vầng trăng. Hai hình ảnh luôn luôn đi cùng nhau trong sự vận động của vũ trụ. Từ sự vận động sóng đôi ấy, khúc xạ và rọi chiếu vào trò chơi giữa mẹ và con đã đem đến trong trí tưởng tượng của đứa trẻ một hành động kỳ diệu trong sự gần gũi của tình mẹ con. Bàn tay con ôm lấy mẹ cũng giống như đám mây kia ôm lấy vầng trăng. Và mái nhà của mình sẽ là bầu trời xanh thẳm. Mái nhà ấy được ôm ấp và bao bọc bởi sự ấm áp của tình mẹ con. Như một trò chơi trong trí tưởng tượng của đứa trẻ song đó là sự hiện hữu của tình mẹ con, nó vượt lên trên tất cả những trò chơi thú vị khác.

Tâm hồn nhạy cảm của đứa trẻ còn phát hiện ra trò chơi khác cũng thú vị không kém. Nếu trò chơi trước ở trên mây cao thì đối lập với nó, trò chơi lần này lại rì rào dưới biển xanh mà lời mời gọi lại cất lên từ sự lắc lư chất chứa lời dụ dỗ của những con sóng.

“Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Cũng thú vị trong khoảng thời gian khá dài từ sáng sớm cho đến hoàng hôn với sự ngao du không bao giờ biết chán. Điều đó đã có sức lay động đến lòng ham chơi của đứa trẻ. Đứa trẻ nào mà chẳng ham chơi, ham vui, muốn khám phá thế giới này. Sóng ngoài đại dương bao la đang đến với đứa trẻ với lời nói ngọt ngào thủ thỉ mời gọi về một cuộc viễn du đại dương hết sức thú vị. Em bé muốn đến để hòa nhập vào cuộc ngao du đầy thú vị ấy. Nhưng làm sao để đến được đó ? Đơn giản hơn lần trước, chỉ cần nhắm mắt lại khi đứng ngoài rìa biển cả là sẽ được con sóng nâng đi. Đang say sưa với sự thú vị của trò chơi mới, ước mơ đi xa nhưng lại có vẻ lưỡng lự ngập ngừng bởi bỗng nhiên như sự thức dậy của tiềm thức, đứa trẻ nhớ đến người mẹ, nhớ đến rằng mình không thể nào rời mẹ được vào mỗi buổi chiều về. Từ sự nhớ nhung bất chợt trong niềm ham chơi khó lòng mà cưỡng lại được, đứa trẻ một lần nữa lại nhận ra hay nói cách khác là tưởng tượng ra một trò chơi mới còn thú vị hơn nhiều lần trò chơi này.

Và trò chơi ấy :

“Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

Cũng như một sự diệu kỳ trong việc tạo ra hình ảnh ẩn dụ sóng đôi giữa bờ biển với con sóng, sự so sánh độc đáo: con sẽ là sóng, còn mẹ là bến bờ kì lạ. Sự kì lạ ấy đã có sức lôi cuốn sự khám phá của đứa trẻ. Mà sự lôi cuốn ấy còn hấp dẫn hơn bất kỳ trò chơi nào. Khi lăn vỗ vào bến bờ kì lạ của tình mẹ ấy, đứa trẻ sẽ cười vang trong sự đón nhận tình cảm yêu thương của mẹ. Tình mẹ như vỗ về an ủi, nâng niu đứa trẻ.

Mượn hai hình tượng mây và sóng để Tagore vĩnh viễn hoá sức mạnh kỳ diệu của tình mẫu tử. Sự bất tử của tình mẹ sẽ là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho mỗi tâm hồn trẻ thơ. Và đó chính là triết lý sâu sắc trong bài thơ mang đậm tính cách trẻ thơ này. Hầu như nhà thơ lớn nào cũng vậy, trong tác phẩm nghệ thuật của mình không quên dành cho trẻ em những bài thơ hay để khuyên bảo và ca ngợi các em, mong mỏi các em phát huy và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp để các em nuôi chí lớn phục vụ tổ quốc và xã hội. Tagore làm thơ cho trẻ em cũng xuất phát từ tình cảm chân thành của người ông, người cha, người thầy, yêu mến các em, tin tưởng vào tương lai của các em. Trong bài thơ Mây và sóng, thể hiện tình cảm đó của ông. Hướng tâm hồn trẻ thơ sống trong sự bất tử của tình mẹ. Giọng điệu của bài thơ thật ngộ nghĩnh, thủ thỉ rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ.

Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài thơ Mây và sóng – mẫu 4

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Mỗi nhà thơ có những khám phá riêng khi viết về đề tài tình mẹ. Với Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ.

Nhà thơ lựa chọn điểm nhìn từ cậu bé là một cách kể rất thú vị và đậm chất hồn nhiên của trẻ thơ. Trong câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa, cậu khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời: “hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc.

Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế.

Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử. Tình yêu thương chân thành trong tâm hồn ngây thơ, bé dại của em luôn gắn liền hình bóng của mẹ dù ngoài kia là những cám dỗ, đam mê hấp dẫn đến nhường nào. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên