20+ Cảm nhận nhân vật người anh Bức tranh của em gái tôi (điểm cao)

Viết một đoạn văn cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

20+ Cảm nhận nhân vật người anh Bức tranh của em gái tôi (điểm cao)

Quảng cáo

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 1

Tạ Duy Anh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì nổi bật nhất có lẽ là "Bức tranh của em gái tôi". Truyện ngắn đã thể hiện thành công nhân vật anh trai Kiều Phương - là người anh hay đố kị và luôn mắng mỏ em gái của mình. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã cho chúng ta thấy những lời mắng mỏ, quát tháo của người anh khi thấy cô em gái của mình nghịch ngợm và bày bừa linh tinh ra nền nhà. Hơn thế nữa, khi mọi người trong nhà phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương, ai nấy cũng vui mừng ngoại trừ người anh. Anh không hề vui vẻ mà lại tỏ thái độ ghen ghét và sinh lòng đố kị với em. Tuy nhiên, khi nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất của Kiều Phương, người anh như vỡ òa trong hạnh phúc. Đặc biệt nhất là anh đã cảm thấy những lỗi lầm của mình khi đối xử tệ bạc với em. Thật cảm ơn nhà văn Tạ Duy Anh đã đưa đến cho người đọc những câu văn chất chứa biết bao cảm xúc về tình anh em ruột thịt trong gia đình hay đến thế này

Quảng cáo

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 2

Nổi bật trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi là nhân vật người anh. Trước khi tài năng của em gái được phát hiện, người anh rất yêu quý em gái. Khi chú Tiến Lê - bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của Kiều Phương khiến mọi người trong gia đình đều đổ dồn sự chú ý vào cô bé. Người anh đã cảm thấy mặc cảm, tự ti và ghen ghét với em gái của mình. Để rồi người anh đã có những suy nghĩ và hành động không đúng. Nhân vật người anh hiện lên trong truyện khiến người đọc cảm thấy rất quen thuộc trong cuộc sống ngoài đời. Chỉ đến khi người anh nhìn thấy bức tranh đạt giải của em gái mình được trưng bày mới cảm thấy hối hận. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Người anh nhớ lại những việc bản thân đã làm, hiểu ra chính bản thân đã ghen tị với em ra sao, và cũng vì thấy được sự trong sáng của Kiều Phương mà nhân vật người anh đã thay đổi tính cách bản thân.

Quảng cáo

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 3

Nổi bật trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi là nhân vật người anh. Trước khi tài năng của em gái được phát hiện, người anh rất yêu quý em gái. Khi chú Tiến Lê - bạn thân của bố phát hiện ra tài năng của Kiều Phương khiến mọi người trong gia đình đều đổ dồn sự chú ý vào cô bé. Người anh đã cảm thấy mặc cảm, tự ti và ghen ghét với em gái của mình. Để rồi người anh đã có những suy nghĩ và hành động không đúng. Nhân vật người anh hiện lên trong truyện khiến người đọc cảm thấy rất quen thuộc trong cuộc sống ngoài đời. Chỉ đến khi người anh nhìn thấy bức tranh đạt giải của em gái mình được trưng bày mới cảm thấy hối hận. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Người anh nhớ lại những việc bản thân đã làm, hiểu ra chính bản thân đã ghen tị với em ra sao, và cũng vì thấy được sự trong sáng của Kiều Phương mà nhân vật người anh đã thay đổi tính cách bản thân.

Quảng cáo

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 4

Trong “Bức tranh của em gái tôi”, bên cạnh nhân vật Kiều Phương - một cô bé hồn nhiên, tài năng và giàu tình cảm thì nhân vật người anh trai - nhân vật chính của truyện đã được nhà văn khắc họa vô cùng chân thực để thể hiện tư tưởng của mình. Từ đầu, anh trai của Kiều Phương vốn rất yêu thương em gái của mình. Cái biệt hiệu “Mèo” của Kiều Phương là do người anh trai đặt. Tuy đôi lúc, người anh trai đó cảm thấy "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú" nhưng vẫn rất yêu thương em và thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ. Tất cả đã cho thấy tình cảm sâu đậm giữa hai anh em. Nhưng kể từ khi họa sĩ Tiến Lê - một người bạn của bố phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, mọi sự chú ý trong gia đình đều dành cho Kiểu Phương. Từ đó, sự ghen tị bắt đầu xâm chiếm tâm trí của người anh. Để rồi thái độ của người anh đối với Kiều Phương ngày càng thay đổi, tình cảm của hai anh em cũng dần xa cách. Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến bức tranh đạt giải Nhất của em gái mình, người anh mới cảm thấy ngỡ ngàng, và hối hận. Người anh không ngờ rằng trong mắt của em gái, mình lại đẹp như vậy. Và cậu nhận ra sai lầm của chính mình, hiểu ra cần phải cố gắng hơn. Dưới ngòi bút đầy chân thực của Tạ Duy Anh, nhân vật người anh hiện lên với những diễn biến tâm trạng vô cùng chân thực.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 5

Đọc truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật người anh trai - nhân vật chính của truyện. Từ những dòng đầu tiên cho đến dòng cuối cùng, Tạ Duy Anh đã thật khéo léo cho người đọc thấy được những diễn biến tinh tế của nhân vật người anh. Ban đầu khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã cho đó là trò nghịch ngợm và đặt cho em cái biệt danh là “Mèo”. Trong mắt một người anh trai, cô em gái Kiều Phương thật nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu. Một lần tình cờ, chú Tiến Lê - bạn của bố đã phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Kể từ đó mọi sự quan tâm trong gia đình đều xoay quanh cô bé. Điều đó khiến người anh cảm thấy không vui và ghen tị với Kiều Phương. Nhiều lúc, cậu cảm thấy bị cả gia đình xa lánh, không ai thèm để ý đến mình, cảm thấy bản thân kém cỏi. Kể từ đó, tình cảm anh em dần xa cách. Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh “Anh trai tôi” là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo. Như vậy, với nhân vật người anh, tác giả đã gửi tới bạn đọc lời nhắn rằng trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm và tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui từ tận đáy lòng.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 1

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tạ Duy Anh khi viết về tình cảm gia đình. Khi đọc truyện này, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật người anh trai - nhân vật chính của truyện.

Từ những dòng đầu tiên cho đến dòng cuối cùng, Tạ Duy Anh đã thật khéo léo cho người đọc thấy được những diễn biến tinh tế của nhân vật người anh. Ban đầu khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã cho đó là trò nghịch ngợm và đặt cho em cái biệt danh là “Mèo”. Trong mắt một người anh trai, cô em gái Kiều Phương thật nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu.

Một lần tình cờ, chú Tiến Lê - bạn của bố đã phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Kể từ đó mọi sự quan tâm trong gia đình đều xoay quanh cô bé. Điều đó khiến người anh cảm thấy không vui và ghen tị với Kiều Phương. Nhiều lúc, cậu cảm thấy bị cả gia đình xa lánh, không ai thèm để ý đến mình, cảm thấy bản thân kém cỏi. Kể từ đó, tình cảm anh em dần xa cách. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi như các em. Những hành động nghịch ngợm của em khiến cho cậu cảm thấy vô cùng khó chịu.

Đặc biệt là khi Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu đi tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè quốc tế, đạt giải Nhất. Trong khi mọi người đều cảm thấy vui mừng vì điều đó, người anh lại càng thêm buồn bã, khó chịu hơn. Cậu tỏ vẻ hờ hững khi em gái ôm chầm lấy mình và muốn mình đi nhận giải cùng. Chỉ đến khi người anh nhận ra nhân vật chính trong bức ảnh đạt giải nhất của Kiều Phương chính là mình. Bức tranh “Anh trai tôi” là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo. Nhưng thực tế, chỉ có cậu mới biết mình đã ghen tị với em gái của mình. Bức tranh của Kiều Phương đã giúp cho người anh nhận ra sai lầm của bạn thân. Tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái.

Như vậy, với nhân vật người anh, tác giả đã gửi tới bạn đọc lời nhắn rằng trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm và tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui từ tận đáy lòng. Quan trọng hơn đó là lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người vượt lên chính bản thân mình. Quả là một lời khuyên sâu sắc!

Như vậy, Tạ Duy Anh đã rất thành công khi khắc họa diễn biến tâm trạng của nhân vật. Bạn đọc khi đọc truyện ngắn này đều sẽ cảm nhận được ý nghĩa tốt đẹp mà nhà văn muốn gửi gắm.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 2

“Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh là một trong những tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Bên cạnh nhân vật Kiều Phương - một cô bé hồn nhiên, tài năng và giàu tình cảm. Nhân vật người anh trai - nhân vật chính của truyện đã được nhà văn khắc họa vô cùng chân thực để thể hiện tư tưởng của mình.

Từ đầu, anh trai của Kiều Phương vốn rất yêu thương em gái của mình. Cái biệt hiệu “Mèo” của Kiều Phương là do người anh trai đặt. Tuy đôi lúc, người anh trai đó cảm thấy "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú", thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ. Tất cả đã cho thấy tình cảm sâu đậm giữa hai anh em.

Nhưng kể từ khi họa sĩ Tiến Lê - một người bạn của bố phát hiện ra tài năng của Kiều Phương. Chú Tiến Lê đã hết lời ca ngợi cô bé, mọi người trong gia đình từ người bố thì “ngây người”, bất ngờ và vui sướng khi khám phá ra tài năng đặc biệt của con, người mẹ hiền lành "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui này. Chính từ lúc đó, người anh trai đã bắt đầu “cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”, nhiều khi ngồi trên bài học "chỉ muốn gục xuống khóc". Người anh trai cảm thấy vô cùng buồn bã vì cảm thấy mình không có tài năng, rồi bỗng nhiên cảm thấy cô đơn khi mọi sự chú ý trong gia đình đều dành cho em gái. Sự ghen tị bắt đầu xâm chiếm tâm trí của người anh. Để rồi hai anh em dần trở nên xa cách. Có đôi lúc, người anh thậm chí “gắt um lên” khi phát hiện một nỗi nhỏ ở em gái.

Đặc biệt nhất là khi nhà văn miêu tả diễn biến tâm trạng của người anh khi diễn tả cảnh quyết định "xem trộm" những bức tranh của Mèo - một việc làm mà bản thân người anh từng “coi khinh". Sau khi xem xong những bức tranh, tiếng thở dài của người anh càng thể hiện bản thân anh ta tự nhận mình bất tài chứ không còn là sự đố kỵ tài năng của em gái nữa. Nếu trước kia, gương mặt "lem nhem" của em gái thật đáng yêu, thì giờ đây anh hình ảnh đó chỉ càng làm người anh thêm bực bội, dẫn đến hành động quát mắng Kiều Phương.

Cao trào nhất là khi cô bé Kiều Phương được tham dự trại hè vẽ tranh quốc tế, niềm hân hoan lúc giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Chỉ với vài chi tiết nhỏ nhưng đã diễn tả được tâm trạng của người anh lúc này. Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến bức tranh đạt giải Nhất của em gái mình, người anh mới cảm thấy ngỡ ngàng. Trong tranh, "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ”. Ngạc nhiên rôi xúc động cao độ đến mức "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Cuối cùng là sự xấu hổ vì bản thân mình. Để rồi người anh tự hỏi mình: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?”. Cuối cùng người anh đã trở lời mẹ rằng: "Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình không được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

Như vậy, dưới ngòi bút đầy chân thực của Tạ Duy Anh, nhân vật người anh hiện lên với những diễn biến tâm trạng vô cùng chân thực. Từ đó, người đọc đã cảm nhận được rằng những tình cảm trong sáng hồn nhiên cùng tấm lòng nhân hậu có thể giúp cho con người nhận thức ra những hạn chế của mình.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 3

Nhà văn Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ thời kỳ đổi mới. Các tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc. Một trong số đó là truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”. Nổi bật lên trong tác phẩm là nhân vật người anh đã gợi cho bạn đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

Truyện xoay quanh nhân vật người anh và cô em gái nhỏ có tài năng hội hoạ. Hai anh em đã rất thân thiết với nhau cho đến khi tài năng hội hoạ của em mình được phát hiện, người anh đã ghen tị và trở nên gắt gỏng với em. Từ đó hai anh em cũng không còn chơi với nhau như trước nữa. Cho đến tận khi đứng trước bức tranh vẽ mình của em gái người anh mới hiểu ra tình cảm của em, thấy day dứt và có lỗi với em. Từ đây, người anh cũng nhận ra được những yếu kém của mình, đồng thời cũng hiểu được tâm hồn cũng như tấm lòng nhân hậu của em.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất với lời kể của người anh. Nhân vật người anh cũng là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã tỏ ý xem thường và gọi em gái là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị với Kiều Phương. Từ đây, tình cảm giữa hai anh em đã không còn thân thiết như trước. Người anh vốn đã coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi như các em.

Đến khi người anh nhận ra nhân vật chính trong bức ảnh đạt giải nhất của Kiều Phương chính là mình, người anh đã đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và sau cùng là xấu hổ. Đó là cái ngỡ ngàng vì không nghĩ rằng trong mắt em gái mình lại toàn mỹ đến thế. Hãnh diện vì tài năng của em mình, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh. Bức tranh "Anh trai tôi" là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em. Trước bức tranh của em gái, người anh đã nhận ra những khuyết điểm của mình đồng thời cũng hiểu được tình cảm của em.

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình cảm anh em sâu đậm. Truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những độc giả yêu thích tác phẩm của Tạ Duy Anh.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 4

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất - Kiều Phương - 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 5

Những suy nghĩ của người anh trong truyện từ khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái. Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.

Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.

Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
Trong truyện 'Bức tranh của em gái tôi', khi thấy người em thích nghịch ngợm với mấy lọ màu vẽ, rồi chế màu. Người anh đã cho rằng đó là một việc làm trẻ con, chẳng có gì hay, chẳng có ích gì cả.
Rồi đến một hôm cả nhà đã phát hiện ra tài năng hội họa của bé Kiều Phương khi đó người em được cha mẹ quan tâm, thích thú, bất ngờ với những bức tranh em vẽ. Khi đó, người anh đã cảm thấy mình bất tài,vô dụng và bị đẩy ra ngoài.
Người anh trở nên gắt gỏng, bực bội với em gái. Cho đến lúc người em đi thi vẽ quốc tế, đoạt giải nhất, người anh đã rất xúc động khi xem tranh em gái.
Ở phòng tranh, người em Kiều Phương đã vẽ chính người anh trai của mình. Người anh từ cảm xúc hãnh diện vì chính mình đã giúp một phần trong bức tranh của em gái đoạt giải nhất và hánh diện vì tài năng hội họa của cô em gái. Đến tâm trạng ngỡ ngàng vì không nghĩ rằng trong mắt em gái mình hoàn hảo đến thế. Đến xấu hổ vì thấy mình không xứng đáng với bức tranh mà đố là tấm lòng khoan dung, nhân hậu, tâm hồn hồn nhiên, trong sáng của cô bé đã giúp cho bức tranh ấy đoạt giải.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 6

Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” mới của Tạ Duy Anh đã để lại cho người đọc nhiều bài học sâu sắc. Nhân vật chính của câu chuyện là anh trai.

Hai anh em Kiều Phương chơi rất thân với nhau cho đến khi tài năng vẽ tranh của anh trai được phát hiện. Người anh ghen tị và trở nên gắt gỏng với tôi. Mãi cho đến khi thấy mình đứng trước bức tranh vẽ chính mình của em trai, tôi mới hiểu được tình cảm của em, tôi mới thấy day dứt và tội nghiệp cho em. Từ đó, người anh cũng nhận ra khuyết điểm của mình, đồng thời thấu hiểu tâm hồn cũng như lòng nhân hậu của người em.

Nhân vật là người anh trai rất yêu thương em gái của mình. Nhưng khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh tỏ ra không hài lòng và ghen tị. Hai anh em không còn thân thiết như xưa. Trước tài năng của em gái, người anh thấy tự giễu và mặc cảm vì mình không có tài.

Khi Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè quốc tế, em đã đoạt giải nhất. Mọi người trong gia đình đều vui vẻ nhưng người anh lại càng buồn và bực mình hơn. Anh tỏ ra thờ ơ khi được chị gái ôm và muốn cùng đi nhận giải. Mãi đến khi nhìn thấy ảnh của em gái, nhận ra nhân vật chính trong bức ảnh là mình, anh mới cảm thấy bất ngờ. Điều không ngờ là trong mắt chị tôi lại hoàn hảo đến vậy. Anh cảm thấy tự hào về tài năng của em trai nhưng điều đó cũng khiến anh cảm thấy xấu hổ, hối hận vì đã có lúc đối xử tệ bạc với anh và nhận ra mình phải thay đổi.

Như vậy, Bức tranh của chị tôi là một câu chuyện cảm động về tình chị em sâu nặng. Truyện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc yêu thích tác phẩm của Tạ Duy Anh.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 7

“Bức tranh của em gái tôi” là một truyện ngắn xuất sắc của Tạ Duy Anh. Trong tác phẩm nhà văn đã thể hiện rất khéo diễn biến tâm trạng của nhân vật, đặc biệt là nhân vật người anh – nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã tỏ ý xem thường và gọi em gái là Mèo. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị với Kiều Phương. Khi tất cả mọi người đều vui mừng, xúc động cho Kiều Phương thì người anh lại cảm thấy bị cả gia đình xa lánh, không ai thèm để ý đến mình, cảm thấy bản thân kém cỏi. Từ đây, tình cảm giữa hai anh em đã không còn thân thiết như trước. Người anh vốn đã coi thường em gái, cho em gái là đồ nghịch bẩn; nay bỗng dưng em lại thua kém em gái, đó là điều mà em cảm thấy khó chấp nhận nhất. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi như các em.

Đến khi người anh nhận ra nhân vật chính trong bức ảnh đạt giải nhất của Kiều Phương chính là mình, người anh đã đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và sau cùng là xấu hổ. Đó là cái ngỡ ngàng vì không nghĩ rằng trong mắt em gái mình lại toàn mĩ đến thế. Hãnh diện vì tài năng của em mình, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh. Bức tranh “Anh trai tôi” là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em. Người anh đã nhận ra những khuyết điếm của mình qua nội dung mà em gái diễn tả trong bức tranh.

Có thể thấy, tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái. Đó là nét độc đáo trong việc thế hiện tính cách nhân vật của tác giả.

Thông qua nhân vật người anh, Tạ Duy Anh muốn gửi tới người đọc lời nhắn rằng trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm và tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui từ tận đáy lòng. Quan trọng hơn đó là lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người vượt lên chính bản thân mình.

Có thể thấy, Tạ Duy Anh không chỉ thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật mà còn thành công biến nhân vật thành cầu nối của tác giả với người đọc. Qua đây, chúng ta cũng vừa thấy được tài năng, vừa thấy được tấm lòng của người viết.

Cảm nhận về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 8

Bức tranh của em gái tôi là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Tạ Duy Anh. Nhân vật chính trong truyện là người anh đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

Nội dung của truyện kể về hai anh em Kiều Phương. Cả hai vốn rất thân thiết với nhau cho đến khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương mình được phát hiện. Người anh đã cảm thấy ghen tị, thay đổi thái độ với em gái. Chỉ đến khi người anh nhìn thấy bức tranh vẽ anh trai của Kiều Phương, người anh mới nhận ra sai lầm, cảm nhận được tình cảm trong sáng của em gái.

Nhân vật người anh không được khắc họa nhiều qua ngoại hình. Tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, suy nghĩ và lời nói. Lúc đầu, người anh rất yêu quý em gái. Cậu đặt cho em cái tên ở nhà là “Mèo”, thích thú trêu đùa khi em nghịch bẩn. Nhưng khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện người anh tỏ thái độ không vui và ghen tị. Hai anh em đã không còn thân thiết như trước. Trước tài năng của em gái, người anh cảm thấy tự ti, mặc cảm vì bản thân không có tài năng gì. Chắc hẳn, mỗi người cũng đã từng có suy nghĩ giống như người anh trong câu chuyện, nên có thể hiểu được phần nào tâm lí và hành động của nhân vật này.

Truyện tiếp tục trở nên thú vị hơn khi Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu đi tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè quốc tế. Bức tranh của cô bé được giải Nhất. Ai cũng đều mừng rỡ, vui vẻ. Chỉ riêng người anh là cảm thấy khó chịu. Cậu tỏ ra thờ ơ khi Kiều Phương ôm chầm lấy mình và nói rằng muốn mình đi nhận giải cùng. Tâm trạng của người anh lúc này là hoàn toàn tự nhiên, đúng với những cảm xúc mà người anh đang phải trải qua.

Ở phần kết, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng của người anh. Khi người anh nhìn thấy bức tranh của em gái, nhận ra nhân vật trong tranh chính là mình, cậu cảm thấy ngỡ ngàng. Không ngờ trong suy nghĩ của em gái, cậu lại đẹp đẽ, hoàn hảo như vậy. Điều đó khiến người anh cảm thấy xấu hổ. Tâm trạng của nhân vật được xây dựng hoàn toàn thuận theo tự nhiên. Chính lúc này, người anh đã nhận ra sai lầm của bản thân.

Nhân vật người anh đã giúp tôi nhận ra bài học quý giá về tình cảm giữa những người thân trong gia đình, cũng như giá trị của một tấm lòng trong sáng, nhân hậu. Tác giả đã xây dựng nhân vật người anh hiện lên rất chân thực, giản dị nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc. Tôi rất yêu thích nhân vật này.

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động, để lại cho tôi nhiều cảm xúc, bài học giá trị.

Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên