20+ Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (điểm cao)
Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 1)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 2)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 3)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 4)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 5)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 6)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 7)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 8)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (mẫu 9)
- Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (các mẫu khác)
20+ Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi (điểm cao)
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 1
Ở hai dòng thơ đâu, tác giả đã nói rõ khoảng cách thế hệ của chúng ta với cha ông. Đó là một khoảng cách không chỉ địa lí mà còn thời gian rất xa như con sông với chân trời. Thế nhưng, chuyện cổ vẫn còn luôn thiết tha để lại những bài học giá trị. Không chỉ là cách đối nhân xử thế chúng còn tô đậm những nét đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam. Và qua đó, chúng ta còn cảm nhận rõ, ghi sâu những giá trị văn hóa tinh thần của ông cha mình.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 2
Đoạn thơ đã để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh “con sông với chân trời” không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác đi, đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”. Đó là những tình cảm sâu nặng, tha thiết mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. Dòng thơ cuối: “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” tức là nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu thấu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. Và chúng ta của hôm nay nhất định sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 3
Khi đọc bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, em cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ:
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Lâm Thị Mỹ Dạ đã cụ thể hóa khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với “đời tôi” - có nghĩa là con cháu bằng hình ảnh so sánh với khoảng cách giữa con sông với chân trời. Điều đó cho thấy sự xa xôi của hai thế hệ, một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại với nhiều sự khác biệt về cách sống, cách nghĩ. Nhưng chính nhờ có sự xuất hiện của chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha, giúp con cháu hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để học tập. Đoạn thơ đã đem đến cho em một bài học nhận thức sâu sắc.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 4
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã đem đến nhiều ấn tượng cho người đọc, đặc biệt là với khổ thơ:
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Trong những câu thơ này, nhà thơ đã cụ thể hóa khoảng cách trừu tượng giữa hai thế hệ - ông cha và con cháu bằng hình ảnh so sánh “ con sông” với “chân trời”. Một hình ảnh giàu tính biểu tượng cho thấy khoảng cách xa xôi, nhưng cũng là kế cận của thế hệ trước và thế hệ sau. Nhưng chính nhờ có sự xuất hiện của chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời chuyện cổ cũng chứa đựng những bài học sâu sắc giúp con cháu hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để học tập. Tóm lại, đoạn thơ đã đem lại cho tôi một bài học sâu sắc.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 5
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 6
Một trong những khổ thơ đặc sắc nhất trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là:
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Trong những câu thơ này, tác giả đã cụ thể khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với với con cháu - thế hệ trước và thế hệ sau bằng một hình ảnh so sánh. Đó là khoảng cách cụ thể giữa con sông với chân trời có thể quan sát được, cảm nhận được. Khoảng cách đó có thể xa vời, nhưng thực chất cũng lại là sự tiếp nối. Và với hình ảnh so sánh đó, người đọc thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ. Một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại. Nhưng “chuyện cổ” đã xóa đi cái khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm nhiều câu chuyện ý nghĩa, bài học về cuộc sống. Như vậy, khổ thơ đã giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa của “chuyện cổ nước mình”.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 7
Trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi đặc biệt ấn tượng với khổ thơ:
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để biến khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với với con cháu - thế hệ trước và thế hệ thành một khoảng cách cụ thể giữa con sông với chân trời có thể quan sát được, cảm nhận được. Từ đó, tôi cảm nhận được rằng khoảng cách giữa hai thế hệ ông cha với con cháu là vô cùng rộng lớn. Nhưng không vì vậy mà tôi không thể hiểu được, nhờ có chuyện cổ, khoảng cách đó đã bị xóa tan. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm nhiều câu chuyện ý nghĩa, bài học về cuộc sống. Nhờ vậy, tôi đã học thêm bài học quý giá, biết yêu mến và trân trọng mọi thứ hơn.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 8
Trong “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ:
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoảng cách giữa hai thế hệ - thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu). Với hình ảnh so sánh độc đáo mà giàu tính biểu tượng - “con sông” và “chân trời”. Nhưng dù khoảng cách có là vậy thì nhờ có “chuyện cổ” mà “tôi” đã hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của thế hệ đi trước. Điều đó khiến cho “tôi” cảm thấy tự hào hơn, cũng như yêu mến “chuyện cổ nước mình”. Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm một bài học sâu sắc đến con người.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 9
Trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi thích nhất là đoạn thơ:
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.”
Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Khoảng cách giữa hai thế hệ cha ông với con cháu vốn trừu tượng, được so sánh với khoảng cách giữa “con sông” và “chân trời” dễ hình dung hơn. Từ đó, chúng ta thấy được rằng giữa thế hệ ông cha và con cháu có sự khác biệt to lớn. Không chỉ về thời gian, mà còn về suy nghĩ, nếp sống hay nét văn hóa… Và “chuyện cổ” sẽ là sợi dây gắn kết của thế hệ hôm nay và mai sau. Trong hành trình của mình, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang để khám phá cuộc sống. Những nét phong tục tập quán, phẩm chất đạo đức của ông cha còn được gửi gắm qua mỗi câu chuyện. Từ đó, “tôi” sẽ hiểu thêm về con người, quê hương và đất nước trong quá khứ. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Khổ thơ đã giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị của “chuyện cổ” trong cuộc sống.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 10
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.”
Đoạn thơ trên đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Ở đây, nhà thơ đã cụ thể hóa khoảng cách trừu tượng giữa hai thế hệ - ông cha và con cháu bằng hình ảnh so sánh “con sông” với “chân trời”. Nhờ vậy, tôi đã hình dung được rõ ràng hơn về khoảng cách thế hệ. Nhưng đồng thời, tôi cũng nhận ra rằng chính chuyện cổ đã xóa đi khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời chuyện cổ cũng chứa đựng những bài học sâu sắc giúp con cháu hiểu hơn về thế hệ đi trước với những phẩm chất tốt đẹp đáng để học tập. Quả là một đoạn thơ ngắn nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 11
Đến với “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, tôi cảm thấy đặc biệt ấn tượng với đoạn thơ:
“Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.”
Nội dung của khổ thơ muốn nói về mối liên hệ giữa hai thế hệ. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “Đời cha ông với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa” để cho thấy khoảng cách to lớn giữa thế hệ ông cha với con cháu. Bởi thời gian trôi qua, rất nhiều thứ sẽ thay đổi. Dù vậy thì những câu chuyện sẽ còn mãi, trở thành phương tiện để con cháu ngày nay tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cha ông mình. “Chuyện cổ” sẽ trở thành cầu nối gắn kết hai thế hệ. Và trong hành trình của “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Như vậy, qua đoạn thơ, chúng ta hiểu hơn về giá trị của “chuyện cổ”.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 12
"Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình."
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong hai câu thơ đầu, nhà thơ đã khẳng định khoảng cách giữa ông cha và con cháu. Một khoảng cách trừu tượng nhưng được cụ thể qua hình ảnh so sánh “con sông với chân trời đã xa” thể hiện sự xa xôi, dài rộng. Nhưng nhờ có chuyện cổ đã nối liền giữa hai thế hệ. Thật kì diệu khi qua những trang sách đó, con cháu hiểu hơn được hơn về những phẩm chất tốt đẹp của ông cha. Nhờ vậy mà thế hệ sau sẽ biết kính trọng những người đi trước, sống tốt đẹp hơn. Đoạn thơ đã thể hiện được bài học thật sâu sắc cho mỗi người đọc.
Đoạn văn cảm nhận Đời cha ông với đời tôi - mẫu 13
Từ xa xưa cho đến nay, quá khứ kéo dài tới hiện tại là một khoảng cách thời gian rất dài. Các truyện cổ dân gian thực sự là cầu nối văn hoá từ quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu rõ nét trong từng truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được đời sống, tâm hồn của cha ông trước đây.
Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:
Đoạn văn suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn người Việt được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ nước mình
Từ văn bản Cây tre Việt Nam, viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre
Viết một đoạn văn trình bày lợi ích của cây tre trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam
Đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam
Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:
- Mục lục Văn biểu cảm, kể chuyện tóm tắt, kể chuyện diễn cảm
- Mục lục Văn kể chuyện đời thường
- Mục lục Văn kể chuyện tưởng tượng
- Mục lục Văn miêu tả
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6 và Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều