30+ Phân tích bài thơ Lượm (điểm cao)



Bài văn Phân tích bài thơ Lượm lớp 6 hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn Phân tích bài thơ Lượm hay hơn.

30+ Phân tích bài thơ Lượm (điểm cao)

Quảng cáo

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 1

   Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

   Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

   Tác phẩm mở ra bằng cuộc gặp gỡ thật tình cờ giữa người chiến sĩ và chú bé liên lạc: “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè” . Hình ảnh Lượm qua mắt người chiến sĩ hiện lên thật hồn nhiên, yêu đời từ ngoại hình cho đến cử chỉ dáng điệu. Để miêu tả ngoại hình của chú tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ láy giàu giá trị tạo hình: loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cùng đôi má đỏ bồ quân ửng hồng, cái mắt híp lại sau nụ cười rạng rỡ, tươi vui. Trang phục của chú bé cũng hết sức đơn giản chỉ là “cái xắc xinh xinh” chuyên để đựng những văn kiện, giấy tờ quan trọng và chiếc “ca lô đội lệch” đầy tinh nghịch. Sự đáng yêu của em còn được thể hiện qua hình ảnh so sánh đẹp đẽ “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” , có lẽ không còn hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích bé nhỏ để ví von với chú bé Lượm hồn nhiên, yêu đời. Một hình ảnh so sánh vừa chính xác, tinh tế nhưng đồng thời còn thể hiện được tình cảm yêu mến của tác giả đối em. Để nhấn mạnh hơn nữa vào nét ngây thơ của em, tác giả còn dẫn trực tiếp lời nói hết sức chân thật, đáng yêu: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” . Niềm vui, sự hân hoan của Lượm chính là niềm vui khi được hoạt động cách mạng, khi được cống hiến cho đất nước, đây cũng là niềm vui chung của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức ngắn ngủi, nhưng cho đã phần nào cho người đọc thấy những nét tính cách tốt đẹp của Lượm: vừa tinh nghịch, hồn nhiên nhưng cũng hết sức nhiệt huyết với cách mạng.

   Giây phút hồi tưởng bỗng chùng xuống, khi nghe tin cháu đã hi sinh trên đường đi làm nhiệm vụ: Đến ngày tháng sáu/ Chợt nghe tin nhà. Câu thơ là nỗi niềm nghẹn ngào, bàng hoàng, chẳng thể nói nên lời của tác giả:

Quảng cáo

Ra thế

Lượm ơi!...

   Hình thức câu thơ vô cùng đặc biệt, được ngắt làm đôi, như tiếng nấc nghẹn của tác giả trước tin Lượm đã hi sinh khi trên đường đi làm nhiệm vụ. Đồng thời câu thơ còn thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng Lượm hi sinh là sự thật. Sau phút nghẹn ngào, tác giả nói về quá trình làm việc và sự hi sinh anh dũng của chú bé. Hình ảnh của Lượm được khắc họa là một chú bé gan góc, kiên cường dũng cảm. Chú bé làm nhiệm vụ đưa thư, phải di chuyển qua những nơi vô cùng nguy hiểm và phải đối mặt với thần chết bất cứ lúc nào: “Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo?” . Mặc dù luôn ý thức được sự nguy hiểm rình rập khi “đạn bay vèo vèo” xung quanh nhưng chú bé không hề sợ hãi vẫn “vụt qua mặt trận” bằng tinh thần dũng cảm, đầy trách nhiệm. Chú bé không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, nguy hiểm.

   Nỗi đau đớn càng được nhân lên gấp đôi khi tác giả tái hiện chân thực sự hi sinh của người đồng chí nhỏ: Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Trong một khổ thơ bốn câu tác giả đã sử dụng liên tiếp hai câu cảm thản, cho thấy sự ngỡ ngàng, đau đớn đến tột cùng khi Lượm đã hi sinh, câu thơ vang lên thật đau xót biết nhường nào: “Thôi rồi, Lượm ơi!” . Làm sao có thể tin nổi, đứa bé hồn nhiên, tinh nghịch, người đồng chí giàu lòng dũng cảm và trách nhiệm ấy lại hi sinh khi còn quá nhỏ. Tác giả không tin rằng đó là sự thật, câu thơ buông xuống thể hiện nỗi đau đớn đến tột cùng. Lượm hi sinh, trở về với đất mẹ, tay em vẫn nắm chặt bông, phảng phất xung quanh là hương lúa, hương của đất mẹ, tuy em đã chết nhưng linh hồn, tinh thần yêu nước của em vẫn còn sống mãi với mọi người, với quê hương đất nước.

Quảng cáo

   Hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ không buồn thảm, bi ai mà thay vào đó là hình ảnh em bé với sự hồn nhiên, tinh nghịch được tái hiện lại một lần nữa. Dù em có hi sinh nhưng tinh thần anh dũng, sự hồn nhiên đáng yêu của em sẽ mãi được mọi người nhớ đến, em sẽ sống mãi với non sông, đất nước.

   Tác phẩm sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp tính cách, ngoại hình của nhân vật. Không chỉ vậy sử dụng những hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thật những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc tác giả thay đổi cách xưng hô với nhân vật trữ tình trong các khổ thơ: chú bé, cháu, Lượm, chú đồng chí nhỏ bởi quan hệ giữa họ vừa là quan hệ chú cháu, vừa là một người đồng chí. Sau cái chết của Lượm, tác giả đã gọi là “chú bé” bởi lúc này Lượm và tác giả không chỉ nằm trong mối quan hệ riêng giữa hai người, mà Lượm đã trở thành người cháu chung của nhân dân Việt Nam, một người trẻ dũng cảm. Sự thay đổi linh hoạt các đại từ xưng hô như vậy khiến Tố Hữu thể hiện được đa dạng các cung bậc cảm xúc. Tất cả những yếu tố trên cùng với nội dung đã tạo nên thành công cho tác phẩm.

   Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhánh mà vô cùng kiên cường, anh dũng. Qua đó tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 2

Quảng cáo

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng. Trong đó, bài thơ Lượm của ông viết về người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi - Lượm đầy hồn nhiên, vui tươi nhưng cũng rất hăng hái, dũng cảm.

Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về cuộc gặp gỡ giữa chú bé Lượm với người chiến sĩ ở Hàng Bè vào những ngày tháng thực dân Pháp trở lại xâm lược Huế. Chiến tranh xảy ra, Lượm tham gia cách mạng với tư cách là một chiến sĩ liên lạc. Ngoại hình của Lượm hiện lên với dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn. Cùng với đó là cái xắc đeo trên vai để đựng thư, chiếc ca lô đội lệch trên đầu. Sự hồn nhiên, ngây thơ thể hiện qua hành động huýt sáo, chạy nhảy trên cánh đồng:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…”

Việc sử dụng các từ láy gồm “loắt choắt”, “xinh xinh” “'thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” kết hợp với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát của Lượm.

Không chỉ ngoại hình, tác giả còn khắc họa nét tính cách của Lượm. Điều đó được thể hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Cậu đã bày tỏ với người chiến sĩ:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần”

Những từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích” và hành động “cười híp mí”, “má đỏ” đã diễn tả được cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi được tham gia cách mạng của Lượm.

Dù tuổi còn nhỏ nhưng Lượm lại hiện lên thật dũng cảm, gan dạ. Cậu sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ. Khi nhận được nhiệm vụ giao lá thư đề “thượng khẩn”, Lượm đã không ngại khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành. Chiến trường hiện lên thật khốc liệt:

“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo”

Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Chính vì vậy, Lượm đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Cách nói “sợ chi” gợi ra tâm thế chủ động của người chiến sĩ nhỏ, cậu sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm mà không hề run sợ. Hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

“Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng”

Trước đó đầy lạc quan vui tươi, nhưng đến những câu thơ cuối viết về sự hy sinh của Lượm lại gợi đầy ám ảnh, đau thương:

“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng mẫu tươi

“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”

Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng. Lượm đã trở về với mảnh đất của quê hương, nhưng sự hy sinh của em không phải là vô nghĩa mà đáng tự hào.

Với nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Lượm. Bài thơ Lượm của Tố Hữu là một trong những bài thơ giàu cảm xúc.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 3

Tố Hữu đã xây dựng hình ảnh nhân vật Lượm thật đẹp. Đó là một cậu bé hồn nhiên vô tư, nhưng vô cùng dũng cảm trước bom đạn của kẻ thù. Vì lý tưởng chiến đấu để bảo vệ đất nước, Lượm đã vượt qua hết những làn bom, bão đạn để góp sức của mình cho công cuộc cứu nước của toàn dân.

Hình tượng nhân vật Lượm, xuất hiện khiến người đọc hình dung như một người có thật, từ trang phục đến dáng đi, cử chỉ, lời nói:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”

Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Nhưng điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.

“- Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Có lẽ niềm vui lớn nhất cần được chia sẻ lúc này là niềm vui của con cá tung tăng được từ suối, ra sông, ra biển. Lượm đã là con của đất nước “con của vạn nhà” chứ không chỉ hạn hẹp là con của một nhà. Lời thơ không phân tích lí giải mà đơn giản chỉ là sự giãi bày của Lượm, cách dẫn dắt như vậy cũng chính là một dấu hiệu về sự hồn nhiên, hợp với tuổi nhỏ. Cũng như tâm lý thích làm người lớn, tập làm người lớn mà biểu hiện cái háo hức bên trong không giấu được của mình”.

“Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
- Thôi chào đồng chí!
Cháu đi xa dần…”

Cách xưng hô “đồng chí” thể hiện rằng Lượm cũng đang làm nhiệm vụ của một chiến sĩ cách mạng. Và người đồng chí kia chỉ là bạn trong chiến đấu của mình, hai từ đồng chí nghe mà náo nức, xôn xao. Đó là ngôn ngữ mà cũng là tiếng reo vang khi người ta có thể giã từ tuổi thơ để bước vào đội ngũ. Một thế giới mới lạ mở ra, cho dù dấu vết của tuổi thơ còn đó (cười híp mí, má đỏ bồ quân). Với nhà thơ, những kỉ niệm ấy làm sao có thể dễ dàng quên, quên đi lớp thiếu niên của nước Việt Nam độc lập, quên đi đứa cháu thật đáng tự hào và cũng rất đáng yêu của mình như thế? Trong hành trang của nhà thơ, hình tượng bé Lượm là một sự cổ vũ lớn, có một vị trí không gì thay thế được.

Sự hồn nhiên nhí nhảnh, lòng dũng cảm kiên cường của em cũng không tránh khỏi bom đạn của kẻ thù. Thì ra, sự ác liệt của chiến tranh đã không loại trừ một ai kể cả những em nhỏ chưa kịp thành người lớn. Lượm tự nguyện bước vào cuộc đời chiến đấu và chấp nhận hy sinh, dũng cảm hy sinh. Hình ảnh ấy đã trở thành một tượng đài bất tử. Đoạn thơ nói về cái chết anh dũng của em bắt đầu từ câu: “Ra thế/Lượm ơi!”. Một câu thơ tưởng như đơn giản vật thôi mà hội tủ đủ ba tính chất: nhất quán, cao trào và đột biến. Nói nhất quán vì đây là một bài thơ kết hợp hai yếu tố trữ tình và tự sự. Tự sự là mạch nổi, còn mạch chìm là cảm xúc của nhà thơ. Nói cao trào vì đây là những nỗi niềm của nhà thơ dâng lên cực điểm. Còn nói đột biến vì dòng cảm xúc từ yêu thương, phấn khởi đã thành đột ngột, hụt hẫng, đau đớn, rụng rời. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở? “Ra thế” thuộc về khách quan, còn “Lượm ơi!” thuộc thuộc về chủ quan, về nỗi đau của trái tim nhà thơ như viên đạn bắn vào. Từ cảm xúc tức thời ấy mà câu chuyện trong cái kênh “tin nhà” kia được kể lại, tất nhiên là trong tưởng tượng mà nhà thơ có thế hình dung:

“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao…”

Chính với ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: “cháu, chú bé, Lượm” bằng một cụm danh từ: “chú đồng chí nhỏ”. Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động, với sự kiện hy sinh. Vị trí của người kể chuyện khi hòa nhập vào nhân vật được kể, khi thì tách ra với cự ly cần có để đảm bảo tính khách quan của việc trần thuật:

“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vào
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo”

Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù. Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả, đó là trường hợp tác giả đã hóa thân vào nhân vật của mình. Còn khổ thơ sau đó, ông trở lại vị trí của người quan sát:

“Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng”

Chính chất biểu cảm trữ tình trong thơ tự sự tỏa ra theo một cách riêng từ phía ấy. Và chính nó làm cho người theo dõi lo lắng đến thắt lòng. Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, hồn nhiên. Bởi vậy khi cái chết bất ngờ đến khiến chúng ta cảm thấy thật nghẹn ngào. Giọng điệu trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. “Thôi rồi! Lượm ơi!”.

Đoạn thơ thứ ba của bài bắt đầu bằng một câu thơ đặt biệt: “Lượm ơi, còn không?”. Đó là lời gọi, lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hi sinh của Lượm. Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc. Lượm vẫn còn sống trong lòng đồng chí, đồng bào. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ thơ kết lặp lại hai khổ thơ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm. Sự hô ứng trong bài thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.

Về nghệ thuật bài thơ, Tố Hữu đã bắc được một cái cầu nối với bạn đọc nhỏ tuổi bằng thể thơ bốn chữ thật trong trẻo, hồn nhiên như bà kể cho cháu, mẹ kể cho con. Cách kể cũng không một chiều, đơn điệu. Tuy vẫn sử dụng cấu trúc đường thẳng, lấy trục thời gian làm điểm tựa nhưng khi trực tiếp (đoạn một), lúc gián tiếp (đoạn hai), kết hợp giữa miêu tả (đoạn một, đoạn hai) với độc thoại (đoạn ba). Tính sinh động của bài thơ còn thể hiện ở sự ngắt nhịp như những nốt lặng trên dòng chảy tâm tình. Những khổ thơ đặc biệt như “Ra thế - lượm ơi!” hoặc “Lượm ơi, còn không?” là những cơ hội giao tiếp (giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật), cũng là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời. Về với nó như cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa “Lượm” với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 4

Bài thơ “Lượm” được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là nhưng giai đoạn cách mạng gặp nhiều khó khăn, vì tình yêu quê hương đất nước cậu đã xin theo người chú của mình để làm nhiệm vụ cao cả đó cho Tổ quốc.

Với một vóc dáng nhỏ nhắn nhưng cậu bé rất linh hoạt rất nhanh. Với dáng đi, cử chỉ lời nói của mình đã được tác giả miêu tả một cách rất khái quát hình ảnh chú giao liên yêu đời ấy.

“Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh”

Ở độ tuổi mười, mười một đó là độ tuổi còn đi học còn trong vòng tay chăm sóc của gia đình nhưng cậu bé không vậy mà đã đảm nhiệm một công việc hết sức khó khăn nguy hiểm mà người lớn cũng không thể nào làm được. Và trong tư tưởng của cậu thì đi làm nhiệm vụ như một chiến đi chơi mà thôi. Với một bộ đồ của đội viên với đầy vết bẩn của bom đạn, bụi đường nhưng trong túi cậu lúc nào cũng đầy những thư từ của các chiến sĩ để liên lạc với nhau. Đặc biệt cậu có một đôi mắt to tròn, khi cười đôi mắt của cậu híp lại càng thể hiện rõ sự yêu đời, hồn nhiên vô tư của cậu hơn. Cho thấy là một cậu bé yêu quê hương đất nước, khi thực hiện nhiệm vụ của mình cậu luôn là một người yêu đời yêu thiên nhiên.

“Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Những thú vui thích được vui chơi đi đây đi đó tất cả được thể hiện qua những cuộc nói chuyện với chú. Dường như cậu chỉ muốn được đi qua rừng, qua sông suối chứ cậu không muốn được ngồi yên một chỗ. Chi tiết này cho ta thấy được cậu là một người rất ham chơi rất thích những cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nhưng không vì ham chơi mà quên nhiệm vụ của mình đó là mang tin tức đến cho cách mạng.

“Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- Thôi, chào đồng chí!
Cháu đi xa dần”

Với những hình ảnh rất đẹp, tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu thanh niên giao liên rất đẹp và đầy nhưng mơ ước. Sự hồn nhiên, vô tư trẻ thơ của em cũng không thể nào tránh khỏi sự tra tấn sự truy đuổi của kẻ thù. Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng không thể nào tránh khỏi những ác liệt của chiến tranh.

“Một hôm nào đó,
Như bao hôm nào,
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo”

Dù sự truy đuổi của kẻ thù thế nào thì cậu bé vẫn không ngại nguy hiểm mà vẫn làm nhiệm vụ như bình thường. Biết là sự ra đi giao liên lần này dù gặp nhiều nguy hiểm nhưng cậu vẫn không ngại mà vẫn đi. Với sự hiên ngang bất khuất đó cậu đã đối diện với một cái chết vô cũng nghiệt ngã giữa một cánh đồng.

“Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng”

Cái chết của cậu bé đã được tác giả khái quát giữa một cánh đồng đầy mùi sữa cho thấy cậu bé còn trong độ tuổi vui chơi không được ra đi như vậy. Bên cạnh đó là sự ra đi bên thiên nhiên tâm hồn cậu đã hòa lẫn vào thiên nhiên. Nói lên hình ảnh cậu bé là tiếng thơm cho đời, là một tâm hồn trong sáng.

“Lượm ơi, còn không?”

Câu thơ này thể hiện sự đau buồn luyến tiếc của tác giả dành cho cậu bé. Một cậu bé nhanh nhẹn, hồn nhiên vô tư đã cống hiến cho đời rất nhiều, đặc biệt là cách mạng của ta. Sự hy sinh của cậu đã là tiếng thơm cho đời.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 5

Bài thơ “Lượm” của Tố Hữu được ông khắc họa với hình ảnh chàng thiếu niên, hồn nhiên vô tư, vô cùng dũng cảm trước kẻ thù. “Lượm” đã vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn, góp sức bảo vệ đất nước.

Những câu thơ đầu hiện lên với một chú bé tinh nghịch, đáng yêu đang tung tăng trên cả đoạn đường dài:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”

Nét hồn nhiên, vui tươi được tác giả Tố Hữu khắc họa vô cùng chân thực đúng như chính con người, độ tuổi của Lượm. Nhưng mặt khác những việc làm của chú bé “Lượm” ở cái tuổi hiếm có này, đôi khi một người lớn mạnh khỏe cũng chưa làm được.

Và dường như Lượm coi công việc đi liên lạc nguy hiểm như một chuyến đi chơi thú vị:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Tinh thần dũng cảm, kiên cường hơn người của đội viên nhí. Ở cậu bé còn có vẻ hóm hỉnh hài hước khi đi làm nhiệm vụ.

“Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi, chào đồng chí
Cháu đi xa dần”

Với những hình ảnh đẹp, tác giả khắc họa rõ hình ảnh cậu bé đẹp và đầy những mơ ước. Sự gan dạ của cậu bé cũng không tránh khỏi sự truy đuổi của kẻ thù:

“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận,
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo”

Dưới sự truy đuổi của kẻ thù, cậu bé vẫn không quản ngại khó khăn, nguy hiểm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Với sự gan dạ dó cậu vô tình trúng đạn, cái chết vô cùng nghiệt ngã giữa một cánh đồng:

“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”

Cái chết của cậu bé được tác giả miêu tả giữa cánh đồng thơm mùi hoa sữa. Một cậu bé ở độ tuổi còn biết nô đùa chạy nhảy mà giờ đã ra đi mãi mãi. Cậu bé nằm giữa đồng bàn tay vẫn nắm lấy từng bông lúa như thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mãi không tách rời. Tâm hồn cậu hòa lẫn vào thiên nhiên, sự ra đi thanh thản của cậu là tiếng thơm cho đời - tâm hồn trong sáng.

“Lượm ơi, còn không?”

Câu thơ là sự luyến tiếc, đau buồn của thời gian dành hết tình yêu thương cho cậu bé. Hình ảnh còn mãi với lòng người - một cậu bé nhanh nhẹn, cống hiến tuổi trẻ cho cách mạng dân tộc Việt Nam.

Lượm - hình ảnh khắc mãi trong tâm trí mỗi người dân tộc Việt Nam. Dù tuổi còn rất nhỏ, nhưng cậu bé thật gan dạ, kiên cường. Đó là một tấm gương sáng để lại tiếng thơm cho đời mãi mãi ngợi ca.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 6

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, toàn thể nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết chống lại kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp. Và hình ảnh của những chú bé liên lạc được nhà thơ Tố Hữu tái hiện một cách sống động trong bài thơ Lượm.

Bài thơ được tác giả Tố Hữu sáng tác năm 1949. Đây là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay cấn, khốc liệt. Hình ảnh của những chú bé liên lạc đã gây xúc động mạnh mẽ đối với nhà thơ, trở thành nguồn cảm hứng để Tố Hữu sáng tác bài thơ Lượm:

“Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè”

Tố Hữu đã tái hiện lại khung cảnh gặp gỡ với chú bé liên lạc. Đó là ngày Huế bị Pháp tấn công gây ra những thiệt hại nặng nề, nhân vật trữ tình trở về Hà Nội để làm công tác kháng chiến. Trong những câu thơ tiếp theo, Tố Hữu đã miêu tả hình ảnh của chú bé liên lạc - cậu bé hồn nhiên, nhanh nhẹn:

“Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh”

Ấn tượng đầu tiên của nhân vật trữ tình đó là một cậu bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi. Cậu có dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn “chú bé loắt choắt”, sự nhanh nhẹn còn thể hiện trong hành động của đôi chân, lúc nào cũng thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh. Ở độ tuổi của mình, chú bé toát lên vẻ ngây thơ, hồn nhiên, nghịch ngợm, thể hiện trong chiếc ca lô đội lệch, miệng huýt sáo. Và trong cảm nhận của nhà thơ, cậu bé như một con chim nhỏ nhảy trên những cánh đồng vàng:

“Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…”

Không chỉ vậy, trong cuộc nói chuyện với tác giả, cậu bé còn nói về công việc liên lạc hết sức quan trọng mà cũng không kém phần hiểm nguy của mình. Tuy nhiên ở cậu lại toát lên sự hồn nhiên, lạc quan. Đưa tin liên lạc vô cùng nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị giặc bắt, cũng có thể bị trúng đạn. Nhưng cậu bé lại thấy công việc của mình rất vui. Đồn Mang Cá là cứ điểm của quân giặc, một nơi nguy hiểm và đầy bạo tàn nhưng trong cái nhìn của cậu bé thì lại vui hơn ở nhà:

“Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Chú bé cảm thấy vui với công việc của mình, cũng không sợ những hiểm nguy mà công việc mang lại. Đó là bởi tinh thần dũng cảm, kiên cường hơn người của người đội viên nhí. Ngoài ra, ở cậu còn có vẻ hóm hỉnh, hài hước. Trước khi đi làm nhiệm vụ, cậu bé đã chào tác giả và gọi đồng chí đầy đáng yêu, hài hước.

Tính chất công việc hiểm nguy, trong một lần đưa tin khẩn của Cách mạng, Lượm đã bị viên đạn vô tình, tàn nhẫn của quân giặc làm nhuộm đỏ chiếc áo em mặc. Tác giả Tố Hữu đã thể hiện sự bàng hoàng xen lẫn sự đau đớn tột độ trước sự ra đi của cậu bé Lượm:

“Bỗng lòe chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!”

Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã làm sáng lên hình ảnh của người anh hùng nhí tên Lượm, đó là một cậu bé liên lạc tuổi đời còn rất nhỏ nhưng tinh thần kiên cường, dũng cảm của em lại không thua kém một người lính cách mạng nào. Hình ảnh của em luôn hiện lên sự hồn nhiên, ngây thơ lạc quan yêu đời song cũng không kém phần xót xa, đau đớn.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 7

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là một cậu bé vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Cậu xuất hiện trong bài thơ với dáng người bé nhỏ bé. Cùng với đó là chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”

Các từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” “'thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.

Không chỉ vậy, sự hồn nhiên đó còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần”

Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích” hay hành động “cười híp mí”, “má đỏ”, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.

Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lượm còn là một cậu bé có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao. Sự dũng cảm đó được thể hiện qua việc không sợ nguy hiểm:

“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo”

Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Chính vì vậy, cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

“Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng”

Một mình giữa cánh đồng quê vắng vẻ nhưng cậu bé vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Điều đó cho thấy sự dũng cảm phi thường của một Lượm. Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn”:

“Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng mẫu tươi”

Giọng thơ đến đây trở nên nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”

Đây có lẽ là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng... Tất cả giang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ.

Tóm lại, qua bài thơ “Lượm”, Tố Hữu đã khắc họa được hình ảnh chú bé liên lạc một cách vô cùng chân thực.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 8

Bài thơ được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là nhưng giai đoạn cách mạng gặp nhiều khó khăn, vì tình yêu quê hương đất nước cậu đã xin theo người chú của mình để làm nhiệm vụ cao cả đó cho Tổ Quốc.

Với một vóc dáng nhỏ nhắn nhưng cậu bé rất linh hoạt rất nhanh, Với dáng đi, cử chỉ lời nói của mình đã được tác giả miêu tả một cách rất khái quát hình ảnh chú giao liên yêu đời ấy.

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ở độ tuổi mười, mười một đó là độ tuổi còn đi học còn trong vòng tay chăm sóc của gia đình nhưng cậu bé không vậy mà đã đảm nhiệm một công việc hết sức khó khăn nguy hiểm mà người lớn cũng không thể nào làm được. Và trong tư tưởng của cậu thì đi làm nhiệm vụ như một chiến đi chơi mà thôi. Với một bộ đồ của đội viên với đầy vết bẩn của bom đạn, bụi đường nhưng trong túi cậu lúc nào cũng đầy những thư từ của các chiến sĩ để liên lạc với nhau.

Đặc biệt cậu có một đôi mắt to tròn, khi cười đôi mắt của cậu híp lại càng thể hiện rõ sự yêu đời, hồn nhiên vo tư của cậu hơn. Cho thấy là một cậu bé yêu quê hương đất nước, khi thực hiện nhiệm vụ của mình cậu luôn là một người yêu đời yêu thiên nhiên.

- "Cháu đi liên lạc,

Vui lắm chú à.

Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà!"

Những thú vui thích được vui chơi đi đây đi đó tất cả được thể hiện qua những cuộc nói chuyện với chú. Dường như cậu chỉ muốn được đi qua rừng, qua sông suối chứ cậu không muốn được ngồi yên một chỗ. Chi tiết này cho ta thấy được cậu là một người rất ham chơi rất thích những cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nhưng không vì ham chơi mà quên nhiệm vụ của mình đó là mang tin tức đến cho cách mạng.

Cháu cười híp mí,

Má đỏ bồ quân:

- "Thôi, chào đồng chí!"

Cháu đi xa dần...

Với những hình ảnh rất đẹp, tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu thanh niên giao liên rất đẹp và đầy nhưng mơ ước. Sự hồn nhiên, vô tư trẻ thơ của em cũng không thể nào tránh khỏi sự tra tấn sự truy đuổi của kẻ thù. Không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng không thể nào tránh khỏi những ác liệt của chiến tranh.

Một hôm nào đó,

Như bao hôm nào,

Chú đồng chí nhỏ,

Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,

Ðạn bay vèo vèo,

Thư đề "Thượng khẩn",

Sợ chi hiểm nghèo!

Dù sự truy đuổi của kẻ thù thế nào thì cậu bé vẫn không ngại nguy hiểm mà vẫn làm nhiệm vụ như bình thường. Biết là sự ra đi giao liền lần này dù gặp nhiều nguy hiểm nhưng cậu vẫn không ngại mà vẫn đi. Với sự hiên ngang bất khuất đó cậu đã đối diện với một cái chết vô cùng nghiệt ngã giữa một cánh đồng.

Cháu nằm trên lúa,

Tay nắm chặt bông,

Lúa thơm mùi sữa,

Hồn bay giữa đồng.

Cái chết của cậu bé đã được tác giả khái quát giữa một cánh đồng đầy mùi sữa cho thấy cậu bé còn trong độ tuổi vui chơi không được ra đi như vậy. Bên cạnh đó là sự ra đi bên thiên nhiên tâm hồn cậu đã hòa lẫn vào thiên nhiên. Nói lên hình ảnh cậu bé là tiếng thơm cho đời, là một tâm hồn trong sáng.

Lượm ơi, còn không? Câu thơ này thể hiện sự đau buồn luyến tiếc của tác giả dành cho cậu bé. Một cậu bé nhanh nhẹn, hồn nhiên vô tư đã cống hiến cho đời rất nhiều, đặc biệt là cách mạng của ta. Sự hi sinh của cậu đã là tiếng thơm cho đời.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 9

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng có lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến như sau: “Bất kỳ đàn ông, đà bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.”

Thực hiện lời kêu gọi của Bác, bao lớp thanh niên đã xung phong lên đường chiến đấu cứu nước, bảo vệ quê hương. Em bé trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu cũng vậy, dũng cảm xông pha cống hiến tuổi trẻ cho tổ quốc này. Nhân vật chú bé Lượm ấy đã đọng lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu kể về một chú bé liên lạc dũng cảm trên mặt trận thời bấy giờ. Chú bé Lượm ấy là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm, anh dũng chiến đấu chống lại thực dân Pháp, làm theo lời dạy của Bác Hồ. Hình ảnh chú bé Lượm hiện lên hồn nhiên, vui vẻ trong khung cảnh của cuộc gặp gỡ với người chú vệ quốc quân.

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè”

Cuộc chiến năm 1945 đã giúp ta giành lại độc lập chủ quyền của dân tộc từ tay bọn phát xít Đức. Thế nhưng, không bao lâu sau thực dân Pháp lại nổ súng xâm lược nước ta tại Huế. Nhân dân ta lại một lần nữa đứng lên chiến đấu vì tổ quốc trong đó có Lượm.

Chú cháu gặp nhau trong tình hình khốc liệt của trận chiến. Cuộc gặp gỡ sau bao lâu xa cách ấy cũng chỉ là tình cờ chứ không có một cái hẹn nào cho hai chú cháu. Hoàn cảnh đặc biệt ấy nhưng giọng thơ không có chút nào chững lại vì buồn tủi mà chỉ có lòng yêu nước đang cháy trong ngực trẻ của những người chiến sĩ trẻ.

Hoàn cảnh ấy đã góp phần khắc họa được phần nào tính cách của Lượm, phần nào tô đậm thêm vẻ đẹp trong tâm hồn của chú bé ấy. Một cậu bé dù trong bom đạn nhưng vẫn mang những nét ngây thơ, hồn nhiên ở ngoại hình:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”

“Chú bé loắt choắt” cái dáng người nhỏ bé nhanh nhẹn trên mọi nẻo đường không thể lẫn với một ai khác. Bên người mang theo cái xắc cũng nhỏ xinh như chính dáng vẻ của Lượm vậy. Đôi chân nhanh nhẹn, tâm hồn phơi phới niềm tin yêu.

Bằng việc sử dụng những từ láy “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh” Tố Hữu đã lột tả được dáng vẻ ngây thơ, nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu của chú bé Lượm.

Tuy còn nhỏ nhưng Lượm cũng đã đảm nhiệm một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là người liên lạc, vận chuyển thư, tin cấp báo cho các chiến sĩ chiến đấu ngoài chiến trận:

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà”

Chiến đấu cho đất nước, ngày ngày đối diện với bom đạt đối với Lượm là niềm vui, công việc liên lạc ấy là niềm tự hào, là đam mê kiêu hãnh của một chú bé. Lượm luôn vui vẻ, hồn nhiên và hết sức dũng cảm. Một cậu bé coi sự sống và cái chết, coi mọi hiểm nguy không còn gì để phải sợ hãi.

Ngược lại, Lượm còn thích ở đồn hơn là ở nhà. Ở đồn nhận thông tin, rồi nhanh chóng chuyển tin cấp báo đến với mặt trận. Công việc ấy có lẽ hợp với tính cách hiếu động của một chú bé dũng cảm. Sự hồn nhiên, tinh nghịch của Lượm còn được tác giả miêu tả kỹ hơn bằng những từ ngữ có sức gợi hình tốt:

“Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

“Thôi, chài đồng chí!”

Cháu đi xa dần”

Cậu bé ấy giờ cũng đã trở thành đồng chí. Những con người có cùng chung lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc. Sau lần gặp gỡ tình cờ ấy:

“Cháu đi đường cháu

Chú lên đường ra

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà”

Cuộc gặp gỡ ngắ ngủi ấy có ngờ được đâu là cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai người chiến sĩ vệ quốc quân và chiến sĩ liên lạc. Đến hôm nay thì chợt nghe tin về Lượm từ quê nhà. Một chú bé liên lạc thế hồn nhiên, nhí nhảnh, dũng cảm thế nhưng lại hi sinh quá sớm cho tổ quốc này. Đau đớn quá, xót xa quá mà nhà thơ phải thốt lên:

“Ra thế, Lượm ơi” Câu thơ như nghẹn lại, như tiếng nấc xót xa cho Lượm. Trong tiếng nấc ấy, nhà thơ hình dung ra cảnh Lượm hi sinh vì bom đạn trong lúc làm nhiệm vụ:

“Một hôm nào đó

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề thượng khẩn

Đạn bay vèo vèo”

Lượm nhận nhiệm vụ liên lạc cho quân ta trong một trận chiến đấu khốc liệt, để rồi:

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!”

Tia chớp ấy đã cướp đi cuộc đời, cướp đi tuổi thơ của Lượm. Một cậu bé tuy tuổi còn nhỏ nhưng rất dũng cảm, băng qua bom đạn thực hiện nhiệm vụ liên lạc được giao. Rồi đau xót, nghẹn ngào quá khi bom đạn đã cướp đi cậu bé loắt choắt nhanh nhẹn ngày nào. “Thôi rồi, Lượm ơi!” tác giả thương tiếc, ngậm ngùi trước sự hi sinh của một chiến sĩ trẻ cho mảnh đất quê hương này. Cái chết của Lượm được Tố Hữu miêu tả thật giản dị nhưng chạm đến đáy lòng người đọc:

“Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng”

Lớn lên bên đồng lúa mát, cho đến khi hi sinh Lượm cũng nằm lại với đồng lúa đang thời trổ bông. Tay vẫn nắm chặt không buông những bông lúa gắn liền với tuổi thơ, những bông lúa nuôi sống quân và dân ta trong bao ngày chiến đấu. Hương lúa mát dịu như dòng sữa nuôi lớn cuộc đời mỗi người con Việt. Để hồn cậu bé liên lạc cứ quấn quýt nơi cánh đồng với bao chiến công này.

Sự hi sinh ấy đã là bất tử, Lượm tuy đã chết, nhưng trong lòng một người dân hình ảnh chú bé Lượm ngày nào vẫn còn sống mãi với những chiến công hào hùng.“Lượm ơi, còn không?” Câu hỏi tu từ nhưng bâng khuâng, luyến tiếc. Lượm đã mất, nhưng hình ảnh Lượm thì mãi sẽ là niềm tự hào, là tấm gương sáng trong lòng biết bao thế hệ của người dân Việt Nam.

Hai khổ thơ cuối tác giả nhắc lại nguyên vẹn hình ảnh của Lượm những ngày đầu đi làm liên lạc. Hình ảnh một chú bé với dáng vẻ hồn nhiên ngây thơ trên đường làm nhiệm vụ. Đối với Tố Hữu cũng như với nhiều người khác cũng luôn khắc sâu hình ảnh của Lượm tỏng tim mình. Lượm sẽ mãi sống cùng non sông, cùng đất nước này.

Bằng ngôn ngữ giản dị, chân thực nhưng được chọn lựa kỹ lưỡng. Nghệ thuật miêu tả độc đáo, khéo léo đã đem đến thành công cho Tố Hữu trong tác phẩm này. Qua bài thơ đã phác họa thành công hình ảnh chú bé liên lạc trong những ngày chiến đấu. Qua đó ta cũng thấy được tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân ta để dành lại độc lập chủ quyền cho đất nước.

Trong số những tác phẩm viết về thiếu nhi trong những ngày chiến đấu cứu nước thì “Lượm” là một bài thơ xuất sắc của Tố Hữu, tạo được tiếng vang lớn và có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến nhân dân ta. Đồng thời cũng thể hiện được một tư tưởng xuyên suốt, thắng lợi trong những cuộc kháng chiến của toàn dân ta không chỉ có sự góp sức của những người tài giỏi khỏe mạnh mà còn có công lao của những thiếu niên dũng cảm như Lượm.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 10

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, toàn thể nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp. Trong không khí đấu tranh sục sôi ấy, mọi tầng lớp nhân dân từ đàn ông, đàn bà, ngay cả những đứa trẻ chỉ mới mười bốn, mười lăm tuổi cũng tham gia vào công tác cách mạng. Hình ảnh của những chú bé liên lạc được nhà thơ Tố Hữu tái hiện một cách sống động trong bài thơ Lượm.

Bài thơ Lượm được tác giả Tố Hữu sáng tác năm 1949, đây là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay cấn, khốc liệt. Hình ảnh của những chú bé liên lạc đã gây xúc động mạnh mẽ đối với nhà thơ, và đây cũng chính là nguồn cảm hứng để Tố Hữu sáng tác bài thơ Lượm:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè”

Tố Hữu đã tái hiện lại khung cảnh gặp gỡ của mình với chú bé liên lạc. Đó là ngày Huế bị Pháp tấn công gây ra những thiệt hại nặng nề, Tố Hữu đã về lại Hà Nội để làm công tác kháng chiến, và ở đây nhà thơ đã gặp chú bé liên lạc,địa điểm của cuộc gặp gỡ cũng được nhà thơ nêu cụ thể, đó chính là Hàng Bè. Ở những câu thơ tiếp theo, Tố Hữu đã miêu tả hình ảnh của chú bé liên lạc, đó là hình ảnh cậu bé hồn nhiên, nhanh nhẹn:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ về cậu bé liên lạc, đó chính là cậu bé chừng mười bốn,mười lăm tuổi, có dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn “Chú bé loắt choắt”, sự nhanh nhẹn còn thể hiện trong hành động của đôi chân, lúc nào cũng thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh. Ở độ tuổi của mình, chú bé toát lên vẻ ngây thơ, hồn nhiên, nghịch ngợm, thể hiện trong chiếc ca lô đội lệch, miệng hút sáo. Và trong cảm nhận của nhà thơ, cậu bé như một con chim nhỏ nhảy trên những cánh đồng vàng:

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

Không chỉ vậy, trong cuộc nói chuyện với tác giả, cậu bé còn nói về công việc liên lạc hết sức quan trọng mà cũng không kém phần hiểm nguy của mình. Tuy nhiên ở cậu bé lại toát lên sự hồn nhiên, lạc quan. Đưa tin liên lạc vô cùng nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị giặc bắt, cũng có thể bị trúng đạn. Nhưng cậu bé lại thấy công việc của mình rất vui. Đồn Mang Cá là cứ điểm của quân giặc, một nơi nguy hiểm và đầy bạo tàn nhưng trong cái nhìn của cậu bé thì lại vui hơn ở nhà :

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà”

Chú bé cảm thấy vui với công việc của mình, cũng không sợ những hiểm nguy mà công việc mang lại, đây không phải vì cậu bé quá hồn nhiên, không biết công việc của mình nguy hiểm như nào mà bởi tinh thần dũng cảm, kiên cường hơn người của người đội viên nhí. Ở cậu bé còn có vẻ hóm hỉnh, hài hước, trước khi đi làm nhiệm vụ, cậu bé đã chào tác giả và gọi đồng chí đầy đáng yêu, hài hước:

“Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Thôi, chào đồng chí

Cháu đi xa dần”

Tính chất công việc hiểm nguy, trong một lần đưa tin khẩn của Cách mạng, Lượm đã bị viên đạn vô tình, tàn nhẫn của quân giặc làm nhuộm đỏ chiếc áo em mặc. Tác giả Tố Hữu đã thể hiện sự bàng hoàng xen lẫn sự đau đớn tột độ trước sự ra đi của cậu bé Lượm.

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi! Lượm ơi

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi”

Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã làm sáng lên hình ảnh của người anh hùng nhí tên Lượm, đó là một cậu bé liên lạc tuổi đời còn rất nhỏ nhưng tinh thần kiên cường, dũng cảm của em lại không thua kém một người lính cách mạng nào. Hình ảnh của em luôn hiện lên sự hồn nhiên, ngây thơ lạc quan yêu đời song cũng không kém phần xót xa, đau đớn.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 11

Thơ hay vì trong thơ có họa, có nhạc. Lượm của Tố Hữu là một bài thơ như thế trong đó phần đầu bài thơ có lẽ đặc sắc hơn cả vì đã tạo nên bức chân dung chân thật, sinh động của một em bé liên lạc thời đánh Pháp với dáng người bé nhỏ, nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch mà yêu đời, tuổi nhỏ mà chí cao, rất đáng yêu đáng mến.

Đọc đoạn thơ, ta tưởng như đang được ngắm nhìn bức chân dung người chiến sĩ nhỏ hơn nửa thế kỉ trước:

Ngày Huế đổ máu
... Cháu bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
... Cháu đi xa dần...

Khổ thơ đầu nhắc lại một kỉ niệm khó quên lần gặp gỡ cuối cùng của nhà thơ với chú đội viên liên lạc, giữa hai chú cháu trên thành phố Huế thân thương. Đó là những ngày Huế đổ máu, năm 1946, giặc đánh chiếm cố đô Huế, quê mẹ nhà thơ:

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Đoạn thơ nhắc lại, gợi lại một con người, nơi phố cũ thành xưa, thời gian đã qua nay đã trở thành kỉ niệm, hoài niệm. Sau câu chữ, vần thơ là cảm xúc, là nỗi nhớ thương lắng đọng, rung động nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn.

Tám câu thơ tiếp theo là những nét vẽ đầy ấn tượng về Lượm, chú đội viên liên lạc. Thân hình quá nhỏ bé, gầy gò loắt choắt. Trang phục người lính là cái xắc xinh xinh. Chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, đáng yêu. Đôi chân thì thoăn thoắt. Cái đầu thì nghênh nghênh.

Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh có giá trị gợi tả đặc sắc, làm hiện lên hình ảnh chú đội viên rất nhỏ bé, nhưng nhanh nhẹn, hồn nhiên, thật đáng yêu. Các từ láy đặt cuối câu thơ, liên kết thành hai cặp vần cách (1 với 3, 2 với 4) tạo nên nhạc điệu, âm điệu, đọc lên nghe rất thú vị:

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.

Chữ cái được điệp lại 3 lần qua 3 nét vẽ: cái xắc, cái chân, cái đầu đã làm cho nét vẽ sắc và khoẻ, giọng thơ trở nên hóm hỉnh, yêu thương. Lượm ngây thơ và hồn nhiên, tinh nghịch và yêu đời. Dáng điệu và cử chỉ của chú thật đáng yêu biết bao: Ca lô đội lệch - mồm huýt sáo sang. Lượm khác nào con chim non cất tiếng hót rộn ràng, tung bay trong nắng mới, nhảy nhót trên đường vàng. Một so sánh thật đắt:

Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng

Con đường vàng một hình ảnh sáng giá tượng trưng cho con đường đầy nắng đẹp đi tới tương lai mà cách mạng đã đem đến cho thiếu nhi Việt Nam. Qua ngôn ngữ giàu hình tượng và biểu cảm, Tố Hữu dành cho chú đội viên nhiều trìu mến, trân trọng và yêu thương.

Những dòng thơ cuối đoạn, giọng điệu thơ thay đổi. Từ kể và miêu tả, Tố Hữu chuyển thành đối thoại. Cháu nói với chú niềm vinh dự lớn lao mà cháu được tham dự. Quê hương bị giặc chiếm đóng tàn phá, Lượm vui sướng được trở thành người chiến sĩ nhỏ cùng cha anh đánh giặc. Các từ ngữ như: Vui lắm, thích hơn đã biểu lộ một cách hồn nhiên tinh thần yêu nước và nhiệt tình kháng chiến của Lượm:

Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!

Quân đội đã trở thành đại gia đình của chú. Cuộc đời người đội viên liên lạc khác nào một cánh chim tung bay trong bão tố? Sao chẳng vui, chẳng thích, chẳng tự hào? Lượm là một trong những hình ảnh tuyệt đẹp của tuổi nhỏ chí cao:

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
Đi tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình.
(Thư trung thu - Hồ Chí Minh)

Nụ cười híp mí, và Má đỏ bồ quân là hai nét vẽ làm cho bức chân dung chú liên lạc thêm sinh động. Một tâm hồn trẻ trung, phơi phới hồn nhiên. Chú liên lạc đi xa dần sau một tiếng chào "đồng chí" nhiều thân thương:

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí!
Cháu đi xa dần...

Câu thơ Cháu đi xa dần như một dự báo: phút giã biệt ở phố Hàng Bè Ngày Huế đổ máu cũng là phút vĩnh biệt. Người chú chẳng bao giờ gặp lại người cháu thân thương ấy nữa!.

Đoạn thơ trên đây cũng như bài thơ Lượm là một thành công đặc sắc của Tố Hữu viết về gương anh hùng của thiếu nhi Việt Nam trong thời kháng chiến. Một dáng hình dễ mến, một tâm hồn trong sáng, phơi phới yêu đời thật đáng yêu. Với chú liên lạc, lòng yêu nước, nhiệt tình kháng chiến đã trở thành lý tưởng chiến đấu say mê!

Tố Hữu đã sáng tạo nên những vần thơ bốn chữ trong sáng, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh như một khúc đồng dao. Các từ láy tượng hình là những nét vẽ tinh tế nhất, biểu cảm nhất về chân dung người chiến sĩ nhỏ, một liệt sĩ anh hùng, được thể hiện trong thơ ca kháng chiến. Bài thơ Lượm là một tượng đài chiến sĩ thiếu nhi anh hùng.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 12

Đi lên từ bom đạn chiến tranh Việt Nam Tổ quốc chúng ta cho đến ngày hôm nay đã hoàn toàn được hưởng nền độc lập, nhân dân ta được sống trong khung cảnh hòa bình của chế độ xã hội chủ nghĩa công bằng. Và những điều tốt đẹp ngày hôm nay chúng ta được hưởng chính là nhờ máu xương của hàng ngàn hàng vạn chiến sĩ anh hùng không tiếc hi sinh bản thân để tranh đấu, và chú bé Lượm chính là một trong những tấm gương anh hùng mà em rất ngưỡng mộ.

Theo lời tác giả, ông gặp Lượm tại thủ đô Hà Nội, hình ảnh cậu bé nhỏ nhắn hiện lên thật sinh động qua những dòng thơ ngắn gọn, súc tích:

"Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh"

Lượm cũng giống bao bao đứa trẻ khác, lại có nét gì đó rất giản dị, chân quê, thân hình nhỏ bé "loắt choắt", cái "xắc" đựng vài cuốn sách, vở đeo chéo một bên người, trông thật nhí nhảnh, càng tăng thêm vẻ hoạt bát phù hợp với lứa tuổi. Tố Hữu thấy chân cậu "thoăn thoắt" lại thấy cái đầu cậu "nghênh nghênh", tất cả đều nói lên một sự nhanh nhẹn hiếm có của một cậu bé đang tuổi ăn tuổi lớn, ở cậu hiện lên tất cả sự hồn nhiên, yêu đời tinh thần lạc quan, mà khi nhìn vào người ta bỗng cảm thấy vui vẻ theo.

"Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường làng"

Ở khổ thơ tiếp sự tươi tắn, hồn nhiên ấy lại tiếp tục được thể hiện bằng tiếng "huýt sáo" vang vọng cả con đường làng, cái chân vốn nhanh nhẹn tung tăng nhảy chân sáo trên con đường làng thân thuộc, hình ảnh dễ thương ấy khiến Tố Hữu liên tưởng đến hình ảnh của một "con chim chích" tuy nhỏ bé nhưng lại rất đáng yêu và nhanh nhẹn. Từ những chi tiết về ngoại hình có thể thấy Lượm là một cậu bé rất vô tư, trong sáng, mộc mạc như những đứa trẻ đồng trang lứa.

Nhưng ai có thể nghĩ rằng trong thân hình bé bỏng, những tưởng vô lo vô nghĩ ấy lại là một tâm hồn ẩn chứa tình yêu quê hương, đất nước tha thiết. Lượm chưa lớn, Lượm vẫn chưa thể cầm súng giết giặc vậy thì cậu làm liên lạc, một công việc tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng và cần sự thông minh nhạy bén mà không phải ai cũng đủ dũng cảm để làm.

Lượm nói với Tố Hữu "Cháu làm liên lạc/Vui lắm chú à/Thích hơn ở nhà", chứng minh cho tinh thần xung kích, lòng dũng cảm, không muốn làm một đứa trẻ chỉ quanh quẩn nơi xó nhà. Cậu tuy tuổi nhỏ nhưng lại mang trong mình một tâm hồn lớn, một trái tim lớn, nhận thức sâu sắc về sự nghiệp cách mạng của dân tộc mà tiền đề ấy là lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc.

Lượm tuy làm một công việc nguy hiểm và trọng yếu như thế nhưng cậu vẫn luôn tràn đầy lòng tự tin, nhiệt huyết ấy bừng sáng trên đôi má "đỏ bồ quân", trong đôi mắt hồn nhiên với nụ cười "híp mí", thật khiến người ta tự hào và vui mừng theo. Hình ảnh Lượm đi xa dần mang lại một niềm yêu thương, nỗi lòng dõi theo của Tố Hữu, cũng là niềm hy vọng về một Việt Nam độc lập ngày không xa.

Lượm là một trong những nhân vật anh hùng mà em rất yêu mến và ngưỡng mộ, bởi tinh thần dũng cảm và lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc, ý thức giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Đây xứng đáng là tấm gương sáng để lớp lớp các thế hệ trẻ em Việt Nam học tập và noi theo, xứng với niềm mong mỏi của gia đình và xã hội.

Phân tích bài thơ Lượm - mẫu 13

Lượm là bài thơ tự sự xinh xắn, cảm động về một em thiếu nhi hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà thơ Tố Hữu làm bài này vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc.

Bài thơ có ba đoạn. Đoạn một kể về cuộc gặp gỡ với Lượm (5 khổ đầu). Đoạn hai kể về hoàn cảnh Lượm hi sinh (6 khổ giữa). Đoạn ba thể hiện lòng nhớ tiếc em Lượm (3 khổ cuối cùng). Chúng ta hãy tìm hiểu hình ảnh em Lượm qua bố cục bài thơ. Phần một là phần giới thiệu nhân vật. Một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa tác giả với chú bé Lượm giữa thành phố Huế, ngày kháng chiến ở Huế bắt đầu.

“Ngày Huế đổ náu” tức là ngày Huế bắt đầu kháng chiến. Từ ngày 20/12/1946 ta với quân Pháp đánh nhau to ở IIuế. Đến tháng 2/1947 thì mặt trận Huế vỡ, quân ta chuyển lên chiến khu, đánh du kích. Như vậy Lượm thuộc vào số các em bé đi làm liên lạc từ ngày đầu kháng chiến. Trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vai trò liên lạc do các anh chị giao liên đảm nhiệm, còn đầu thời kháng chiến chống thực dân Pháp, làm liên lạc là các em thiếu nhi. Năm 1948, Lê Đức Thọ có bài thơ dài Em liên lạc với những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trường,

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên nhành vui tươi.

Điều thú vị là nhà thơ Tố Hữu cũng hình dung em Lượm liên lạc như một con chim non:

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang.

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Tố Hữu có ý thức miêu tả em Lượm thành một chú chim non. Từ “loắt choắt” chỉ vóc dáng quá mức nhỏ bé của Lượm. “Cái xắc xinh xinh” cũng nhỏ bé. Xắc là cái túi đeo (một từ du nhập từ tiếng Pháp – sac), cũng như ca lô (từ du nhập từ tiếng Pháp – calot – một thứ mũ vải mềm có ba góc dùng trong quân lính). Động tác nhảy nhót, nhanh nhẹn – “Cái chân thoăn thoắt”.

Ca lô đội lệch với cái đầu nghênh nghênh, lại thêm “mồm huýt sáo vang”, làm cho em bé càng giống con chim chích – một thứ chim bé nhỏ, nhanh nhẹn, như chích chòe. “Nhảy trên đường vàng” – con đường rực rỡ nắng vàng. Phải dùng hình ảnh con chim chích mới hình dung được vẻ đẹp hồn nhiên, trẻ thơ, đáng yêu của chú bé liên lạc. Từ nét chủ đạo là con chim, nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng:

Cháu đi liên lạc,

Vui lắm chú à.

Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà.

Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả một thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của bé Lượm. Đôi mắt em “cười híp mí”, là một nét cười say sưa, hai mắt như nhắm lại, ngoài Bắc gọi là “cười tít”. “Má đỏ bồ quân”, thêm một nét khỏe mạnh, rạng rỡ.

Tác giả còn “chào đồng chí” với đứa cháu bé bỏng, như nâng cháu lên tầm người lớn, tạo một không khí thân ái. Trẻ em nào mà không làm người lớn? Tác giả đã hoàn thành một bức chân dung em Lượm sống động, độc đáo với cái nhìn riêng đầy trìu mến của mình. Phần hai kể chuyện Lượm đi làm nhiệm vụ và hi sinh với khoảng cách chừng hai năm, đã xảy ra một mất mát đột ngột, đau đớn:

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà

Ra thế

Lượm ơi!…..

Tiếp theo là lời kể của người đưa tin về Lượm. Chú ý: nhà thơ gọi Lượm là “cháu”, người đưa tin gọi là “chú”.

Một hôm nào đó,

Như bao hôm nào.

Lượm đã nhiều chuyến đi liên lạc thành công, và đây là chuyến đi cuối cùng. Hoàn cảnh rất ác liệt. Lượm hành động dũng cảm với một ý thức rõ rệt:

Vụt qua mặt trận,

Đạn bay vèo vèo.

Thư đề “thượng khẩn”,

Sợ chi hiểm nghèo.

Nhưng Lượm vẫn là một chú bé ngây thơ, hồn nhiên. Trên cánh đồng vắng vẻ, hình như em vẫn nhảy nhót, tung tăng như chú chim non lúc bình thường:

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng

Và cái chết đột ngột ập đến:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Em hi sinh trong một tư thế rất bé bỏng và rất đáng yêu:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa…

Hai tay em níu lấy bông lúa đang thơm mùi sữa như níu lấy sự sống. Lượm chết mà như nằm trong lòng mẹ, trở về với lòng mẹ. Đó hoàn toàn không phải là một hình ảnh chết! Cái chết đã trả em về với tuổi thơ! Em đã sống như con chim, chết cũng như con chim: Hồn bay giữa đồng…

Lượm đã chết rồi, nhưng em bất tử. Một câu hỏi mơ hồ: “Lượm ơi, còn không?”, nhưng là để khẳng định em bất tử. Tác giả nhắc lại hầu nguyên hai khổ thơ ở đoạn đầu, nhưng có thay đổi một chút. Lần này nhà thơ không gọi Lượm bằng “chú bé”, bởi Lượm đâu phải chỉ là cháu của tác giả, mà đã là chú bé của quê hương như bao nhiêu chú bé khác đã anh dũng tham gia kháng chiến:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

Hình ảnh đọng lại cuối cùng vẫn là một chú chim non hồn nhiên, bé bỏng, bắt đầu nhảy nhót trên con đường vàng. Tư tưởng đọng lại cuối cùng là lòng thương tiếc vô hạn đối với chú chim non đã hi sinh cuộc đời non tơ cho kháng chiến thắng lợi.

Lượm là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương hi sinh dũng cảm trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bài giảng: Lượm - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Văn mẫu cảm nghĩ, kể chuyện, tả cảnh, tả người, miêu tả lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên