20+ Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (điểm cao)
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh lớp 6 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 1)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 2)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 3)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 4)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 5)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 6)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 7)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 8)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu 9)
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (mẫu khác)
20+ Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (điểm cao)
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 1
hăn trâu đốt lửa trên đồng Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Chăn trâu đốt lửa của nhà thơ Đồng Đức Bốn là một bài thơ được viết theo thể lục bát quen thuộc. Bao trùm lên bài thơ là không gian đồng quê trong sáng, mộc mạc vào buổi đầu đông. Với hình ảnh cánh đồng, rơm rạ và cả con diều đang chao lượn trên cao. Tất cả phác họa một không gian rộng lớn và thoáng đãng. Trong bầu không ấy, gió đông se lạnh từ từ len lỏi vào, đem đến những bâng khuâng khó tả. Hòa với đó, là chút gì đó tiếc nuối khi củ khoai mới vùi vào đốm lửa nay đã cháy thành tro. Sự nuối tiếc ấy, không chỉ là vì củ khoai, mà còn vì một ngày đẹp trời nay đã đi đến cuối. Hoặc cũng có lẽ, là vì mùa thu đã đi qua, mùa đông lạnh lẽo đã cập bờ. Những cảm xúc ấy không mãnh liệt mà bàng bạc, nhẹ nhàng lay động trái tim người đọc. Nó tạo nên những rung động tinh tế mà tha thiết, khó bỏ qua được cho bài thơ Chân trâu đốt lửa.
Các đoạn văn mẫu dưới đây có nội dung phong phú gồm: đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát, ca dao về cảnh đẹp quê hương đất nước, công ơn cha mẹ, tình nghĩa anh em, gia đình,… hay cảm nghĩ về bài thơ lục bát mà các em được học trong chương trình Ngữ Văn như: cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ, À ơi tay mẹ, Việt Nam quê hương ta…
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 2
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 3
“Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Mở đầu bằng mô típ quen thuộc – “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước.
Tiếp đến câu thơ: “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác – không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 4
“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 5
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 6
“À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng - “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay kì diệu mang phép nhiệm màu che chở cho con. Chỉ là một đôi bàn tay rất bình thường, nhưng dường như lại có sức mạnh phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”. Không chỉ vậy, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Dù vạn vật có biển chuyển không ngừng thì đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi. Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống. Và đôi bàn tay của mẹ đã làm nên phép màu. Nó không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Quả vậy, “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đem đến tình cảm ngọt ngào, mà sâu lắng cho mỗi người đọc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 7
Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 8
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 9
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì. Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười thư giãn cho người đọc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát - mẫu 10
Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương. Mịt mờ khói toả ngàn sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.
Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:
- Mục lục Văn biểu cảm, kể chuyện tóm tắt, kể chuyện diễn cảm
- Mục lục Văn kể chuyện đời thường
- Mục lục Văn kể chuyện tưởng tượng
- Mục lục Văn miêu tả
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6 và Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều