Top 50 Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ (hay nhất)



Tổng hợp các bài văn phân tích bài Đức tính giản dị của Bác Hồ hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 50 Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ (hay nhất)

Bài giảng: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ

Quảng cáo

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Phạm Văn Đồng, tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ.

II. Thân bài

1. Nhận định chung

- “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác”: vừa đối lập, vừa bổ sung.

- Đánh giá: “Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp".

=> Cách vào đề ngắn gọn, sâu sắc.

2. Chứng minh lối sống giản dị của Bác

a. Trong cuộc sống hằng ngày

- Bữa cơm: “chỉ có vài ba món”, “lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào”, “cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất”.

- Lời bình: “Ở việc làm nhỏ đó… người phục vụ”: cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân dân và công sức của những người phục vụ mình.

- Nơi ở: “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”, “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn:

- Công việc: “suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc”, Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

- Trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân...

b. Trong lời nói và bài viết:

- Đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi”, mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

3. Nghệ thuật

Những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành

III. Kết bài

Nhận định chung về tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 1

Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1970).

Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi suốt mấy chục năm sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như : Hồ Chí Minh, hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970) không chỉ nói về sự nghiệp và lí tưởng cách mạng cao cả mà còn phản ánh trung thực lối sống giản dị và phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác Hồ.

Có thể coi đây là bài nghị luận chứng minh mà sức thuyết phục của nó toát lên từ tính cụ thể, chân thực và toàn diện của chứng cứ. Tác giả đã kết hợp giữa chứng minh với nhận xét, giải thích và bình luận để làm nổi bật đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các phẩm chất cao quý khác trong con người Bác.

Dựa trên vốn hiểu biết sâu sắc và tình cảm yêu mến, kính phục chân thành đối với lãnh tụ cách mạng tài ba, qua bài văn, tác giả khẳng định giản dị là đức tính nổi bật của Hồ Chủ tịch. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị kết hợp hài hòa với đời sống tinh thần phong phú, với lý tưởng cách mạng kiên trung.

Trong phần mở đầu văn bản, tác giả đã nêu lên nhân xét: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. Tiếp theo là lời khẳng định thể hiện rõ tình cảm kính yêu và khâm phục của tác giả đối với Bác: “Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cúng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Đức tính giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày được tác giả ngợi ca bằng những mỹ từ: “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp, rất lạ lùng, rất kì diệu …”. Tính từ thanh bạch thể hiện chính xác nhất đức tính giản dị đó. Nếp sống thanh bạch của Bác Hồ là nếp sống của một vị lãnh tụ cách mạng chân chính, suốt đời cống hiến, hy sinh cho đất nước và dân tộc.

Tác giả đã đưa ra những lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng chính xác, cụ thể để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người của Bác Hồ. Trong tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người của Bác Hồ. Trong tác phong sinh hoạt, sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống: “Bữa cơm chỉ vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”. Tác giả đưa ra lời bình luận xác đáng về ý nghĩa sâu xa của những việc Bác làm: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”. Bác ăn uống hết sức đạm bạc, còn nơi ở thì: “Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của tác giả, do vậy mà xúc động lòng người.

Nói về sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng cụ thể để minh họa: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm như khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và người phục vụ có thể đếm lên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí, chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Tự, Lực, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

Yêu Bác, hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn và bản chất đức tính giản dị của Bác Hồ. “Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

Bác Hồ sống giản dị vì suốt cuộc đời hoạt động cách mạng hơn sáu mươi năm, Người được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ thực dân của nhân loại và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược đau thương, oanh liệt của dân tộc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: Đó là lối sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Những lời giải thích, bình luận nêu trên hoàn toàn đúng với bản chất của Bác. Lối sống giản dị về vật chất hòa hợp với sự phong phú về tinh thần, tạo thành phẩm chất cao quý tuyệt vời. Nghĩ về Bác, mọi người đều có chung cảm xúc yêu mến và kính phục, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:

Như đỉnh non cao tự giấu hình,Trong rừng xanh lá ghét hư vinh.

“Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”

(Theo chân Bác)

Để chứng minh cho sự giản dị trong lời nói và bài viết, tác giả đã dẫn chứng câu nói nổi tiếng của Bác như: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Hoặc: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Đó là những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc.

Bác đã dùng cách nói giản dị để nói về những điều lớn lao vì Bác muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Những lời nói và bài viết của Bác có tác dụng tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa lòng người rất lớn. Mọi người dân đều hiểu và quyết tâm thực hiện bằng được những lời dạy quý báu của Bác Hồ. Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lý mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. Quả là Bác Hồ giản dị mà vĩ đại như chân lý.

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kỳ ai khi được tiếp xúc với Người đều cảm nhận được, nhưng hiểu và đánh giá đúng được phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải dễ dàng. Hình ảnh bộ quần áo nâu, đôi dép lốp cao su... đã gắn với cuộc sống đời thường của Bác.

Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe

Trần mà như thế kém gì tiên.

(Sáu mươi tuổi)

Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm ngày rộng tháng dài ung dung.

(Sáu mươi ba tuổi)

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ, rau má vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang!

(Tức cảnh Pác Bó)

Văn nghị luận: Đức tính giản dị của Bác Hồ đã cho chúng ta hiểu thêm về phẩm chất tốt đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ cách mạng tài ba, người Cha kính yêu cuẩ dân tộc và nhà văn hóa lớn của nhân loại.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 2

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng cho vẻ đẹp nhân cách của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm viết về người, một trong số đó là “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tác phẩm đã chứng minh được lối sống giản dị của Bác.

Mở đầu bài viết, tác giả đã đưa ra những nhận định: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác”, đó là hai yếu tố vừa đối lập, vừa bổ sung cho nhau. Lời đánh giá hết sức sâu sắc: “Rất lạ lùng, rất kì diệu… Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp".

Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Trong cuộc sống hằng ngày, từ bữa ăn, nơi ở, Người đều sống rất mực giản dị. Bữa cơm của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Khi ăn cơm Bác không để rơi một hạt cơm nào. Lúc ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Sau khi đưa ra dẫn chứng, tác giả bình luận: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng thế nào người phục vụ”.

Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Cái nhà sàn nhỏ đó của Người “luôn luôn lộng gió và ánh sáng”. Thế mới thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên sâu sắc. Bác Hồ còn là một người say mê lao động: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Bác luôn chủ động trong mọi công việc.

Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đưa ra nhận định về cách sống đó: “Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Cách sống của Bác Hồ là một sự chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”.

Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Những chân lí: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”... đều đã đi vào đời sống của người dân.

Tóm lại, qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã làm nổi bật phong cách sống giản dị mà thanh cao của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi chúng ta hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 3

Viết về vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu, về những đức tính của Bác là một đề tài lớn trong văn học. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đóng góp một bài viết nhỏ về đức tính tốt đẹp của Bác. Văn bản đã làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác trên nhiều phương diện.

Văn bản được trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết đã tập trung làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.

Trước hết, tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lấy dẫn chứng rõ ràng cụ thể sự giản dị của Bác được thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bữa cơm của Bác hết sức đạm bạc, “chỉ có vài ba món ăn rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”. Đó chính là biểu hiện của sự quý trọng lao động và thành quả người lao động làm ra. Căn nhà nhỏ giản dị, đơn sơ mà lúc nào cũng lộng gió thời đại và chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, với ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã làm sao. Lối sống của Bác cũng hết sức dung dị, những việc hàng ngày Bác làm giản dị biết mấy mà cũng sâu sắc biết mấy. Bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu có thể tự làm Bác đều tự mình làm lấy, không cần đến sự giúp đỡ của ai. Từ những việc lớn như lo cho vận mệnh đất nước cho đến việc nhỏ như viết thư cho các cháu miền Nam Bác luôn làm bằng một trái tim yêu thương bao la vô bờ, đó là sự quan tâm chân thành, sâu sắc.

Sự giản dị đó không có nghĩa là Bác đang rời xa cuộc sống giống như các nhà Nho ẩn dật xưa, mà cuộc sống của Bác là “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Đây chính là nét đẹp sáng ngời trong lối sống của Bác để thế hệ sau cùng noi theo học tập.

Không chỉ giản dị trong đời sống và trong quan hệ với mọi người, Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết. Những chân lý luôn được Bác truyền đạt bằng hình thức ngôn ngữ hết sức dễ hiểu, ngắn gọn, súc tính như: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay “Nước Việt Nam là một dân tộc, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”…

Trong đoạn trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, người viết đã có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chứng minh với giải thích, bình luận, lựa chọn dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. Tác giả có sự gần gũi, am hiểu về lối sống con người Bác nên có những dẫn chứng hết sức giản dị, giàu sức thuyết phục, tác động đến nhận thức, tình cảm của người đọc.

Bài văn với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, thuyết phục đã cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn diện về đức tính giản dị của Bác. Bài viết chính là sự tổng kết ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất những đức tính tiêu biểu làm nên cốt cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đức tính giản dị của Bác vẫn là tấm gương mẫu mực không chỉ cho người viết mà còn là cho toàn thể nhân dân Việt Nam học tập, noi theo.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 4

Qua bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã làm nổi bật ở Bác Hồ lối sống giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người cũng như trong lời nói và bài viết.

Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về lối sống của Bác trước hết là trong đời sống từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa ăn hằng ngày của Bác đều chỉ có vài ba món hết sức đơn giản. Toàn là món ăn dân tộc không chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Khi ăn không để rơi một hạt cơm nào. Ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Phạm Văn Đồng đã đưa ra lời bình luận thật sâu sắc: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng thế nào người phục vụ”.

Tiếp đến, nơi ở của Bác cũng thật giản dị chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Đặc biệt là nơi ở của Người “luôn luôn lộng gió và ánh sáng”. Điều đó thể hiện được một tâm hồn yêu mến và khát khao hòa quyện với thiên nhiên.

Đặc biệt nhất là trong quan hệ với mọi người. Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến…

Trong công việc, những việc mà Bác có thể tự làm thì không cần đến người giúp. Tác giả nhấn mạnh “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc…” - thế mới thấy được một tâm hồn yêu lao động. Chính vì vậy mà số người giúp việc bên cạnh Bác chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Bác còn đặt cho họ những cái tên đầy ý nghĩa: “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi” thể hiện được khát vọng to lớn của Bác. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đưa ra nhận định về cách sống đó: “Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Cách sống của Bác Hồ là một sự chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”.

Tiếp đến, tác giả tiếp tục chứng minh phong cách sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Từ đó, những chân lí của Bác đã đi vào đời sống của quần chúng nhân dân một cách sâu sắc, thầm nhuần.

Bài viết “Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh” vừa có những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành. Phạm Văn Đồng đã chứng minh được lối sống của Hồ Chí Minh.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 5

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam ta. Người không chỉ có công tìm ra con đường cứu nước mà còn có công dẫn dắt cho dân tộc ta bước qua những giai đoạn khó khăn nhất. Những tưởng một vị lãnh tụ phi thường sẽ khác với những người bình thường thế nhưng Bác Hồ của chúng ta giản dị từ đời sống chính trị cho đến đời sống hàng ngày. Đặc biệt Phạm Văn Đồng - người chiến sĩ đã dành một bài văn nói về đức tính giản dị của Bác Hồ.

Mở đầu bài nghị luận tác giả nhận định rằng đó là “sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. Để chứng minh cho nhận định cho mình, tác giả đưa ra những minh chứng cụ thể trong đời sống của Bác Hồ. Trước hết Bác giản dị trong lối sống thường ngày. Trong việc ăn uống, Bác không ăn những món ngon của lạ mà ăn vài ba món đơn giản, khi ăn không để rơi một hạt cơm nào. Ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Bác ở trong một ngôi nhà sàn có vài ba phòng lúc nào cũng tràn đầy ánh sáng và phảng phất hương thơm. Bác làm suốt ngày và suốt đời từ việc nhỏ đến việc to. Bác quan niệm làm được việc nhỏ thì mới làm được việc lớn.

Không những giản dị trong đời sống hàng ngày, Bác còn giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác chưa từng đối xử với những người xung quanh trên phương diện một người lãnh tụ, Bác luôn chân thành, thẳng thắn và yêu mến những người xung quanh.

Bác vốn không nhận mình là nhà thơ những Bác lại có một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Trong những sáng tác của mình Bác không chọn cách viết màu mè hoa mỹ, Bác luôn viết một cách giản dị và dễ hiểu mà không kém phần thâm thúy. Ta có thể thấy được những bài thơ như Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng…

Bác sống giản dị là vì Bác gắn cuộc đời mình với cuộc chiến đấu gian khổ của nhân dân. Bác thấu hiểu nhân dân, sống trong hoàn cảnh khó khăn vất vả. Có thể nói phải gần gũi và hiểu Bác lắm thì tác giả mới có thể viết lên một bài nghị luận giàu sức thuyết phục và mang tính tổng hợp đến như vậy. Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương sáng cho các thế hệ con người Việt Nam noi theo.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 6

“Đức tính giản dị của Bác Hồ” trích từ bài điếu văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỷ niệm tám mươi năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 5 - 1970). Tác phẩm đã làm nổi bật lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngay ở phần đầu trong luận đề, tác giả đã nêu một nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau: “đời hoạt động lay trời chuyển đất” và “đời sống bình thường vô cùng giản dị…”. Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi, thân thương đối với mọi người. Điều đó xua tan quan điểm của một vài người muốn thần thánh hoá Bác, coi Bác là siêu nhân huyền thoại xa vời, chỉ để thờ phụng mà không chịu tìm hiểu, học tập. Nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về “sự nhất quán” trong cuộc đời và phong cách sống của Bác, tác giả giải thích: “trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió…”, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch…. Phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh phúc nhân dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân vừa bổ sung, góp phần nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch của nhân dân. Luận đề và cách lập luận của Phạm Văn Đồng ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. Đức tính giản dị của Bác Hồ được toả sáng ở từng từ, từng câu văn trong cách lập luận ấy.

Đến phần thứ hai, tác giả chứng minh, xen kẽ vài ý giải thích, bình luận ngắn gọn đức tính giản dị của Bác Hồ. Trước hết, tác giả nêu ra và giải quyết luận điểm một: Đời sống của Bác Hồ giản dị. Dẫn chứng ngắn gọn, bằng lời văn kể chuyện nhỏ nhẹ: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”, “Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng luôn lộng gió và ánh sáng”. “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn đến việc rất nhỏ... việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”. Xen giữa những lời kể, những dẫn chứng, tác giả bình luận, đánh giá cũng bằng lời văn nhỏ nhẹ mà thấm thía. Chẳng hạn về cách ăn uống của Bác, tác giả viết: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”. Nhận xét căn nhà, phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả viết: “Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”. Nhấn thêm một bước nữa, tác giả giải thích cội nguồn, đối chiếu đức tính giản dị của Bác bằng vài ba lí lẽ dễ hiểu mà sâu sắc. Bác sống giản dị không phải là theo lối sống khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Sống giản dị về đời sống vật chất bởi vì Bác Hồ có đời sống tinh thần phong phú. Đó là cuộc sống cách mạng vì một lý tưởng cao đẹp. Đọc văn của Phạm Văn Đồng, chúng ta nhớ lại chính Bác Hồ cũng tự kể về cuộc sống của mình trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” mà Người làm ở Việt Bắc năm 1941:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Sự giản dị về vật chất, càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần khiến cho Bác luôn sống vui, sống khoẻ như Bác tự nhận xét: “Sống quen thanh đạm nhẹ người - Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung” (Sáu mươi ba tuổi) và như nhà thơ Tố Hữu ca ngợi: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng…” (Theo chân Bác). Có thể nói, phong cách sống giản dị của Bác Hồ “là đời sống thực sự văn minh, nêu gương sáng cho thế giới ngày nay”. Đoạn văn được sơ kết bằng câu văn như thế, vừa có giá trị khái quát, nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học thiết thực của tác giả. Từ đó chuyển tới bạn đọc chúng ta ngày nay lời thông điệp tâm huyết: Hãy tìm hiểu, hãy suy ngẫm về đức tính giản dị trong cách sống của Bác Hồ, để nhớ Bác, biết ơn, kính trọng và mãi mãi noi gương Bác. Văn nghị luận vốn chỉ biểu ý, ít biểu cảm. Nhưng trong những lời văn ấy vẫn toát ra tình cảm của người viết làm lay động tình cảm người đọc.

“Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết”. Câu văn chuyển ý rất tự nhiên, từ luận điểm một vào luận điểm hai. Chứng minh ý này, tác giả lập luận theo kiểu nhân - quả. Phạm Văn Đồng nêu “Vì muốn quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được”, rồi đưa ra hai dẫn chứng lời nói bài viết giản dị của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Hai câu văn trên được trích từ những văn kiện quan trọng mà Hồ Chí Minh đã viết, đã đọc trước nhân dân cả nước. Câu thứ nhất, Bác viết, rồi đọc trong thời kì chống Mĩ cứu nước sôi động, năm 1967. Câu thứ hai, Bác phát biểu giữa những ngày căng thẳng, nóng bỏng đầu năm 1946. Chúng ta cũng có thể dẫn ra nhiều bài thơ, câu văn, bài văn, lời nói giản dị mà sâu sắc của Bác. Chẳng hạn lời Bác hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không" trong giờ phút đọc Tuyên ngôn Độc lập, những bài thơ Bác viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những câu văn của Bác trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, v.v. Nhiều câu nói, lời văn của Bác tuy giản dị nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc như những chân lý. Vì vậy, khái quát, đánh giá ý nghĩa và hiệu quả của chúng, Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: "Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng". Câu văn bình luận ấy vừa ngợi ca hiệu quả, tác dụng của những bài viết, những tư tưởng của Bác Hồ, vừa sơ kết, khái quát luận điểm hai trong áng văn nghị luận.

Có thể nói, ở văn bản này, nghệ thuật nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng giàu sức thuyết phục, vì: luận điểm rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực, chen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã khắc họa tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 7

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một trong số những người thân cận và gần gũi với Hồ Chí Minh nhất chính là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông có nhiều bài viết và sách về Hồ Chủ tịch, bằng vốn hiểu biết và lòng kính yêu chân thành dành cho Bác, và một trong số những bài viết hay và sâu sắc nhất về Bác của Phạm Văn Đồng phải kể đến Đức tính giản dị của Bác Hồ, tập trung thể hiện vẻ đẹp nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc.

Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, dẫn chứng và lý lẽ mà tác giả nêu ra vô cùng thuyết phục, điều đó không chỉ hấp dẫn độc giả mà còn giúp cho người đọc có những bài học bổ ích, từ đó càng thêm kính yêu Bác Hồ vĩ đại. Đầu tiên đức tính giản dị của Bác thể hiện rất rõ nét trong sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác. Tác giả nêu ra vấn đề cần nghị luận là "sự nhất quán giữa đời hoạt động...Hồ Chủ tịch", như vậy ta có thể thấy rằng trong câu dẫn ra vấn đề này có hai vế đối lập với nhau, "đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất" ứng với "đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Tuy là đối lập nhưng chúng lại bổ sung cho nhau, làm nổi bật lên sự hài hòa giữa phẩm chất cách mạng và phẩm chất đời thường của Bác. Sau đó Phạm Văn Đồng đã đưa ra một lời bình rất sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Bác rằng: "Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp". Cách đưa ra vấn đề như vậy vừa ngắn gọn, rõ ràng, sâu sắc và đặc biệt làm làm nổi bật được chủ đề của cả văn bản - đức tính giản dị của Bác Hồ.

Sau phần đưa ra vấn đề cần nghị luận, tác giả tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác, điều đó thể hiện trong đời sống thường nhật, trong lời nói và bài viết. Đầu tiên, trong đời sống thường ngày Phạm Văn Đồng bằng sự thân cận, gần gũi và sự hiểu biết của mình đã dẫn ra những dẫn chứng vô cùng xác đáng và chân thực bằng cách vừa chứng minh vừa giải thích và bình luận xen kẽ. Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất". Từ đó có thể thấy rằng Bác có lối sống vô cùng đạm bạc và giản dị, lời bình "Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ", cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân vân và công sức của những người phục vụ mình. Về ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người. Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Có thể thấy rằng Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động. Không chỉ vậy trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân,... Cuối cùng tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu ra một lời nhận định, giải thích về cội nguồn của đức tính giản dị của Bác rất hay và sâu sắc "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành thanh cao như nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, với những giá trị tinh thần cao đẹp nhất".

Luận điểm tiếp theo của tác giả là sự giản dị của Bác thông qua lời nói và bài viết "vì muốn cho nhân dân hiểu được, nói được và nhớ được", sử dụng phương pháp lập luận chứng minh theo hướng nhân quả. Phạm Văn Đồng đã đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi", mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết thấm đẫm tình cảm chân thành, lòng kính yêu của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua bài viết ta có thể thấy rõ được đức tính giản dị tốt đẹp của Bác được thể hiện qua nhiều phương diện từ đời sống hàng ngày, đến lời nói, bài viết của Bác, thông qua các luận điểm rõ ràng, dẫn chứng lý lẽ đầy sức thuyết phục. Để lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc, khơi gợi nỗi nhớ tha thiết và tấm lòng kính yêu Bác trong tâm hồn mỗi độc giả.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 8

Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam từng được nghe nhiều người kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của dân tộc, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Một trong những người được gần gũi và hiểu Hồ Chủ tịch nhất là Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam trong nhiều năm.

Phạm Văn Đổng là người học trò xuất sắc, là cộng sự gần gũi của Hồ Chí Minh. Suốt mấy chục năm liền, ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết của mình. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ là một trong số văn bản ấy. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích từ bài điếu văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm tám mươi năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 5 - 1970). Học văn bản này, chúng ta có thêm một phương diện nữa để nhớ và noi gương Bác Hồ vĩ đại.

Đây là văn bản thuộc thể văn nghị luận chứng minh, xen kẽ đôi đoạn giải thích, bình luận. Vấn đề mà tác giả nghị luận là: Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết.

Vì là đoạn trích, nên văn bản này không đầy đủ ba phần trong bố cục thông thường của bài nghị luận. Bài chỉ có hai phần: Mở bài (từ đầu đến "... thanh bạch, tuyệt đẹp") sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và phong cách sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ. Thân bài (đoạn còn lại) chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong phong cách sống, trong lời nói, bài viết. Bài văn lập luận sáng tỏ, rành mạch, liên kết với nhau rất chặt chẽ. Tác giả sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng, dùng thao tác chứng minh, giải thích, bình luận (chứng minh là chính) một cách hài hoà, tự nhiên, đầy thuyết phục. Theo sự dẫn dắt ấy, chúng ta hiểu và suy ngẫm, rút ra được nhiều bài học bổ ích, vừa nhớ vừa thêm kính yêu Bác.

Ngay ở phần đầu trong luận đề, tác giả đã nêu một nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau: "đời hoạt động lay trời chuyển đất" và "đời sống bình thường vô cùng giàn dị...". Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi, thân thương đối với mọi người. Điều đó xua tan quan điểm của một vài người muốn thần thánh hoá Bác, coi Bác là siêu nhân huyền thoại xạ vời, chỉ để thờ phụng mà không chịu tìm hiểu, học tập. Nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về "sự nhất quán" trong cuộc đời và phong cách sống của Bác, tác giả giải thích: "trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió..., Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch...".

Phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh phúc nhân dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân vừa bổ sung, góp phần nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch của nhân dân. Luận đề và cách lập luận của Phạm Văn Đồng ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. Đức tính giản dị của Bác Hồ được toả sáng ở từng từ, từng câu văn trong cách lập luận ấy. Đến phần thứ hai - thân bài - tác giả chứng minh, xen kẽ vài ý giải thích, bình luận ngắn gọn đức tính giản dị của Bác Hồ. Ở đây có hai luận điểm.

Trước hết, tác giả nêu ra và giải quyết luận điểm một: Đời sống của Bác Hồ giản dị. Dẫn chứng ngắn gọn, bằng lời văn kể chuyện nhỏ nhẹ: "Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất... Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chí có vài ba phòng ... luôn lộng gió và ánh sáng... Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn... đến việc rất nhỏ... việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp...". Xen giữa những lời kể, những dẫn chứng, tác giả bình luận, đánh giá cũng bằng lời văn nhỏ nhẹ mà thấm thía.

Chẳng hạn về cách ăn uống của Bác, tác giả viết : "ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ". Nhận xét căn nhà, phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả viết : "Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!". Nhấn thêm một bước nữa, tác giả giải thích cội nguồn, đối chiếu đức tính giản dị của Bác bằng vài ba lí lẽ dễ hiểu mà sâu sắc. Bác sống giản dị không phải là theo lối sống khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Sống giản dị về đời sống vật chất bởi vì Bác Hồ có đời sống tinh thần phong phú. Đó là cuộc sống cách mạng vì một lí tưởng cao đẹp. Đọc văn của Phạm Vãn Đồng, chúng ta nhớ lại chính Bác Hồ cũng tự kể về cuộc sống của mình trong bài thơ Tức cảng Pác Bó... mà Người làm ở Việt Bắc năm 1941:

 Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sự giản dị về vật chất, càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần khiến cho Bác luôn sống vui, sống khoẻ như Bác tự nhận xét "Sống quen thanh đạm nhẹ người - Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung" (Sáu mươi ba tuổi) và như nhà thơ Tố Hữu ca ngợi: "Mong manh áo vải hồn muôn trượng..." (Theo chân Bác). Có thể nói, phong cách sống giản dị của Bác Hồ "là đời sống thực sự văn minh, nêu gương sáng cho thế giới ngày nay". Đoạn văn được sơ kết bằng câu văn như thế, vừa có giá trị khái quát, nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học thiết thực của tác giả. Từ đó chuyển tới bạn đọc chúng ta ngày nay lời thông điệp tâm huyết: Hãy tìm hiểu, hãy suy ngẫm về đức tính giản dị trong cách sống của Bác Hồ, để nhớ Bác, biết ơn, kính trọng và mãi mãi noi gương Bác. Văn nghị luận vốn chỉ biểu ý, ít biểu cảm. Nhưng trong những lời văn ấy vẫn toát ra tình cảm của người viết làm lay động tình cảm người đọc.

"Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết". Câu văn chuyển ý rất tự nhiên, từ luận điểm một vào luận điểm hai. Chứng minh ý này, tác giả lập luận theo kiểu nhân - quả. Phạm Văn Đồng nêu "Vì muốn quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được", rồi đưa ra hai dẫn chứng lời nói bài viết giản dị của Bác: ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do"; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Hai câu văn trên được trích từ những văn kiện quan trọng mà Hồ Chí Minh đã viết, đã đọc trước nhân dân cả nước. Câu thứ nhất, Bác viết, rồi đọc trong thời kì chống Mĩ cứu nước sỏi động, năm 1967. Câu thứ hai, Bác phát biểu giữa những ngày căng thẳng, nóng bỏng đầu năm 1946. Chúng ta cũng có thể dẫn ra nhiều bài thơ, câu văn, bài văn, lời nói giản dị mà sâu sắc của Bác.

Chẳng hạn lời Bác hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không" trong giờ phút đọc Tuyên ngôn Độc lập, những bài thơ Bác viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những câu văn của Bác trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, v.v. Nhiều câu nói, lời văn của Bác tuy giản dị nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc như những chân lí. Vì vậy, khái quát, đánh giá ý nghĩa và hiệu quả của chúng, Phạm Văn Đồng nhấn mạnh: "Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng". Câu văn bình luận ấy vừa ngợi ca hiệu quả, tác dụng của những bài viết, những tư tưởng của Bác Hồ, vừa sơ kết, khái quát luận điểm hai trong áng văn nghị luận.

Có thể nói, ở văn bản này, nghệ thuật nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng giàu sức thuyết phục, vì: luận điểm rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực, chen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 9

Tác phẩm "Đức tính giản dị của Bác Hồ" được trích trong diễn văn " Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách dân tộc" do Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Người. Tác phẩm đã cho ta thấy những đức tính tốt đẹp của Bác mà nổi bật là tính giản dị, trong sáng của một vị nguyên thủ quốc gia.

Sự giản dị của Bác được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ngay đầu tác phẩm, Thủ tường Phạm Văn Đồng đã khẳng định: "Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch".

Cũng giống như các vị nguyên thủ quốc gia khác trên thế thới, Bác Hồ cũng có những chế độ riêng trong sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên, Người đã lựa chọn cho mình lối sống thanh bạch, giản dị đến bất ngờ: "Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch". Tính từ "thanh bạch" đã thể hiện chính xác nhất đức tính giản dị đó của Bác. Một lối sống dung dị về vật chất nhưng phong phú, cao sang về tinh thần. Tác giả cũng đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt và lối sống, trong mối quan hệ với mọi người của Bác Hồ. Trong lối sống, đó là sự giản dị từ bữa cơm, đồ dùng, căn nhà: "bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cớm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp rất tươm tất". Trong thời chiến hay thời bình, những bưqx ăn của Bác vẫn giản dị như bao người khác. Bác chủ thích ăn những món ăn dân giã như dưa cà mắm muối, có thức ăn ngon Bác đều chia phần cho mọi người. Chỉ trong bữa ăn thôi chúng ta cũng đã thấy được Bác giống như là một người cha thân thiết hơn là một vị lãnh tụ xa cách với mọi người. Như lời tác giả nhận định: "Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào công lao người phục vụ".

Ăn uống đơn giản là thế, còn nơi ở của Bác cũng hết sức giản dị: "cái nhà sàn của bác chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và nhàn nhã biết bao". Ắt hẳn chúng ta đã có một lần đến thăm ngôi nhà sàn của Bác trong phủ chủ tịch. Ngôi nhà ấy hết đỗi đơn sơ, đồ vật thì chỉ có vài cái quan trọng và cần thiết, đều được sắp đặt rất gọn gàng. Quần áo của Người cũng chỉ có vài ba bộ kaki đã cũ sờn, đôi dép cao su đi khắp năm châu bốn bể. Sự mộc mạc trong đời sống vật chất không làm người bị lạc lõng khi đứng cùng các nguyên thủ khác mà ngược lại luôn tạo được sự gần gũi, thân mật ngay từ những cử chỉ đầu tiên. Tác giả vừa viết vừa đưa ra những nhận định chính xác. Qua đó cho thấy cái nhìn tinh tế và tình cảm chân thành mà cố thủ tướng dành cho vị cha già dân tộc.

Bác cũng sống rất giản dị với những người xung quanh: "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,... Trong đời sống của mình, việc Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí trên những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!" Bác vẫn luôn ân cần như vậy. Những việc gì tự làm Bác không bao giờ phiền đến người khác. Người hoà mình vào cuộc sống của mọi người xung quanh, cùng ăn, cùng làm việc, chơi thể thao, câu cá. Đọc những dòng này, người đọc thật sự xúc động trước hình ảnh của một vị lãnh tụ sống giản dị như tất thảy những người dân bình thường khác, chỉ có điều "người dân bình thường" ấy mang trên mình trọng trách, sứ mệnh của cả dân tộc.

Bác Hồ sống đời sống vật chất giản dị vì người đã dành hết tâm huyết cho đời sống tinh thần phong phú của mình. Người sống hoà mình vào thiên nhiên, dành nhiều thời gian để đọc sách, nghiên cứu, lúc rảnh rỗi người còn sáng tác thơ văn. Người sống giản dị nhưng không tẻ nhạt, cũng không phải khắc khổ như những nhà tu hành. Như lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói "Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay"

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt và mối quan hệ với mọi người của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là điều mọi người đều cảm nhận được khi tiếp xúc vơia người. Tấm gương sáng về một lối sống thanh bạch của Người luôn là hình mẫu mà các thế hệ sau phải luôn học hỏi và noi theo.

Tác phẩm đã cho người đọc thấy được đức tính tốt đẹp của Bác, đó chính là sự giản dị. Qua đó, ta càng yêu thêm, càng kính trọng thêm vị lãnh tụ tài ba, người cha già của dân tộc và một vị danh nhân vĩ đại của nhân loại.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 10

Tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được trích trong diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách dân tộc” do Phạm Văn Đồng đọc tại lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Người. Tác phẩm đã cho ta thấy những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ, nổi bật là sự giản dị, trong sáng của một nguyên thủ quốc gia.

Sự giản dị của Bác thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Mở đầu tác phẩm, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Cần làm nổi bật sự thống nhất giữa cuộc đời hoạt động chính trị chấn động thế giới với cuộc đời đời thường hết sức giản dị, khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”.

Cũng như các nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới, Bác Hồ cũng có những chế độ riêng trong sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên, Bác đã chọn cho mình một lối sống trong sáng, giản dị đến lạ lùng: “Thật lạ lùng, rất kỳ diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới cũng như trên đất nước ta, Bác Hồ vẫn giữ được phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng, hết lòng vì nước, vì dân, vì đại nghĩa, trong sáng và hồn nhiên. Tính từ “trong sáng” đã thể hiện một cách chính xác nhất đức tính giản dị ấy của Bác. cao cả về tinh thần. Tác giả cũng đưa ra những lí do và dẫn chứng chứng tỏ Bác Hồ giản dị trong phong cách và lối sống, trong quan hệ với mọi người. Trong lối sống, đó là sự giản dị từ bữa ăn, đồ dùng, nhà cửa: “Bữa cơm chỉ có một ít món ăn rất giản dị, khi ăn Bác không bỏ rơi một hạt cốm nào, ăn xong bát luôn sạch sẽ, thức ăn còn lại được sắp xếp rất chỉnh tề”. như nhiều người khác. Chủ sở hữu thích ăn các món dân dã như dưa mắm, cà muối, có đồ ăn ngon. Anh chia cho mọi người. Chỉ trong bữa ăn, chúng tôi đã thấy Bác giống một người cha gần gũi hơn là một vị lãnh tụ xa cách với mọi người. Như tác giả đã nhận xét: “Trong việc làm nhỏ ấy, ta thấy Bác trân trọng biết bao kết quả lao động của con người và trân trọng công lao của những người phục vụ”.

Ăn uống thật giản dị, nơi ở của Bác cũng thật giản dị: “Căn nhà sàn của Bác chỉ có mấy gian, tâm hồn Bác phong trần với thời cuộc thì ngôi nhà nhỏ ấy vẫn luôn có gió thoảng hương thơm. của vườn hoa, cuộc sống như vậy thanh tịnh nhàn nhã biết bao.” Hẳn chúng ta đã một lần đến thăm nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch. Căn nhà rất đơn giản, chỉ có vài thứ quan trọng và cần thiết, tất cả đều được sắp xếp ngăn nắp. Quần áo của anh cũng chỉ có vài chiếc kaki đã sờn, đôi dép cao su đi khắp năm châu bốn bể. Sự bình dị trong đời sống vật chất không khiến người ta cảm thấy lạc lõng khi đứng cùng các nguyên thủ quốc gia khác mà ngược lại, nó luôn tạo sự gần gũi, thân thiết ngay từ những cử chỉ đầu tiên. Tác giả vừa viết vừa nhận định chính xác. Qua đó cho thấy cái nhìn tinh tế và tình cảm chân thành mà cố Thủ tướng dành cho vị cha già dân tộc.

Bác cũng sống rất giản dị với những người xung quanh: “Cả đời tôi làm việc, làm việc suốt ngày, từ những việc lớn: cứu nước, cứu dân đến những việc rất nhỏ như trồng cây trong vườn, viết thư cho một người bạn, người đồng chí, nói chuyện với thiếu nhi miền Nam, thăm khu nhà ở công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn, v.v. , tôi tớ đếm trên đầu ngón tay, Bác Hồ đã đặt cho số đồng chí trên những cái tên gộp lại là ý chí quyết chiến và quyết thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Quyết, Thắng, Lợi!” Bác luôn tốt bụng như vậy. Việc gì anh cũng tự làm, anh không bao giờ làm phiền người khác. Những người hòa mình vào cuộc sống của những người xung quanh, cùng ăn, cùng làm, cùng chơi thể thao, cùng câu cá. Đọc những dòng này, người đọc thực sự xúc động trước hình ảnh một vị lãnh đạo sống bình dị như bao người dân bình thường khác, chỉ có điều “người công dân bình thường” ấy mang trên mình trọng trách và sứ mệnh. của cả dân tộc.

Bác Hồ sống giản dị về vật chất bởi Bác đã dành hết tâm huyết cho đời sống tinh thần phong phú của mình. Người sống chan hòa với thiên nhiên, dành nhiều thời gian đọc sách, nghiên cứu, lúc rảnh rỗi còn sáng tác thơ, văn. Người sống giản dị nhưng không nhàm chán, cũng không khắc khổ như các nhà sư. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Đó là nếp sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới hôm nay”.

Giản dị là đức tính, phẩm chất nổi bật, xuyên suốt trong lối sống, sinh hoạt và quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân. Đây là điều mà ai cũng cảm nhận được khi tiếp xúc với mọi người. Tấm gương sáng về lối sống trong sáng của anh mãi là hình mẫu mà các thế hệ mai sau phải luôn học tập và noi theo.

Tác phẩm đã cho người đọc thấy được đức tính tốt đẹp của Bác Hồ, đó là sự giản dị. Qua đó, chúng ta càng kính yêu và kính trọng vị lãnh tụ tài ba, vị cha già dân tộc và một danh nhân vĩ đại của nhân loại.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 11

Viết về vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu, về đức tính của Bác Hồ là một đề tài lớn trong văn học. Góp phần nhỏ vào bài viết về những đức tính tốt đẹp của Bác Hồ là bài văn “Những đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đoạn văn đã làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ trên nhiều phương diện.

Văn bản trích trong bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tri của thời đại – diễn văn kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết đã tập trung làm rõ tính giản dị của Bác Hồ trong cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.

Trước hết, tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong cuộc sống. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu rõ những tấm gương giản dị của Bác Hồ thể hiện trong bữa ăn, đồ dùng, nếp nhà và nếp sống. Bữa ăn của Bác rất thanh đạm, “chỉ có mấy món ăn rất giản dị, khi ăn Bác không làm rơi một hạt cơm, ăn xong bát nào cũng sạch sẽ, còn lại đồ ăn Bác sắp xếp tươm tất”, đó là một biểu hiện của sự tôn trọng lao động và thành quả của người lao động. Ngôi nhà đơn sơ, giản dị nhưng luôn phong trần cùng thời đại và hài hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, có ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã biết bao. Lối sống của Bác cũng rất giản dị, những việc thường ngày Bác làm giản dị mà cũng sâu sắc biết bao. Bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn, nếu bạn có thể tự mình làm thì bạn có thể tự mình làm được, không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Từ việc lớn như lo cho vận mệnh đất nước đến việc nhỏ như viết thư cho đồng bào miền Nam, Bác luôn làm với tấm lòng yêu thương vô bờ bến, đó là sự quan tâm chân thành và sâu sắc.

Sự giản dị đó không có nghĩa là Bác xa rời cuộc sống như các nhà Nho xưa, mà cuộc sống của Bác là “cuộc sống vật chất giản dị, hài hòa hơn với đời sống tinh thần phong phú, có tấm lòng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. “. Đây là nét đẹp sáng ngời trong lối sống của Bác để thế hệ sau noi theo.

Không chỉ giản dị trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ còn giản dị trong lời nói, bài viết. Những chân lý luôn được Bác truyền đạt bằng ngôn ngữ rất dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích như: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” hay “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể cạn”. có thể hao mòn, nhưng sự thật đó không bao giờ thay đổi”.

Trong đoạn trích từ đức tính giản dị của Bác Hồ, người viết đã kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chứng minh với giải thích, bình giảng, chọn lọc dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. Tác giả là người gần gũi và am hiểu phong cách sống của Bác nên đã có những ví dụ hết sức giản dị và thuyết phục, tác động vào nhận thức và cảm xúc của người đọc.

Bài văn với những lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, thuyết phục đã đem đến cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn diện về đức tính giản dị của Bác Hồ. Bài viết là sự tổng kết ngắn gọn và đầy đủ nhất những đức tính tiêu biểu làm nên nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đức tính giản dị của Bác vẫn là tấm gương mẫu mực không chỉ cho các nhà văn mà cho mọi người dân Việt Nam học tập và noi theo.

Phân tích Đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 12

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác dành cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng, là một vị chủ tịch nhưng Bác sống vô cùng giản dị. Viết về vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu, về những đức tính của Bác là một đề tài lớn trong văn học. Góp một bài viết nhỏ về đức tính tốt đẹp của Bác là văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Văn bản đã làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác trên nhiều phương diện.

Văn bản được trích từ bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết đã tập trung làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.

Trước hết, tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lấy dẫn chứng rõ ràng cụ thể sự giản dị của Bác được thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bữa cơm của Bác hết sức đạm bạc, “chỉ có vài ba món ăn rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”, đó chính là biểu hiện của sự quý trọng lao động và thành quả người lao động làm ra. Căn nhà nhỏ giản dị, đơn sơ mà lúc nào cũng lộng gió thời đại và chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, với ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã làm sao. Lối sống của Bác cũng hết sức dung dị, những việc hàng ngày Bác làm giản dị biết mấy mà cũng sâu sắc biết mấy. Bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu có thể tự làm Bác đều tự mình làm lấy, không cần đến sự giúp đỡ của ai. Từ những việc lớn như lo cho vận mệnh đất nước cho đến việc nhỏ như viết thư cho các cháu miền Nam Bác luôn làm bằng một trái tim yêu thương bao la vô bờ, đó là sự quan tâm chân thành, sâu sắc.

Trong phần mở đầu văn bản, tác giả đã nêu lên nhân xét: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Tiếp theo là lời khẳng định thể hiện rõ tình cảm kính yêu và khâm phục của tác giả đối với Bác : Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cúng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự ngiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

Đức tính giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày được tác giả ngợi ca bằng những mĩ từ : trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp... rất lạ lùng, rất kì diệu ... Tính từ thanh bạch thể hiện chính xác nhất đức tính giản dị đó. Nếp sống thanh bạch của Bác Hồ là nếp sống của một vị lãnh tụ cách mạng chân chính, suốt đời cống hiến, hi sinh cho đất nước và dân tộc.

Sự giản dị đó không có nghĩa là Bác đang rời xa cuộc sống giống như các nhà Nho ẩn dật xưa, mà cuộc sống của Bác là “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Đây chính là nét đẹp sáng ngời trong lối sống của Bác để thế hệ sau cùng noi theo học tập.

Không chỉ giản dị trong đời sống và trong quan hệ với mọi người, Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết. Những chân lí luôn được Bác truyền đạt bằng hình thức ngôn ngữ hết sức dễ hiểu, ngắn gọn, súc tính như: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay “Nước Việt Nam là một dân tộc, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi của thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của tác giả, do vậy mà xúc động lòng người.

Nói về sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng cụ thể để minh họa : Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn : việc cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm như khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và người phục vụ có thể đếm lên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí, chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Tự, Lực, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Trong đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ, người viết đã có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chứng minh với giải thích, bình luận, lựa chọn dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. Tác giả có sự gần gũi, am hiểu về lối sống con người Bác nên có những dẫn chứng hết sức giản dị, giàu sức thuyết phục, tác động đến nhận thức, tình cảm của người đọc.

Bài văn với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, thuyết phục đã cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn diện về đức tính giản dị của Bác. Bài viết chính là sự tổng kết ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất những đức tính tiêu biểu làm nên cốt cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đức tính giản dị của Bác vẫn là tấm gương mẫu mực không chỉ cho người viết mà còn là cho toàn thể nhân dân Việt Nam học tập, noi theo.

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 7Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


duc-tinh-gian-di-cua-bac-ho.jsp


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên