5+ Dàn ý nhân vật ông giáo (hay, ngắn gọn)
Dàn ý nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn hay hơn.
5+ Dàn ý nhân vật ông giáo (hay, ngắn gọn)
Bài giảng: Lão Hạc - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)
Dàn ý nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc
Dàn ý nhân vật ông giáo - mẫu 1
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc: “Lão Hạc” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn hiện thực- nhân đạo Nam Cao.
- Giới thiệu và khái quát những nét chính về nhân vật ông giáo: Nhân vật ông giáo trong tác phẩm tuy không phải là nhân vật chính nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Lý lịch và hoàn cảnh nhân vật.
- Ông giáo là một tri thức nghèo ở nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn.
+ Nếu như với một người nông dân như lão Hạc, sự nghèo đói khiến lão phải bán đi con chó – người bạn thân nhất của lão, thì với một trí thức như ông giáo, thứ ông quý trọng nhất, nâng niu nhất nhưng cuối cùng ông vẫn phải bán chúng đi để chữa bệnh cho con – đó là sách.
+ Cuộc sống khó khăn của ông giáo còn được thể hiện qua hình ảnh người vợ của ông. Sự nghèo đói, khổ cực đã khiến thị trở nên ích kỉ với tất cả mọi người, ngoại trừ những đứa con của thị.
⇒ Cuộc sống khó khăn bao trùm lên ngôi làng nhỏ, dù là một người trí thức cũng không thể thoát khỏi vòng vây của cái đói, cái khổ.
Luận điểm 2: Ông giáo là một người giàu tình cảm, giàu lòng yêu thương.
- Ông giáo khác vợ ông ở chỗ, dù nghèo đói, túng quẫn, nhưng ông vẫn giữ được cái phẩm chất, cái lòng thương người, đồng cảm của mình, đặc biệt là với ông bạn già – lão Hạc.
+ Từ khi con trai lão Hạc ra đi, ngoài cậu Vàng thì có lẽ, ông giáo chính là người thấu hiểu và đồng cảm với lão nhất, ông luôn lắng nghe mọi tâm sự của lão Hạc, từ việc con trai không có tiền cưới vợ phải bỏ đi đồn điền, đến việc lão muốn bán chó, muốn gửi vườn, gửi tiền,…
+ Ông giáo luôn muốn giúp đỡ lão Hạc, dù chỉ là củ khoai, chén rượu, khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của ông, ông giáo vừa buồn vừa thông cảm. Sự giúp đỡ duy nhất của ông dành cho lão, có lẽ là giữ vườn và tiền làm ma hộ lão.
- Không chỉ với lão Hạc, ông giáo cũng hiểu và thông cảm cho sự ích kỉ của người vợ: “ Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi”
Luận điểm 3: Ông giáo là một trí thức vừa đáng thương vừa đáng quý.
- Tưởng như trong câu chuyện này, lão Hạc đã là người khổ nhất, đáng thương nhất, nhưng nếu như nhìn lại tất cả, có lẽ ông giáo mới là người đáng thương nhất.
+ Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
+ Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.
+ Ông giáo không chỉ gánh trên vai sựu thiếu thốn về vật chất mà còn gánh cả nỗi đau về tinh thần, đó là sự dày vò, day dứt khi không thể làm gì cho xã hội, cho đất nước, như chính trách nhiệm của một nhà nho, nhà trí thức đương thời.
+ Khi vợ ông ích kỉ với lão hạc, ông chỉ “buồn chứ không nỡ giận”, khi nghe Binh Tư nói lão Hạc muốn đánh bả chó, ông chỉ biết thốt lên “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Và cho đến khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, điều duy nhất ông có thể làm đó là giữ trọn lời hứa với lão.
⇒ Tình cảnh bế tắc và tấm lòng nhân đạo của ông giáo khiến người đọc thấy đâu đó trong con người ông là nỗi lòng, tâm sự của chính tác giả - nhà văn Nam Cao.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại phẩm chất của nhân vật ông giáo và vai trò của nhân vật trong toàn bộ tác phẩm: Ông giáo có những phẩm chất đại diện cho tầng lớp trí thức đương thời.
- Liên hệ và đánh giá về cảm hứng nhân đạo, nhân văn của truyện: Đọc truyện, người ta thấy lấp ló đằng sau nhân vật ông giáo ấy chính là hình ảnh tác giả với tấm lòng nhân đạo cao cả và nỗi lòng bế tắc trước cảnh ngộ của những người dân lao động.
Dàn ý nhân vật ông giáo - mẫu 2
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc: “Lão Hạc” là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn hiện thực- nhân đạo Nam Cao.
- Giới thiệu và khái quát những nét chính về nhân vật ông giáo: Nhân vật ông giáo trong tác phẩm tuy không phải là nhân vật chính nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác giả.
II. Thân bài:
* Luận điểm 1: Lý lịch và hoàn cảnh nhân vật.
- Ông giáo là một tri thức nghèo ở nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn.
+ Nếu như với một người nông dân như lão Hạc, sự nghèo đói khiến lão phải bán đi con chó – người bạn thân nhất của lão, thì với một trí thức như ông giáo, thứ ông quý trọng nhất, nâng niu nhất nhưng cuối cùng ông vẫn phải bán chúng đi để chữa bệnh cho con – đó là sách.
+ Cuộc sống khó khăn của ông giáo còn được thể hiện qua hình ảnh người vợ của ông. Sự nghèo đói, khổ cực đã khiến thị trở nên ích kỉ với tất cả mọi người, ngoại trừ những đứa con của thị.
⇒ Cuộc sống khó khăn bao trùm lên ngôi làng nhỏ, dù là một người trí thức cũng không thể thoát khỏi vòng vây của cái đói, cái khổ.
* Luận điểm 2: Ông giáo là một người giàu tình cảm, giàu lòng yêu thương.
- Ông giáo khác vợ ông ở chỗ, dù nghèo đói, túng quẫn, nhưng ông vẫn giữ được cái phẩm chất, cái lòng thương người, đồng cảm của mình, đặc biệt là với ông bạn già – lão Hạc.
+ Từ khi con trai lão Hạc ra đi, ngoài cậu Vàng thì có lẽ, ông giáo chính là người thấu hiểu và đồng cảm với lão nhất, ông luôn lắng nghe mọi tâm sự của lão Hạc, từ việc con trai không có tiền cưới vợ phải bỏ đi đồn điền, đến việc lão muốn bán chó, muốn gửi vườn, gửi tiền,…
+ Ông giáo luôn muốn giúp đỡ lão Hạc, dù chỉ là củ khoai, chén rượu, khi lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của ông, ông giáo vừa buồn vừa thông cảm. Sự giúp đỡ duy nhất của ông dành cho lão, có lẽ là giữ vườn và tiền làm ma hộ lão.
- Không chỉ với lão Hạc, ông giáo cũng hiểu và thông cảm cho sự ích kỉ của người vợ: “ Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi”.
* Luận điểm 3: Ông giáo là một trí thức vừa đáng thương vừa đáng quý.
- Tưởng như trong câu chuyện này, lão Hạc đã là người khổ nhất, đáng thương nhất, nhưng nếu như nhìn lại tất cả, có lẽ ông giáo mới là người đáng thương nhất.
+ Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
+ Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, nhưng ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.
+ Ông giáo không chỉ gánh trên vai sự thiếu thốn về vật chất mà còn gánh cả nỗi đau về tinh thần, đó là sự dày vò, day dứt khi không thể làm gì cho xã hội, cho đất nước, như chính trách nhiệm của một nhà nho, nhà trí thức đương thời.
+ Khi vợ ông ích kỉ với lão hạc, ông chỉ “buồn chứ không nỡ giận”, khi nghe Binh Tư nói lão Hạc muốn đánh bả chó, ông chỉ biết thốt lên “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Và cho đến khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, điều duy nhất ông có thể làm đó là giữ trọn lời hứa với lão.
⇒ Tình cảnh bế tắc và tấm lòng nhân đạo của ông giáo khiến người đọc thấy đâu đó trong con người ông là nỗi lòng, tâm sự của chính tác giả - nhà văn Nam Cao.
* Luận điểm 4: Nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, linh hoạt
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…
III. Kết bài:
- Khẳng định lại phẩm chất của nhân vật ông giáo và vai trò của nhân vật trong toàn bộ tác phẩm: Ông giáo có những phẩm chất đại diện cho tầng lớp trí thức đương thời.
- Liên hệ và đánh giá về cảm hứng nhân đạo, nhân văn của truyện: Đọc truyện, người ta thấy lấp ló đằng sau nhân vật ông giáo ấy chính là hình ảnh tác giả với tấm lòng nhân đạo cao cả và nỗi lòng bế tắc trước cảnh ngộ của những người dân lao động.
Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc - mẫu 1
Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn thể hiện sâu sắc được tình cảnh đáng thương của những người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Họ bị cái đói, cái nghèo đẩy đến bước đường cùng và là nguyên nhân gây ra những bi thảm trong số phận của họ. Tuy nhiên, cũng trong đói nghèo thì nhân phẩm của con người cũng được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết, đó là những vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của những người nông dân.
Nhân vật trung tâm của tác phẩm chính là nhân vật lão Hạc. Để làm nổi bật lên nhân vật Lão hạc, nhà văn Nam Cao đã dựng lên một nhân vật tư tưởng, nhân vật thể hiện được tuyên ngôn của nhà văn về sự sống, về số phận của con người: nhân vật ông Giáo. Nhân vật ông Giáo trong truyện ngắn lão Hạc là người bạn thân nhất, người mà Lão Hạc tin tưởng nhất để chia sẻ những suy nghĩ, tâm sự của mình. Mặt khác, ông Giáo cũng đóng vai trò là người kể chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của lão Hạc.
Ông Giáo trong cảm nhận của lão Hạc, đó là con người có nhiều chữ, có học, một người đáng kính trọng, bởi vậy mà mọi câu chuyện, tâm sự sâu kín ông đều sang và tâm sự với ông Giáo. Trước quyết định bán chó của Lão Hạc, lão đã nói rất nhiều lần, đã vô cùng trăn trở trước quyết định này.
Tuy nhiên, lúc đầu ông Giáo đã không tin lão Hạc sẽ bán chó nên khi nghe Lão nói nhiều về việc bán chó, ông đã có suy nghĩ khá dửng dưng, hời hợt: “Tôi vừa thở khói vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra trong lòng tôi rất dửng dưng.Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: Lão nói để đó thôi, chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật thì đã sao?làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn thế chứ”.
Ông Giáo cho rằng con chó chỉ là con vật vô tri vô giác, bán hay không cũng không thể thay đổi được gì. Không như những cuốn sách của ông, nó là sản phẩm của sáng tạo, của trí tuệ nên rất đáng trân trọng.Và sâu trong suy nghĩ của mình, ông giáo cho rằng con chó của lão Hạc không thấm vào đâu so với những quyển sách của mình: “ lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi…”
Như vậy,lúc đầu ông Giáo có lắng nghe câu chuyện của Lão Hạc nhưng không có chút đồng cảm nào với câu chuyện ấy, thậm chí còn cho rằng lão Hạc có chút quái gở, không bình thường. Phải đến khi lão Hạc bán cậu Vàng và sang nhà mình với tâm trạng đầy đau khổ thì ông mới có suy nghĩ khác đi: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa”.
Đến lúc này, ông Giáo mới hiểu được tấm lòng đáng trân trọng của Lão Hạc và đã có sự đồng cảm chân thành với lão. Sự đồng cảm của ông Giáo khiến cho ông phát hiện ra một sự thật đau lòng, nghiệt ngã ở đời khi nghe người vợ nói những lời không hay về lão Hạc.
Lời của ông giáo cũng là nội dung tư tưởng mà Nam Cao muốn thể hiện qua tác phẩm: “ Chao ôi, đối với những người quanh ta nếu ta không cố mà hiểu họ thì chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương”.
Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc - mẫu 2
Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng như chúng ta mơ ước, có những chuyện trên đời xảy ra vô lý, có những bất hạnh chẳng biết từ đâu bỗng chốc ập đến đè bẹp cuộc đời con người. Đôi khi chúng ta có thể thấu hiểu, cảm thông và lý giải được nguyên nhân của những thứ đang diễn ra trước mắt thế nhưng rồi lại bất lực nhìn trong vô vọng vì sức người có hạn, đến bản thân mình còn đang phải chịu sự chà đạp của cuộc đời thì làm sao đủ sức để thay đổi cuộc đời người khác.
Trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao chúng ta đã thấy một hình ảnh ông Giáo rất lương thiện và cao quý, là một người từng trải với những suy nghĩ và trăn trở về cuộc đời và số phận con người. Ông Giáo là hiện thân của cái đẹp, là tư tưởng lỗi lạc nhưng sinh nhầm thời thế.
Ông Giáo trong tác phẩm đóng vai trò là người kể chuyện, là nhân vật mà Nam Cao trực tiếp đặt mình vào đó để thổ lộ và giãi bày những tâm tư của lòng mình. Là một người có lòng yêu sách hơn cả, cuộc đời của ông gắn bó khăng khít với sách thế nhưng sau cùng với hoàn cảnh đẩy đưa khiến ông phải bán những đứa con tinh thần của mình để chạy vạy cho cuộc sống, để chữa bệnh cho đứa con tội nghiệp của mình.
Cùng sống và chịu đựng những đớn đau dày vò từ cuộc sống nên ông Giáo thấu hiểu và dễ đồng cảm với những người xung quanh. Ông nhận ra được vẻ đẹp cao quý nơi con người Lão Hạc, mặc cho hoàn cảnh sống của mình cũng đang đói khổ đến khốn đốn nhưng ông vẫn không ngần ngại đưa tay ra giúp đỡ Lão Hạc hết mức có thể.
Ông Giáo lo sợ hoàn cảnh sống khốn khó sẽ khiến cho lão Hạc đánh mất đi vẻ đẹp của mình nhưng ông cũng không biết làm cách nào để giải quyết cho vấn đề của lão cũng như giải thoát cho cuộc đời mình, sau cùng đó cũng chỉ là những trăn trở suy nghĩ mà chẳng có cách nào cứu chữa.
Ông còn nhận ra vẻ đẹp ẩn sâu trong mỗi người, ai cũng có những câu chuyện, ai cũng có những nỗi khổ riêng của họ, không có người xấu xa chỉ có những con người bị khuất phục bởi hoàn cảnh. Cuộc đời dài đằng đẵng sống để mà lo cho cuộc đời mình thôi đã mỏi mệt lắm rồi vậy nên con người ta không còn tâm trí để suy nghĩ cho người khác nữa vậy nên họ trở nên ích kỉ, nhưng tất cả đều có nguyên nhân của nó.
Và ông đã thấu hiểu quy luật cuộc sống nên càng biết trân trọng và thương yêu những người xung quanh mình hơn, ông không trách hay phán xét bất kỳ một ai mà chỉ tự đặt mình vào vị trí của họ để rồi suy nghĩ mà cảm thông, ông không chỉ sống cho mình mà còn lo nghĩ cho cả cuộc sống của người khác.
Khác hẳn với ông Giáo thì vợ ông lại là một người tiêu cực hay có những suy nghĩ lầm lạc về người khác, thế nhưng ông không trách cũng không giận mà ông chỉ thấy buồn, ông sẵn sàng tha thứ cho người khác để hiểu rõ hơn về bản thân họ, để cùng sẻ chia và cảm thông.
Thế nhưng con người đầy lạc quan và triết lý ấy lại có lúc lo sợ người khác đánh mất bản chất tốt đẹp của họ để rồi trăn trở đau lòng. Đó là khi ông Giáo biết tin Lão Hạc, người mà ông vô cùng nể phục và tôn trọng xin Binh tư bả chó, thoạt đầu ông buồn và thất vọng về bản chất con người, rằng cái đẹp, cái cao quý của con người có thể bị mất đi nếu như con người ta rơi vào cảnh bần cùng, sau cùng thì những thì tươi đẹp sẽ bị vấy bẩn mà không cách nào cứu vãn được.
Tưởng rằng như đã tuyệt vọng và mất niềm tin vào đạo đức của con người thế nhưng sau đó ông lại nhận ra được việc làm đầy nghĩa khí của lão Hạc, lão thà tự tay kết liễu cái mạng già thoi thóp kia chứ nhất quyết không chịu vứt đi lòng tự trọng của mình, nhất quyết không đầu hàng số phận. Con người nhỏ bé là thế nhưng lại kiên cường và rắn rỏi đến không ngờ, và điều đó làm cho ông Giáo phải thốt lên đầy thán phục.
Cuộc sống nhân sinh đầy rẫy những đau thương và khốn khổ và không phải ai cũng giữ được tỉnh táo và cái nhìn lạc quan đối với cuộc đời mỏi mệt này, vậy nên có thể nói ông Giáo là một trong số những người hiếm hoi đủ tỉnh táo để nhìn nhận thế giới, nhìn nhận cuộc đời đúng đắn theo cách của mình.
Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc - mẫu 3
Có nhà phê bình từng nhận định: Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung, nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới. Trong truyện ngắn Lão Hạc, ta bắt gặp những con người với số phận bất hạnh nhưng ở họ vẫn toát lên tấm lòng và nhân cách cao đẹp, chứa chan tình yêu thương con người. Nhân vật ông giáo đã để lại trong tâm trí chúng ta ấn tượng về một người tri thức nghèo trong xã hội.
Nhân vật ông giáo vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện, vừa làm người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, qua đó thể hiện những suy nghĩ, tâm tư của bản thân ông trước những bão giông của cuộc đời. Không rõ tên họ là gì, nhưng hai tiếng “Ông giáo” đã toát lên vị thế của ông – một con người nhiều chữ nghĩa và khiến mọi người đều nể trọng. Lão Hạc mỗi khi nói về ông giáo đều thể hiện sự cung kính, trọng vọng nhưng cũng thể hiện sự tin tưởng, thân tình “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”; “Vâng ông giáo dạy phải...”
Ông giáo có một hoàn cảnh sống đầy những khó khăn. Tuổi trẻ bôn ba, ông từng vào Sài Gòn với niềm tin và khát khao cao đẹp nhưng cuộc sống không phải là ước mơ màu hồng với người tri thức nghèo khó. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về quần áo bán gần hết, chỉ còn một va li sách. Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo quí những quyển sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. Quý sách là vậy mà ông giáo cứ phải bán sách dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 5 quyển với lời nguyền: “dù có phải chết cũng không bán”. Thế rồi, như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức, ông giáo phải bán nốt đi 5 quyển sách. Gia tài nhỏ nhoi ấy nhưng ông giáo cũng không giữ lại được cho mình. Cuộc sống của ông cứ cùn dần, mòn dần trước những khốn cùng của cuộc đời, ông phải hi sinh cả những ước mơ, hạnh phúc của chính bản thân mình.
Thế nhưng, giữa những biến chuyển đầy khổ đau trong cuộc đời, ông vẫn giữ cho mình nhân cách cao đẹp và là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Trở về làng, ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi cho lão Hạc. Ông giáo luôn cảm thông với hoàn cảnh của người cha nghèo, cô đơn và tội nghiệp. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn. Lão có thể tâm sự mọi chuyện về mảnh vườn, về đứa con trai, san sẻ nỗi đau khi phải bán cậu Vàng hay có lúc chỉ là sẻ chia một bát nước chè xanh hoặc điếu thuốc lào. Khi lão Hạc rơi vào tình trạng khốn khổ, ông giáo đã ngấm ngầm giúp đỡ cho lão, dù gia đình ông cũng rất khó khăn. Ông giáo cũng là chỗ tin tưởng để lão hạc gửi gắm số tiền ít ỏi, lão dành dụm để để khi lão chết không phải phiền đến hàng xóm. Có lẽ những đồng cảm về khó khăn trong cuộc sống đã xích họ lại gần nhau hơn, cảm thông hơn. Một tình bạn giữa những con người khốn khổ thật ấm áp tình người.
Nếu như nhân vật người nông dân trong sáng tác của Nam Cao chịu những nỗi khổ về vật chất, họ bị đẩy vào bước đường của cái đói, cái nghèo thì những nhân vật tri thức trong trang văn của ông còn là những dằn vặt, đau đớn về tinh thần. Họ luôn phải trăn trở trong những suy nghĩ. Chứng kiến cuộc sống của lão Hạc ngày càng khốn khó, bi thương, ông giáo đã phải thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày trôi qua thật đáng buồn”. Khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông càng buồn hơn, phải chăng bản năng đã chiến thắng nhân tính con người. Nhưng trước cái chết của lão Hạc, ông cảm thấy cuộc đời không hẳn đáng buồn. Cái chết ấy đã chứng minh cho tấm lòng trong sạch, của lòng tự trọng trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy cuộc đời vẫn buồn theo một nghĩa khác, một người tốt như lão Hạc nhưng cuối cùng vẫn phải tìm đến cái chết để giải thoát cho mình.. Trước cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo xót xa, khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão…” Ông cảm thấy bất lực trước những đau thương mà chính ông và cà lão Hạc phải chịu đựng.
Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sâu sắc và tinh tế, Nam Cao đã khắc họa thành công những diễn biến trong tâm trạng của ông giáo. Có thể coi hình tượng ông giáo chính là hình bóng của nhà văn Nam Cao. Thông qua nhân vật ông giáo, người đọc như hiểu hơn về cuộc đời và số phận của lão Hạc, góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn thấm đượm tình người.
Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:
Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao (Bài văn mẫu 1)
Phân tích nhân vật ông giáo trong Lão Hạc của Nam Cao (Bài văn mẫu 2)
Dàn ý Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ (Bài văn mẫu 1)
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ (Bài văn mẫu 2)
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:
- Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
- Mục lục Văn biểu cảm
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn nghị luận
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 8 và Những bài văn hay lớp 8 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều