Top 8 phân tích, dàn ý bài thơ Ngắm trăng (hay, ngắn gọn)
Phần dưới tổng hợp trên 8 bài văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm Ngắm trăng của Hồ Chí Minh hay nhất giúp các sĩ tử học tốt môn Văn lớp 8 và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Văn.
Bài giảng: Ngắm trăng - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)
Mục lục phân tích, dàn ý tác phẩm Ngắm trăng
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (dàn ý, 30 mẫu)
Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (dàn ý, 30 mẫu)
Dàn ý Phân tích bài thơ Ngắm trăng
1. Mở Bài
- Giới thiệu về tác phẩm "ngắm trăng"
- Nằm trong tập thơ "Nhật ký trong tù".
2. Thân Bài
* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Trong những năm 1942 -1943 khi Bác Hồ bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Là một trong hai mươi bài thơ thuộc tập "Nhật ký trong tù".
* Nội dung bài thơ:
+ Ghi lại bức tranh hiện thực trong tù của Người
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng mãnh liệt của Bác
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu tự do.
* Phân tích bài thơ:
- Hai câu đầu: Bức tranh hiện thực, hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt
+ Người xưa "vọng nguyệt": phải có rượu, có hoa, có bầu bạn với Hoàn cảnh của Bác: Trong ngục, không có gì (không rượu không hoa).
→ Hoàn cảnh chật hẹp, thiếu thốn.
+ "Ngục trung": Hoàn cảnh tù đày
+ Câu thơ là lời giãi bày của Bác với vầng trăng tri kỉ.
+ Điệp từ "vô": Cho thấy sự thiếu thốn mọi bề, chỉ có xiềng xích, gông cùm.
- Câu hai: Cảm xúc của Bác trước cảnh vật: Xốn xang, bồi hồi, lại bối rối, rạo rực.
+ Sự rung động mạnh mẽ của tâm hồn thi nhân dù chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng qua song sắt nhà tù.
+ Cảnh đêm quá đẹp, tâm hồn nhạy cảm của Bác đã rung động trước vẻ đẹp của vầng trăng đêm nay.
+ Vầng trăng tự do trôi giữa trời → Gợi cảm hứng thi nhân, vừa gợi lên khát vọng tự do trong Bác
- Hai câu sau:
+ Hoàn cảnh buộc Người chỉ có thể thưởng trăng qua khung cửa sổ.
+ Khung cửa bé - Cảm xúc dạt dào
+ Câu thơ thứ ba: Trăng là vẻ đẹp con người hướng đến.
+ Tư thế ngắm trăng: Lặng im, cái nhìn tha thiết, đầy cảm xúc, trút hết tình cảm qua cái nhìn.
+ Câu thứ tư: Nhân hóa "trăng" như con người: Đáp lại cái nhìn của thi nhân, cảm thông, xót xa trước hoàn cảnh của thi nhân.
+ Sự hoán đổi người nhìn: con người biến thành chủ thể tỏa sáng
→ Trăng và con người sóng đôi. Hai cái đẹp song song, tỏa sáng cộng hưởng → Tù ngục trở thành nơi gặp gỡ của cái đẹp.
+ Sự tĩnh lặng của không gian làm nổi bật tâm trạng xao xuyến của Bác
+ Mở đầu là "ngục trung", kết thúc "thi gia" → Nhà tù không có tù nhân, chỉ có thi nhân → Bản lĩnh hơn người của Bác: Đứng cao hơn hoàn cảnh.
* Kết luận chung:
+ Thể thơ thất ngôn ngắn gọn hàm súc
+ Tinh thần lạc quan, ung dung trước hoàn cảnh khó khăn của Bác.
3. Kết Bài
- Bài học về thái độ sống, quan điểm sống, tấm lòng yêu thiên nhiên Bác muốn gửi gắm.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng
Năm 1942, trong thời gian bị bắt giam ở Trung Quốc, Bác Hồ đã viết Nhật ký trong tù. Ngắm trăng là một trong những bài thơ hay của Bác trong tập nhật ký và cũng là một bài thơ hay Bác viết về trăng.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
(Nam Trân dịch)
Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm trăng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ.
Hai câu thơ đầu nói lên một cảnh ngộ và một nỗi niềm: lòng bối rối biết làm thế nào trước cảnh đêm nay vì không có rượu có hoa? Nhà thơ tự thấy mình trong một nghịch cảnh. Trong tù phải chia nước, khẩu phần là lưng bát cháo loãng, phải đắp chăn giấy… thiếu thốn và cay đắng vô cùng. Vậy tìm đâu ra rượu và hoa để ngắm cảnh đêm trăng trong tù. Rượu, trăng, hoa là ba thú tao nhã của thi nhân xưa nay. Câu đầu bài thơ như một lời tự an ủi: Trong tù không rượu cũng không hoa. Trước cảnh đẹp đêm thu, thiếu rượu và hoa, thi nhân băn khoăn, bối rối. Đó là tâm trạng, là bi kịch của một thi nhân có tâm hồn thanh cao và giàu tình yêu thiên nhiên:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Câu thơ chưa nói đến trăng mà người đọc đã cảm thấy một vầng trăng đẹp xuất hiện. Hai câu 3, 4 vầng trăng mới xuất hiện. Một cảnh ngắm trăng hiếm có:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nguyên bản tiếng Hán câu thơ là:
Nhãn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Câu thơ chữ Hán nào cũng có hai hình ảnh đối chiếu: nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia và điệp từ khán (xem, nhìn, nhòm). Chữ nhân là người, đã biến thành thi gia – nhà thơ mang ý nghĩa thẩm mĩ đặc sắc. Từ trong ngục tối, người chiến sĩ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Tư thế ngắm trăng ấy rất đẹp, như một cuộc vượt ngục tinh thần. Trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ với mối tình tri âm tri kỉ. Hai câu 3, 4 đối nhau, ngôn ngữ, hình ảnh cân xứng, hài hòa. Trăng và nhà thơ, hai gương mặt trong sáng, hai tâm hồn thanh cao dù bị song sắt nhà tù ngăn cách vẫn gần gũi, sâu nặng ân tình. Có thể nói đây là hai câu thơ tả trăng đẹp nhất, độc đáo nhất. Đã mấy ai ngắm trăng qua song sắt nhà tù? Tư thế ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu trăng, biểu lộ một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại. Nó còn biểu lộ khát vọng tự do; từ bóng tối ngục tù hướng về vầng trăng sáng, nhà thơ khẳng định một tâm thế: Thân thế ở trong lao – tinh thần ở ngoài lao.
Hoài Thanh đã từng nhận xét: Thơ Bác đầy trăng. Nhật ký trong tù có 7 bài thơ nói đến trăng. Một thế giới trăng hữu tình và chứa chan thi vị:
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
(Trung thu)
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc đẩu đã nằm ngang.
(Đêm lạnh)
Trên trời, trăng lướt giữa làn mây.
(Đêm thu)
Ngắm trăng và thế giới trăng ấy phản chiếu một hồn thơ mênh mông bát ngát tình của Bác. Ngắm trăng vì yêu trăng và cũng là yêu tự do.
Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.
2. Thân bài
- Câu 1: hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn lúc ở trong tù của Bác Hồ. Với tâm hồn thi sĩ như Bác thì một chút hoa và rượu là nguồn cảm hứng tuyệt vời để thi sĩ sáng tác nên cảnh thiếu thốn về vật chất này như một nỗi cực hình đối với nhà thơ.
- Câu 2: trước cảnh thiếu thốn ở trong tù như thế nhưng cảnh đẹp giữa đêm khuya vắng vẻ đã làm tâm hồn Bác cũng phải xao xuyến khó mà hững hờ. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.
- Câu 3 + 4: Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ.
→ Bài thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn, cách cảm về một góc độ khác của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh sự thông minh, trí tuệ giúp nước nhà giành độc lập, Bác còn là một thi sĩ có tâm hồn bay bổng, hòa mình cùng với thiên nhiên, với cảnh đẹp dù trong hoàn cảnh éo le nhất.
3. Kết bài
- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.
Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng
Trăng - người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ muôn đời của Bác. Trăng đồng hành cùng Bác trong tất cả mọi chặng đường hoạt động cách mạng. Và trong những năm tháng gian lao ấy, ta sao có thể quên sự giao hòa giữa Người và ánh trăng khi ở nhà lao Trung Quốc. Vẻ đẹp của thiên nhiên mà nổi bật hơn cả là vẻ đẹp của con người đã được thể hiện đầy đủ qua bài thơ Ngắm trăng.
Trăng vốn là một thi đề lớn trong sáng tác của Bác, có thể kể đến như Cảnh khuya:
Tiếng hát trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hay bài thơ Nguyên tiêu:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Người ta vẫn thường dành những phút nhàn dỗi, thảnh thơi để bên chén trà thơm, chiếc kẹo ngọt mà thưởng thức ánh trăng, ngẫm chuyện mình và ngẫm chuyện đời. Còn đối với Bác, nào cần thảnh thơi, nào cần khung cảnh hoàn mĩ, chỉ cần một tình yêu, một lòng say mê thì dù có là hoàn cảnh đề lao tàn nhẫn, Người vẫn có thể mở rộng tâm hồn mình mà thưởng thức ánh trăng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Hiện thực khắc nghiệt được dựng lên một cách chân thực và đầy đủ nhất, không rượu cũng chẳng hoa. Điều kiện cơ sở để ngắm trăng chẳng phải là quá thiếu thốn đó sao. Nhưng trước cảnh đẹp khiến con người ta nao lòng thổn thức sao có thể dừng lại được. Câu hỏi tu từ “biết làm thế nào” (nại nhược hà) vừa là sự băn khoăn, trăn trở chưa biết làm sao, vừa là sự hứng khởi, hào hứng khi được gặp lại người bạn tri âm. Bởi vậy, trong câu thơ dồn nén cả hai dòng cảm xúc, vừa ưu tư vừa vui sướng, hạnh phúc.
Và đẹp nhất chính là cuộc vượt thoát giữa người và trăng, để tạo nên sự giao hòa tuyệt đối giữa hai người bạn:
Nhân hướng song tiền khan minh nguyệt
Nguyệt tong song khích khan thi gia
Hai câu thơ này có thể coi là đỉnh cao của nghệ thuật đối, đối giữa hai câu, đối trong một câu vô cùng chỉnh. Nhân đối với nguyệt, nguyệt đối với thi gia, kết hợp với điệp từ khán cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa con người và thiên nhiên. Trong hoàn cảnh tù ngục tối tăm, bị tra tấn, phải di chuyển liên tục ở nhiều nơi, nhưng không vì thế mà Bác mất đi tình yêu thiên nhiên, lòng đắm say trước khung cảnh đẹp, đặc biệt là ánh trăng. Hai gương mặt trong sáng, toàn bích trăng và nhà thơ không thể bị những song sắt lạnh giá ngăn cản, họ vẫn vượt thoát khỏi khung cảnh khắc nghiệt đó để giao hòa cùng nhau. Đây có thể coi là hai câu thơ đẹp đẽ, độc đáo nhất trong bài thơ. Tư thế ngắm trăng của Bác đã cho thấy tình yêu trăng, và một tâm hồn thanh cao, rộng mở vời tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do tha thiết. Đúng như những gì mà Bác đã viết ở đầu của tập Nhật kí Trong tù:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.
Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyết hay và đặc sắc nhất của Bác trong tập thơ Nhật kí trong tù. Tác phẩm với lối ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa, cùng nghệ thuật đối tài tình vừa cho thấy tình yêu thiên nhiên của Bác vừa cho thấy tấm lòng yêu tự do, và hết sức ung dung, tự tại trong hoàn cảnh tù ngục.
Tổng hợp các bài văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm Ngắm trăng hay khác:
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Bài văn mẫu 1)
Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh (Bài văn mẫu 2)
Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:
- Văn mẫu: Đi đường (Tẩu lộ)
- Văn mẫu: Viết bài tập làm văn số 5
- Văn mẫu: Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Văn mẫu: Hịch tướng sĩ
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:
- Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
- Mục lục Văn biểu cảm
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn nghị luận
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 8 và Những bài văn hay lớp 8 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều