Giải Vật Lí 10 trang 134 Chân trời sáng tạo

Với Giải Vật Lí 10 trang 134 trong Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 10 trang 134.

Giải Vật Lí 10 trang 134 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 134 Vật Lí 10: Một đầu của dây nhẹ dài 0,80 m được buộc một vật có khối lượng 3,00 kg. Vật chuyển động tròn đều quanh đầu kia của dây trên mặt bàn nằm ngang (Hình 21P.1). Giả sử không có ma sát giữa vật và mặt bàn. Khi tốc độ quay của dây là 1,6 vòng/s thì dây đứt. Tính lực căng dây lớn nhất.

Một đầu của dây nhẹ dài 0,80 m được buộc một vật có khối lượng 3,00 kg

Quảng cáo

Lời giải:

Lực căng dây đóng vai trò lực hướng tâm.

Lực căng dây lớn nhất bằng với lực hướng tâm lớn nhất

Độ lớn lực hướng tâm: Fht=mω2R=3.1,6.2π2.0,8=242,6 N

Khi đó lực căng dây lớn nhất có độ lớn bằng 242,6 N.

Bài 2 trang 134 Vật Lí 10: Mô hình đơn giản của nguyên tử hydrogen giả sử rằng electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với tốc độ bằng 2,2.106 m/s. Quỹ đạo chuyển động có bán kính bằng 0,53.10-10 m. Hãy tính độ lớn của lực tương tác giữa electron và hạt nhân.

Quảng cáo

Lời giải:

Độ lớn lực tương tác giữa electron và hạt nhân bằng với độ lớn lực hướng tâm:

F=mv2R=9,1.1031.2,2.10620,53.1010=8,3.108 N

Bài 3 trang 134 Vật Lí 10:

Một vật nặng có kích thước nhỏ, có khối lượng 0,50 kg, được buộc vào đầu một dây có chiều dài 1,5 m. Vật chuyển động đều trên đường tròn nằm ngang (Hình 21P.2). Cho biết dây chỉ chịu được lực căng tối đa bằng 50 N. Hãy tính tốc độ quay lớn nhất của vật để dây không bị đứt.

Một vật nặng có kích thước nhỏ, có khối lượng 0,50 kg, được buộc vào đầu một dây có

Quảng cáo

Lời giải:

Gọi góc hợp bởi phương của sợi dây và phương thẳng đứng là α

Hình chiếu của lực căng dây xuống mặt phẳng quỹ đạo đóng vai trò lực hướng tâm.

Độ lớn lực hướng tâm: Fht=T.sinαT=Fhtsinα

Mặt khác: Fht=mω2R=mv2R=mv2l.sinα

Từ hai biểu thức trên: T=mv2l.sin2αv=T.l.sin2αm

Tốc độ quay lớn nhất để dây không bị đứt khi T = 50 N

Từ đó: v=T.l.sin2αm=50.1,50,5.sinα=12,24.sinα m/s

Khi sinα=1v=12,24 m/s

Lời giải bài tập Vật Lí 10 Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên