Giải Vật lí 10 trang 35 Chân trời sáng tạo

Với Giải Vật lí 10 trang 35 trong Bài 5: Chuyển động tổng hợp Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 35.

Giải Vật lí 10 trang 35 Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 35 Vật Lí 10: Một đoàn tàu đang chuyển động đều với tốc độ 8 m/s và có một người soát vé đang ổn định khách trong toa tàu. Một học sinh đứng bên đường thấy người soát vé đi với vận tốc bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:

a) Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đuôi tàu.

b) Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đầu tàu.

c) Người soát vé đứng yên trên tàu.

Quảng cáo

Lời giải:

Quy ước:

(1) – tàu

(2) – người soát vé

(3) – học sinh đứng bên đường

Gọi v13 là vận tốc tuyệt đối của tàu đối với bạn học sinh (bạn học sinh được gắn với hệ quy chiếu đúng yên là mặt đất).

v12 là vận tốc tương đối của tàu đối với người soát vé (người soát vé được coi là hệ quy chiếu chuyển động).

v23 là vận tốc kéo theo của người soát vé đối với bạn học sinh (hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên).

Công thức cộng vận tốc: v13=v12+v23v23=v13v12

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

a) Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đuôi tàu. Khi đó người soát vé chuyển động ngược chiều dương đã chọn và có vận tốc so với bạn học sinh đứng bên đường là:

v23 = 8 - ( -1,5) = 9,5 m/s

b) Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đầu tàu. Khi đó người soát vé chuyển động cùng chiều dương đã chọn và có vận tốc so với bạn học sinh đứng bên đường là:

v23 = 8 - 0 = 8 m/s

c) Người soát vé đứng yên trên tàu có vận tốc so với bạn học sinh đứng bên đường là:

Vận dụng trang 35 Vật Lí 10: Nêu một số tình huống thực tiễn thể hiện ứng dụng tính chất tương đối của chuyển động.

Quảng cáo

Lời giải:

Ví dụ 1: Người A đứng trên một tấm ván trượt chuyển động thẳng đều. Đồng thời người đó vừa chuyển động vừa tung hứng quả bóng.

Người A thấy quả bóng có quỹ đạo chuyển động thẳng theo phương thẳng đứng.

Người B đứng bên đường thấy quả bóng có quỹ đạo chuyển động hình parabol.

Nêu một số tình huống thực tiễn thể hiện ứng dụng tính chất tương đối của chuyển động. (ảnh 1)

Ví dụ 2: người phụ nữ đạp xe đạp, họ thấy đầu van xe đạp chuyển động có quỹ đạo tròn so với trục bánh xe nhưng người đứng bên đường thấy quỹ đạo đầu van xe đạp chuyển động có dạng các parabol nối tiếp nhau (đường nét đứt).

Nêu một số tình huống thực tiễn thể hiện ứng dụng tính chất tương đối của chuyển động. (ảnh 1)

Bài 1 trang 35 Vật Lí 10: Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525 km/h. Trong ngày hôm đó, gió thổi về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160 km. Hãy xác định thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó.

Quảng cáo

Lời giải:

Gọi vận tốc của máy bay và vận tốc của gió đối với mặt đất lần lượt là v13 và v23 , vận tốc tương đối của máy bay đối với gió là v12.

Công thức cộng vận tốc: v13=v12+v23

Theo bài ra hướng gió và hướng chuyển động của máy bay ngược chiều nhau nên v12v23. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của máy bay.

v13 = 525 - 36 = 489 km/h

Thời gian bay của máy bay: t=dv13=1160489=2,37h

Bài 2 trang 35 Vật Lí 10: Trong trận lũ lụt tại miền Trung vào tháng 10/2020, dòng lũ có tốc độ lên đến khoảng 4 m/s. Bộ Quốc phòng đã trang bị ca nô công suất lớn trong công tác cứu hộ. Trong một lần cứu hộ, đội cứu hộ đã sử dụng ca nô chạy với tốc độ 8 m/s so với dòng nước để cứu những người gặp nạn đang mắc kẹt trên một mái nhà cách trạm cứu hộ khoảng 2 km.

a) Sau bao lâu đội cứu hộ đến được chỗ người bị nạn? Biết đội cứu hộ phải đi xuôi dòng lũ.

b) Sau khi cứu người, đội cứu hộ phải mất bao lâu để quay lại trạm ban đầu?

Quảng cáo

Lời giải:

Gọi v13 là vận tốc tuyệt đối của ca nô so với bờ

v12 là vận tốc tương đối của ca nô so với dòng nước

v23 là vận tốc kéo theo của dòng nước so với bờ

Công thức cộng vận tốc: v13=v12+v23

a) Đội cứu hộ đi xuôi dòng nên v13=v12+v23=8+4=12m/s

Thời gian đội cứu hộ đến được chỗ bị nạn:

t=dv13=200012=5003s=  2 phút 46 giây

b) Khi quay trở lại vị trí ban đầu thì đội cứu hộ đi ngược dòng nước nên:

v'13=v12v23=84=4m/s

Thời gian để đội cứu hộ trở lại vị trí ban đầu:

t=dv'13=20004=500s=8 phút 20 giây

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 5: Chuyển động tổng hợp Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên