Giải Vật Lí 11 trang 44 Chân trời sáng tạo

Với Giải Vật Lí 11 trang 44 trong Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí 11 trang 44.

Giải Vật Lí 11 trang 44 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu hỏi 5 trang 44 Vật Lí 11: Từ phương trình (6.6), xác định khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha (theo bước sóng).

Lời giải:

Phương trình (6.6): u=Acos2πTt2πλx

Gọi M và N là hai điểm gần nhau nhất cách nguồn sóng khoảng cách lần lượt là xM và xN.

- Trường hợp M và N dao động cùng pha:

2πTt2πλxM2πTt2πλxN=2kπ2πλxNxM=2kπxNxM=kλ

Tức là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động cùng pha bằng một số nguyên lần bước sóng.

- Trường hợp M và N dao động ngược pha:

2πTt2πλxM2πTt2πλxN=2k+1π2πλxNxM=2k+1πxNxM=2k+1λ2=k+0,5λ

Tức là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động ngược pha bằng một số bán nguyên lần bước sóng.

Quảng cáo

Câu hỏi 6 trang 44 Vật Lí 11: Quan sát Hình 6.3, xác định độ lệch pha của hai điểm A và B trên cùng phương truyền sóng vào thời điểm t=7T4

Quan sát Hình 6.3 xác định độ lệch pha của hai điểm A và B trên cùng phương

Lời giải:

Ở thời điểm t=7T4 thì điểm A đang ở VTCB, điểm B đang ở biên dương. Nghĩa là sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt=T4 thì hai điểm có trạng thái giống nhau, nên hai điểm A và B dao động lệch pha nhau góc Δφ=2πT.T4=π2.

Quảng cáo

Luyện tập trang 44 Vật Lí 11: Giải thích vì sao ở Hình 6.6a, đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang sau vị trí có toạ độ x1 và ở Hình 6.6b, đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang trước thời điểm t1.

Giải thích vì sao ở Hình 6.6a đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang

Lời giải:

Ở đồ thị a có đường nằm ngang sau vị trí có toạ độ x1 là vì tại sau điểm đó chưa có sóng truyền tới.

Ở đồ thị b có đường nằm ngang trước thời điểm t1 là vì thời điểm trước đó sóng chưa truyền tới điểm M.

Quảng cáo

Vận dụng trang 44 Vật Lí 11: Đề xuất phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm đơn giản để tạo ra sóng truyền trên một sợi dây và xác định các đại lượng đặc trưng của sóng như chu kì, tần số.

Lời giải:

- Dụng cụ: Máy phát âm tần, bộ rung, dây đàn hồi, khớp nối, lò xo, lực kế 5 N, ròng rọc, đế ba chân, trụ thép, dây nối.

Đề xuất phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm đơn giản để tạo ra sóng

- Thực hiện thí nghiệm như link video dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=0aYR4GG2Htg

- Dựa vào thông số trên máy phát âm tần ta xác định được tần số, chu kì, đếm số bụng sóng trên dây ta xác định được bước sóng, vận tốc sóng.

Lời giải Vật Lí 11 Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên