Trắc nghiệm Vật Lí 12 Cánh diều Bài 4 (có đáp án): Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng

Với câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 12.

Trắc nghiệm Vật Lí 12 Cánh diều Bài 4 (có đáp án): Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Quảng cáo

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 7. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: Nhiệt lượng mà vật thu vào hay tỏa ra phụ thuộc vào?

A. Khối lượng, thể tích và độ thay đổi nhiệt độ của vật.

B. Thể tích, nhiệt độ ban đầu và chất cấu tạo nên vật.

C. Khối lượng của vật, chất cấu tạo nên vật và độ thay đổi nhiệt độ của vật.

D. Nhiệt độ ban đầu, nhiệt độ lúc sau và áp suất của môi trường.

Câu 2: Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K, điều này cho biết

A. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g đồng nóng lên thêm 1 °C là 380 J.

B. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 g đồng nóng lên thêm 1 °C là 380 J.

C. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg đồng nóng lên thêm 1 °C là 380 J.

D. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 g đồng nóng lên thêm 1 °C là 380 J.

Quảng cáo

Câu 3: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 20 °C đến khi nước sôi 100 °C là

A. 8.104J.

B. 10.104J.

C. 33,44.104J.

D. 32.103J.

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).

B. Jun trên kilôgam (J/kg).

C. Jun (J).

D. Jun trên độ (J/độ).

Câu 5: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg.

Quảng cáo

A. Q = 7.107 J.

B. Q = 167 kJ.

C. Q = 167 J.

D. Q = 167.106 J.

Câu 6: Một thỏi nhôm có khối lượng 1,0 kg ở 8 °C. Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn thỏi nhôm này. Nhôm nóng chảy ở 658 °C, nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 3,9.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K.

A. Q = 5,72.106 J.

B. Q = 3,9.105 J.

C. Q = 4,47.105 J.

D. Q = 9,62.105 J.

Câu 7: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào sau đây đúng?

A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

B. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

C. Mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

D. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Quảng cáo

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu hỏi: Người ta cung cấp nhiệt lượng Q để làm nóng chảy 100 g nước đá ở −20 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước đá là 2,1.103 J/kg.K. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau:

a) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 100g nước đá lên 0 °C là 4200 J.

b) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 100 g nước đá lên 0 °C là 2100 J.

c) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy của 100 g nước đá ở –20 °C là 3,34.105 J.

d) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 100 g nước đá ở –20 °C là 37600J.

PHẦN III. Câu trả lời ngắn

Câu hỏi: Một chất rắn nặng 437,2 g và cần 8460 J để tăng nhiệt độ của nó từ 19,3 °C lên 68,9 °C. Nhiệt dung riêng của chất đó là bao nhiêu?

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác