Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chủ đề 6: Phòng chống và ứng phó với hoả hoạn - Chân trời sáng tạo

Với giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chủ đề 6: Phòng chống và ứng phó với hoả hoạn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 5.

Giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chủ đề 6: Phòng chống và ứng phó với hoả hoạn - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 49 Nhiệm vụ 1: Nhận biết nguyên nhân gây hoả hoạn

1. Đánh dấu X vào những nguyên nhân gây hoả hoạn và viết thêm ý kiến của em (nếu có).

STT

Nguyên nhân gây hoả hoạn

1

Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi nhà 


2

Bình gas bị rò rỉ


3

Đốt nhang, vàng mã


4

Sử dụng lửa, điện thoại ở trạm xăng dầu


5

Khoá bình gas cẩn thận


6

Nghịch với bật lửa, diêm nơi có vật liệu dễ cháy 


7

Đốt rơm rạ


Trả lời:

Quảng cáo

STT

Nguyên nhân gây hoả hoạn

1

Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi nhà

 

2

Bình gas bị rò rỉ

x

3

Đốt nhang, vàng mã

x

4

Sử dụng lửa, điện thoại ở trạm xăng dầu

x

5

Khoá bình gas cẩn thận

 

6

Nghịch với bật lửa, diêm nơi có vật liệu dễ cháy

x

7

Đốt rơm rạ

x

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 49 Nhiệm vụ 2: Nhận diện những vật liệu dễ cháy và nguồn nhiệt gây hoả hoạn

1. Viết tên những vật liệu dễ cháy gây hoả hoạn mà em biết.

2. Điền tên các nguồn nhiệt gây hoả hoạn tương ứng với các tranh sau và viết thêm ý kiến của em (nếu có).

Quảng cáo

Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chủ đề 6: Phòng chống và ứng phó với hoả hoạn | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Quảng cáo

1. Kể tên những vật liệu dễ cháy gây hỏa hoạn.

- Vải, giấy, bìa carton

- Gỗ, nhựa, cao su

- Sách, vở;

- Xăng, gas, dầu..

2. Các nguồn nhiệt gây hỏa hoạn lần lượt là: ổ điên, bếp ga, sấm chớp, lửa, đèn dầu, bếp củi, nến, …

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 51 Nhiệm vụ 3: Cảnh báo hậu quả của hỏa hoạn.

Tạo sản phẩm cảnh báo về hậu quả của hỏa hoạn.

Trả lời:

Học sinh thực hành tạo sản phẩm

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 52 Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu các nguy cơ gây hoả hoạn

1. Viết vào chỗ trống những nguy cơ gây hoả hoạn trong các tranh sau:

Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chủ đề 6: Phòng chống và ứng phó với hoả hoạn | Chân trời sáng tạo

2. Viết vào chỗ trống những nguy cơ gây hoả hoạn trong các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Để sách, truyện quá gần máy sưởi/ lò sưởi/ bếp củi.

- Trường hợp 2: Quên tắt các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

Trả lời:

1. Chỉ ra những nguy cơ gây hoả hoạn trong các tranh

- Tranh 1: Đốt lửa ở gần đồ dễ cháy (rơm rạ)

- Tranh 2: Chập ổ điện trong gia đình

- Tranh 3: Đốt nương rẫy

- Tranh 4: Hở van ga

2.

- Trường hợp 1: Để sách, truyện quá gần máy sưởi/ lò sưởi/ bếp củi.

→ Dẫn đến bén lửa và gây ra cháy lớn.

- Trường hợp 2: Quên tắt các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

→ Quên tắt sẽ gây ra tình trạng cháy nổ khi các thiết bị phải làm việc quá công suất.

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 53 Nhiệm vụ 5: Lập sơ đồ tư duy về cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn

Vẽ sơ đồ tư duy về cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn.

- Cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn

Trả lời:

Học sinh thực hành vẽ sơ đồ

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 54 Nhiệm vụ 6: Thoát hiểm khi gặp hoả hoạn

Đánh dấu X vào các cách thoát hiểm phù hợp khi gặp hoả hoạn.

STT

Cách thoát hiểm khi gặp hoả hoạn

Khi phát hiện hoả hoạn

1

Gọi 114

 

2

Mở cửa để thoát hiểm dù sờ thấy cửa ấm hoặc nóng

 

3

Thoát hiểm bằng cầu thang bộ

 

4

Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra

 

5

Di chuyển bằng thang máy

 

6

Chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn

 

7

Thông báo cho mọi người

 

Khi bị kẹt trong đám cháy

8

Đi khom lưng hoặc bò sát sàn nhà

 

9

Dùng khăn thấm nước để che mũi, miệng

 

10

Khi bị bén lửa, nằm xuống, lăn qua lăn lại

 

11

Mở tất cả cửa lớn và cửa sổ khi đám cháy ở gần

 

Trả lời:

STT

Cách thoát hiểm khi gặp hoả hoạn

Khi phát hiện hoả hoạn

1

Gọi 114

X

2

Mở cửa để thoát hiểm dù sờ thấy cửa ấm hoặc nóng

 

3

Thoát hiểm bằng cầu thang bộ

X

4

Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra

X

5

Di chuyển bằng thang máy

 

6

Chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn

 

7

Thông báo cho mọi người

X

Khi bị kẹt trong đám cháy

8

Đi khom lưng hoặc bò sát sàn nhà

X

9

Dùng khăn thấm nước để che mũi, miệng

X

10

Khi bị bén lửa, nằm xuống, lăn qua lăn lại

X

11

Mở tất cả cửa lớn và cửa sổ khi đám cháy ở gần

 

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 54 Nhiệm vụ 7: Thực hành thoát hiểm khi gặp hoả hoạn

Viết một tình huống để xây dựng hoạt cảnh “Thoát hiểm khi gặp hoả hoạn".

- Tình huống xảy ra hoả hoạn:

- Cách thoát hiểm:

- Lời thoại giữa các nhân vật trong hoạt cảnh:

Trả lời:

- Tình huống: Chập điện do sạc ắc quy xe đạp điện phát nổ vào buổi đêm

- Cách thoát hiểm: Ngắt nguồn điện toàn bộ gia đình. Nhanh chóng báo cho những người thân cùng nhau chạy ra khỏi nhà. Sau đó, ngay lập tức gọi 114 để được hỗ trợ

- HS tự xây dựng hội thoại giữa các nhân vật trong tình huống

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 55 Nhiệm vụ 8: Xử lí tình huống trong các trường hợp giả định

Viết vào ô trống cách xử lí tình huống phù hợp trong các trường hợp sau:

* Trường hợp 1: Khi ngọn lửa bùng phát, khói bao trùm cả hành lang.

* Trường hợp 2: Khi phát hiện thấy dây điện trong nhà bị hở và toé lửa.

* Trường hợp 3: Khi bạn ở chung cư, khói và lửa đang bốc ra ở ngay tầng dưới nhà bạn.

Trả lời:

- Trường hợp 1: Cần giữ bình tĩnh và báo cháy bằng cách gọi 114; bấm chuông báo cháy cho mọi người cùng biết. Sau đó, nhanh chóng tìm lối thoát gần nhất (ban công, mái nhà thấp). Khi tìm lối thoát nên cúi người sát đất, dùng khăn ướt che mũi miệng

- Trường hợp 2: Cần ngay lập tức tìm công tắc tắt nguồn điện. Sau đó, báo cháy bằng cách gọi 114; bấm chuông báo cháy cho mọi người cùng biết. Nếu có bình cứu hỏa, hãy sử dụng để dập tắt đám cháy. Cuối cùng, nhanh chóng di chuyển tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Trường hợp 3: Cần giữ bình tĩnh và báo cháy bằng cách gọi 114; bấm chuông báo cháy cho mọi người cùng biết. Cần nhanh chóng di chuyển lên sân thượng, ban công mái thấp tìm nơi trú ẩn an toàn. Khi tìm lối thoát nên cúi người sát đất, dùng khăn ướt che mũi miệng

Vở bài tập HĐTN lớp 5 trang 57 Nhiệm vụ 9: Đánh giá kết quả trải nghiệm

1. Đánh dấu X vào mức độ hoàn thành phù hợp với em.

Những việc em làm

Mức độ

Hoàn thành

Hoàn thành tốt

Chưa hoàn thành

1. Nhận biết những nguyên nhân gây ra hoả hoạn.

     

2. Chỉ ra các cách phòng chống hoả hoạn.

     

3. Thực hiện những việc làm để phòng chống hoả hoạn.

     

4. Thực hiện những việc làm để thoát hiểm khi gặp hoả hoạn.

     

2. Viết những điểm các bạn ghi nhận ở em và những điểm các bạn mong em cố gắng.

3. Viết nhận xét của giáo viên dành riêng cho em, cho tổ hoặc cho cả lớp.

Trả lời:

Học sinh đánh giá kết quả trải nghiệm

Tham khảo giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 5:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT HĐTN lớp 5 Chân trời sáng tạo của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 5 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên