Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Với giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4.

Giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 17 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.

Bài tập 1.1 Phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Đồng đều giữa các tỉnh, các khu vực.

B. Không đồng đều giữa các tỉnh, các khu vực.

C. Mật độ dân số ở mức rất cao.

D. Khu vực miền núi có mật độ dân số cao hơn khu vực trung du.

Bài tập 1.2 Các dân tộc chủ yếu sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,...

B. Kinh, Hà Nhì, Dao, Mông, Chăm,...

C. Hoa, Kinh, Mường, Thái, Khơ-me,...

D. Gia Rai, Xơ Đăng, Mạ, Ê Đê, Ba Na,...

Bài tập 1.3 Ruộng bậc thang thường được làm ở

A. đỉnh núi.               B. sườn núi.               C. chân núi.                           D. trong thung lũng.

Bài tập 1.4 Ruộng bậc thang không có vai trò nào sau đây?

A. Hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

B. Đảm bảo lương thực cho người dân.

C. Giúp giao thông thuận tiện hơn.

Quảng cáo

D. Thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.

Bài tập 1.5 Ruộng bậc thang nổi tiếng ở tỉnh Yên Bái là

A. Hoàng Su Phì.                              B. Mù Cang Chải.

C. Sa Pa.                                            D. Y Tý.

Bài tập 1.6 Tên của nhà máy thuỷ điện nằm ở tỉnh Sơn La là

A. Hoà Bình.             B. Lai Châu.              C. Sơn La.                 D. Thác Bà.

Bài tập 1.7 Khai thác than đá phát triển mạnh ở tỉnh

A. Điện Biên.            B. Quảng Ninh.         C. Thái Nguyên.       D. Lào Cai.

Bài tập 1.8 Vai trò quan trọng nhất của các nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. phát triển du lịch.

B. nuôi trồng thuỷ sản.

C. giảm lũ cho các vùng đồng bằng.

D. cung cấp điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Bài tập 1.9 A-pa-tít được khai thác chủ yếu để

A. luyện kim.                                                B. sản xuất điện.

C. sản xuất phân lân.                                    D. làm vật liệu xây dựng.

Quảng cáo

Lời giải:

Câu

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

1.7

1.8

1.9

Đáp án

B

A

B

C

B

C

B

D

C

Bài tập 2 trang 19 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành đoạn thông tin về dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

tập quán sinh hoạt   đa dạng          thưa thớt        miền núi

trung du         không đồng đều        rộng

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc có tiếng nói, …………………. và trang phục truyền thống riêng, tạo nên sự …………………..về văn hoá của vùng.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích……………... và nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư………………. Dân cư trong vùng phân bố ………………… giữa các tỉnh, giữa khu vực....................... và khu vực………………………..

Lời giải:

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt và trang phục truyền thống riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hoá của vùng.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rộng nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư thưa thớt. Dân cư trong vùng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, giữa khu vực miền núi và khu vực trung du

Quảng cáo

Bài tập 3 trang 19 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào hình 3 trang 25 SGK, cho biết mật độ dân số của các tỉnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2020 bằng cách hoàn thành bảng dưới đây.

Mật độ dân số (người/km2)

Tỉnh

Dưới 100

 

100 đến dưới 200

 

200 đến 400

 

Trên 400

 

Lời giải:

Mật độ dân số (người/km2)

Tỉnh

Dưới 100

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La; Cao Bằng; Bắc Cạn; Lạng Sơn.

100 đến dưới 200

Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang

200 đến 400

Hòa Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên

Trên 400

Phú Thọ, Bắc Giang.

Bài tập 4 trang 20 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng dưới đây về một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cách thức khai thác tự nhiên

Vai trò

Làm ruộng bậc thang

 

Xây dựng công trình thuỷ điện

 

Khai thác khoáng sản

 

Lời giải:

Cách thức khai thác tự nhiên

Vai trò

Làm ruộng bậc thang

+ Giảm thiểu tình trạng xói mòn, sạt lở đất;

+ Thuận tiện cho việc tưới tiêu;

+ Tiết kiệm diện tích đất trồng, phù hợp với địa hình đồi núi.

+ Đảm bảo lương thực và hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

+ Phát triển du lịch.

Xây dựng công trình thuỷ điện

+ Cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất

+ Giảm lũ cho vùng đồng bằng.

Khai thác khoáng sản

+ Cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành sản xuất.

Bài tập 5 trang 20 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào hình 6 trang 27 SGK, hãy hoàn thành bảng dưới đây.

Mỏ khoáng sản

Tỉnh

Than đá

 

Sắt

 

Đồng

 

Bô-xít

 

Đá vôi

 

Lời giải:

Mỏ khoáng sản

Tỉnh

Than đá

Quảng Ninh.

Sắt

Thái Nguyên, Lào Cai

Đồng

Lào Cai, Bắc Giang

Bô-xít

Cao Bằng.

Đá vôi

Sơn La, Lạng Sơn

Bài tập 6 trang 21 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào hình 6 trang 27 SGK, hãy kể tên một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cho biết các nhà máy thuỷ điện đó nằm trên sông nào.

Lời giải:

- Một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

+ Nhà máy thủy điện Lai Châu.

+ Nhà máy thủy điện Sơn La.

+ Nhà máy thủy điện Thác Bà.

+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

+ Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

- Vị trí:

+ Nhà máy thủy điện Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình nằm trên sông Đà

+ Nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên sông Chảy

+ Nhà máy thủy điện Tuyên Quang nằm trên sông Gâm

Bài tập 7 trang 21 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hãy kể tên một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản là:

+ Phân lân (có nguồn gốc từ A-pa-tít).

+ Vật liệu xây dựng (có nguồn gốc từ đá vôi).

Bài tập 8 trang 21 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về công dụng của một số loại khoáng sản khai thác ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tham khảo lời giải SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 hay khác:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên