VBT Ngữ Văn 7 Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Với giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Trao đổi về một vấn đề sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.

Giải VBT Ngữ Văn 7 Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 45 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 31) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi:............................... 

- Xác định:............................... 

- Chuẩn bị:............................... 

- Khi trao đổi, cần............................... 

Trả lời:

Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý:

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ).

- Xác định: các ý kiến khác nhau về vấn đề cần trao đổi.

- Chuẩn bị: lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ ý kiến của mình.

- Khi trao đổi, cần tôn trọng các ý kiến khác biệt.

Quảng cáo

Bài tập 2 trang 45 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hành: Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Sau khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh  cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?

Đề 2: Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào?

a) Tìm ý cho bài nói bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Các ý kiến nêu trong đề bài có gì giống nhau và khác nhau?

    

Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí?

 

Ý kiến của em như thế nào?

 

Vì sao em hiểu như thế?

 

b) Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

(Nêu vấn đề cần trao đổi)

 

Nội dung chính

(Trình bày ý kiến, quan điểm của em)

- Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến.

- Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến.

- Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra ý kiến khác.

Kết thúc

(Khẳng định lại ý kiến)

 

Quảng cáo

Trả lời:

a)

Các ý kiến nêu trong đề bài có gì giống nhau và khác nhau?

- Giống nhau: Hai ý kiến nếu ra đều chung hình ảnh “cánh buồm”, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa.

- Khác nhau: ý kiến đầu tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí?

Mỗi ý kiến đều có phần đúng, nhưng vẫn thiếu ý, chưa hoàn chỉnh ý.

Ý kiến của em như thế nào?

Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, đây là hình ảnh ẩn dụ, vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con, vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Vì sao em hiểu như thế?

Vì thông qua ngữ cảnh của bài thơ và xem xét các ý kiến trong chỉnh thể bài thơ.

b) 

Mở đầu

(Nêu vấn đề cần trao đổi)

Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Nội dung chính

(Trình bày ý kiến, quan điểm của em)

- Nêu điểm giống nhau và khác nhau của hai ý kiến.

+ Đều nói về hình ảnh “cánh buồm”.

+ Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa.

+ Ý kiến thứ nhất: cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con.

+ Ý kiến thứ hai: cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

- Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến.

+ Nếu đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì cả hai ý kiến đều đúng. 

+ Tuy nhiên, chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác.

- Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra ý kiến khác.

+ Khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. 

+ Ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Kết thúc

(Khẳng định lại ý kiến)

Hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Ngữ văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn được biên soạn bám sát Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên