Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Đánh giá cuối học kì 1 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Đánh giá cuối học kì 1 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 3.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Đánh giá cuối học kì 1 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 Tập 1 - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu 1 (trang 97 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Đánh giá cuối học kì 1 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 Tập 1 | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Quảng cáo

Điều đặc biệt của cô giáo là Có rất nhiều con

Vì cô giáo như mẹ hiền. Ở lớp, cô chính là người mẹ thứ hai của tất cả học sinh.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Đánh giá cuối học kì 1 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 Tập 1 | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Em có thể ghi chép lại: nội dung có gì thú vị, cách trình bày và tranh ảnh minh họa có gì đặc biệt, những điều rút ra được sau khi đọc cuốn sách vào nhật kí đọc sách.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Đánh giá cuối học kì 1 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 Tập 1 | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Bạn nhỏ yêu: nắng, gió, có ba có mẹ, có bóng mát sân trường, hai mùa mưa nắng với thật nhiều yêu thương.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Đánh giá cuối học kì 1 trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 Tập 1 | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Tiếng hót của chim sơn ca được miêu tả bằng những từ ngữ: lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi.

Câu 2 (trang 99 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:

Các em nhỏ và cụ già

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? – Một em trai hỏi.

Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

- Chắc là cụ bị ốm?

- Hay là cụ đánh mất cái gì?

- Chúng mình thử hỏi xem đi!

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp.

- Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu. 

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về.

Theo Xu-khôm-lin-xki

Đánh dấu v vào ô trước ý trả lời em chọn:

a. Chi tiết nào cho thấy cuộc dạo chơi của các bạn nhỏ rất vui?

- Đàn sếu sải cánh trên cao.

- Đám trẻ ra về.

- Tiếng nói cười ríu rít.

b. Các bạn nhỏ dừng lại làm gì?

- Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã

- Để hỏi thăm một cụ già đang bị ốm

- Để hỏi thăm một cụ già đánh mất đồ

c. Chi tiết nào cho thấy các bạn nhỏ rất ngoan?

- Các bạn nói cười ríu rít.

- Các bạn bàn tán sôi nổi.

- Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.

d. Vì sao các bạn nhỏ không giúp được gì nhưng ông cụ vẫn thấy lòng nhẹ hơn?

- Vì các em nhỏ đã có một ngày dạo chơi rất vui.

- Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.

- Vì các em nhỏ đã đứng nhìn theo xe chở ông cụ.

e. Từ ngữ in đậm trong câu “Một lát sau, xe buýt đến." trả lời cho câu hỏi nào?

- Khi nào?

- Ở đâu?

- Vì sao?

g. Câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ với nỗi buồn của ông cụ?

- Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi.

- Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

- Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Viết câu trả lời của em:

h. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ thương cảm.

i. Em thích chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?

k. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì?

Trả lời:

a. Tiếng nói cười ríu rít.

b. Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã

c. Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.

d. Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.

e. Khi nào?

g. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

h. Từ ngữ có nghĩa giống với từ thương cảm: đồng cảm, cảm thương, bi cảm

i. Em thích chi tiết đám trẻ lặng đi, các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Vì khi nghe thấy câu chuyện buồn của cụ già, các em đã im lặng dù vừa có một cuộc chơi rất vui. Cái nhìn thương cảm ấy thể hiện sự hiểu chuyện, sự sẻ chia yêu thương phần nào với cụ già dù không làm được gì.

k. Bài đọc giúp em hiểu tầm quan trọng của sự quan tâm, sẻ chia.

Câu 1 (trang 102 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Nghe – viết: Hồ Gươm (SGK, tr.141)

Trả lời:

Học sinh nghe viết vào vở ô ly.

Hồ Gươm

Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.

Theo Ngô Quân Miện

Câu 2 (trang 102 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Thực hiện một trong các đề bài dưới đây:

a. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) tả chiếc máy em muốn chế tạo giúp con người làm việc vui hơn.

b. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) giới thiệu một người bạn của em.

c. Viết thư cho bạn bè hoặc người thân để hỏi thăm và kể về một hoạt động thú vị của lớp, trường em.

Trả lời:

a. Em muốn chế tạo 1 chiếc máy hút bụi tích hợp lau nhà cho mẹ. Nó là chiếc máy nhỏ gọn chạy bằng pin. Nó có thể tự động đi vào các ngóc ngách trong nhà để hút và lau bụi sạch sẽ. Hơn nữa nó có chế độ bật nhạc để nghe vui tai mỗi khi lau nhà. Khi chuẩn bị hết pin máy sẽ tự động báo. Em hi vọng chiếc máy này sẽ giúp mẹ em làm việc nhà đỡ vất vả hơn.  

b. An là bạn của em. Năm nay An 8 tuổi. An rất thích đọc sách và học Tiếng Việt. An đọc rất nhiều loại sách khác nhau và luôn trau dồi kĩ năng viết văn của mình. Mỗi khi rảnh rỗi, An thường lên thư viện đọc các loại sách mới. An ước mơ sau này sẽ trở thành một nhà văn.

c. 

Hải Dương, ngày..... tháng. ...năm....

Đức Anh thân mến!

Chúng mình xa nhau thấm thoắt đã nửa năm rồi đấy nhỉ? Nhớ bạn quá, mình viết thư cho bạn đây. Trước hết, cho mình gửi lời hỏi thăm sức khoẻ đến hai bác và bé Quỳnh Nga nhé ! Còn bạn, từ ngày chuyển về Hà Nội, việc học hành đã ổn định hẳn chưa? Có được mấy người bạn mới rồi?

Bây giờ, mình sẽ kể về tình hình lớp cũ, trường cũ cho bạn nghe. Rất vui là lớp 2A của chúng mình, năm nay có mặt đầy đủ ở lớp 3A. Vui hơn nữa là cô Thuỷ tiếp tục làm chủ nhiệm nên cô hiểu rất rõ về từng học sinh, nhờ vậy mà sự giúp đỡ của cô rất có hiệu quả. Tổ 2 của chúng mình không còn bạn nào yếu kém nữa. Không khí thi đua học tập sôi nổi hẳn và điều đáng mừng hơn cả là 10 bạn tổ viên đều đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Riêng mình, năm học vừa qua cũng đạt được điểm khá cao về tất cả các môn. Mình cũng đoạt được giải Nhì trong hội thi vở sạch chữ đẹp của trường. Hè sang năm, bạn nhớ về quê chơi nhé! Chúng mình sẽ lại cùng nhau lên đê thả diều và bắt dế. Bạn bè gặp nhau, chắc là vui lắm đấy!

Thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn và gia đình vui vẻ, gặp nhiều may mắn!

Bạn thân

Quốc Tùng

Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 3:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên