Từ đa nghĩa trang 40, 41, 42 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa trang 40, 41, 42 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Từ đa nghĩa trang 40, 41, 42 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Quảng cáo

I. Nhận xét

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 40 Bài 1: Nối mỗi đoạn thơ, đoạn văn ở bên A với nghĩa phù hợp của từ chân ở bên B:

Từ đa nghĩa trang 40, 41, 42 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Quảng cáo

Trả lời

a – (3)                    b – (1)                   c – (2)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 41 Bài 2:

a) Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau? Đánh dấu ✓ vào ô trống trước ý đúng:

 

Cùng chỉ bộ phận dưới cùng của một sự vật nào đó.

 

Cùng chỉ bộ phận của sự vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

 

Cùng chỉ bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

 

Cùng chỉ bộ phận của sự vật, có vị trí tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

b) Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào khác nhau? Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống:

đoạn thơ a

đoạn thơ b

đoạn văn c

Ba nghĩa của từ chân trong các đoạn thơ, đoạn văn trên có điểm khác nhau là: Từ chân trong ………………………….. chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác; từ chân trong ………………………….. chỉ phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền; còn từ chân trong ………………………….. chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

Quảng cáo

Trả lời:

a)

Cùng chỉ bộ phận dưới cùng của một sự vật nào đó.

 

Cùng chỉ bộ phận của sự vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.

 

Cùng chỉ bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

 

Cùng chỉ bộ phận của sự vật, có vị trí tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.

b) Ba nghĩa của từ chân trong các đoạn thơ, đoạn văn trên có điểm khác nhau là: Từ chân trong đoạn thơ a chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác; từ chân trong đoạn thơ c chỉ phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền; còn từ chân trong đoạn thơ b chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật, dùng để đi, đứng.

II. Luyện tập

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 41 Bài 1: Trong những câu nào dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển? Đánh dấu ✓ vào ô phù hợp:

Quảng cáo

Câu

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

a) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.

 

 

b) Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.

 

 

c) Hoa càng đỏ, lá càng xanh.

 

 

d) Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh.

 

 

e) Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.

 

 

g) Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.

 

 

Trả lời:

Câu

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

a) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thư – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.

 

b) Tôi và Thư ngắm mãi không biết chán những miếng vá trên mặt đường.

 

c) Hoa càng đỏ, lá càng xanh.

 

d) Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh.

 

e) Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.

 

g) Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 42 Bài 2: Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng răng, tay, mắt.

- Cổ: cổ áo, ……………………………………………………………………………..

- Miệng: ………………………………………………………………………………..

- Răng: ………………………………………………………………………………..

- Tay: ………………………………………………………………………………..

- Mắt: ………………………………………………………………………………..

Trả lời

- Cổ: cổ áo, cổ lọ, cổ chai, cổ tay, cổ chân,…

- Miệng: miệng hố, miệng hũ, miệng thúng, miệng giếng, miệng bát, miệng túi,…

- Răng: răng cưa, răng lược, răng cao,…

- Tay: tay bóng bàn, tay súng, tay ghế,…

- Mắt: Mắt na, mắt dứa, mắt cá chân, mắt lưới,…

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1 và Tập 2 (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên