Từ đồng nghĩa trang 7, 8, 9 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa trang 7, 8, 9 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.

Từ đồng nghĩa trang 7, 8, 9 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Quảng cáo

I. Nhận xét

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 7 Bài 1: Nối các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau vào nhóm phù hợp:

Từ đồng nghĩa trang 7, 8, 9 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1

Trả lời:

- Nhóm 1: giang sơn, nước nhà, tổ quốc, đất nước, non sông

- Nhóm 2: xe lửa, tàu hoả

- Nhóm 3: xinh xắn, đẹp, xinh

- Nhóm 4: cho, biếu

Quảng cáo

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8 Bài 2:

a) Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu:

b) Cách dùng từ chobiếu có gì giống và khác nhau?

- Điểm giống nhau:

- Điểm khác nhau:

Trả lời:

a.

Em có 2 viên kẹo nên em cho bạn 1 viên.

Em biếu ông bà quà tết.

b.

- Điểm giống nhau: Đều chỉ hành động đưa đồ vật gì đó cho người khác.

- Điểm khác nhau:

+ Động từ “cho” thường được dùng trong các trường hợp khi giao tiếp với người bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn, khi bản thân mình muốn chia sẻ một thứ gì đó mà mình đang có với người khác, như ở câu trên từ cho dùng để thể hiện sự chia sẻ của em với bạn khi em có 2 viên kẹo

Quảng cáo

+ Động từ “biếu” thường được sử dụng trong các trường hợp nhằm để thể hiện sự tôn trọng hoặc kính trọng đối với người được nhận.

II. Luyện tập:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8 Bài 1: Viết từ đồng nghĩa với mỗi từ học trò, siêng năng, giỏi vào bảng sau:

học trò

siêng năng

giỏi

 

 

 

Trả lời:

học trò

siêng năng

giỏi

học sinh

cần cù, chăm chỉ

tốt

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 8 Bài 2:

a) Gạch dưới những từ có nghĩa giống từ mang trong đoạn văn sau:

Quảng cáo

Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khoẻ hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.

b) Theo em, việc dùng các từ ấy ở mỗi câu có phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

a) Gạch dưới những từ có nghĩa giống từ mang trong đoạn văn sau:

Bạn Lê đeo trên vai chiếc ba lô con cóc đựng mấy chai nước uống, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to khoẻ hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại.

b) Việc dùng các từ ấy ở mỗi câu là phù hợp. Vì thông qua các từ được dùng sẽ tương ứng với một hoạt động khác nhau, các từ được dùng để làm nổi bật lên trong các hoạt động từ nhẹ đến nặng.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tập 1 và Tập 2 (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên