Giải VTH Công nghệ 7 trang 6 Kết nối tri thức
Với Giải VTH Công nghệ 7 trang 6 trong Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt Vở thực hành Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Công nghệ 7 trang 6.
Giải VTH Công nghệ 7 trang 6 Kết nối tri thức
Câu 4 trang 6 vở thực hành Công nghệ lớp 7: Đọc nội dung mục I.2 (SGK), nêu những lợi thế để phát triển trồng trọt của Việt Nam
Lời giải:
- Những lợi thế để phát triển trồng trọt của Việt Nam:
+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có các mùa rõ rệt quanh năm
+ Phần lớn diện tích của nước ta là đất trồng với địa hình rất đa dạng như đồng bằng, trung du, miền núi, cao nguyên, ven biển..
+ Có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt
+ Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.
+ Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhiều loại thiết bị, công nghệ hiện đại được ứng dụng trong trồng trọt.
- Ý nghĩa của các lợi thế đó là:
Trong tương lai, trồng trọt nước ta sẽ có cơ hội phát triển, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế của trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Câu 5 trang 6 vở thực hành Công nghệ lớp 7: Hãy liên hệ với thực tiễn và cho biết địa phương em có những lợi thế và khó khăn gì để phát triển trồng trọt
Lời giải:
* Địa phương em có những lợi thế để phát triển trồng trọt là:
- Truyền thống trồng cây nông nghiệp từ lâu.
- Địa phương quan tâm, hỗ trợ chính sách phát triển nông nghiệp cho người dân.
- Nhiều con em địa phương tham gia học tập về nông nghiệp quay trở lại quê hương làm ăn kinh tế.
- Khí hậu 4 mùa thuận lợi cho trồng cây hoa màu.
* Địa phương em có những khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp là:
- Diện tích chủ yếu là đồi núi gây khó khăn cho việc giao thương.
- Việc ứng dụng công nghệ cao chưa được chú trọng.
Câu 6 trang 6 vở thực hành Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 1.2 (SGK), nêu tên các nhóm cây trồng theo mục đích sử dụng tương ứng với mỗi ảnh trong hình
Lời giải:
Hình |
Nhóm cây trồng |
Tên cây |
1.2a |
Cây lương thực |
Cây ngô, cây lúa |
1.2b |
Cây rau |
Cây xu hào, cây bắp cải |
1.2c |
Cây ăn quả |
Cay cam, cây vải |
1.2d |
Cây công nghiệp |
Cây cà phê, cây điều |
1.2e |
Cây thuốc, cây gia vị |
Cây đinh lăng, cây rau mùi |
1.2g |
Cây hoa, cây cảnh |
Cây hoa lan, cây hoa cúc |
Câu 7 trang 6 vở thực hành Công nghệ lớp 7: Hãy kể tên các loại cây trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em
Lời giải:
Các loại cây trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em:
Nhóm cây trồng |
Tên cây |
Cây lương thực |
Cây ngô, cây lúa |
Cây rau |
Cây xu hào, cây bắp cải |
Cây ăn quả |
Cay cam, cây vải |
Cây công nghiệp |
Cây cà phê, cây điều |
Cây thuốc, cây gia vị |
Cây đinh lăng, cây rau mùi |
Cây hoa, cây cảnh |
Cây hoa lan, cây hoa cúc |
Lời giải Vở thực hành Công nghệ lớp 7 Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải Vở thực hành Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải VTH Công nghệ lớp 7 hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát sách Vở thực hành Công nghệ lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT