Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 16 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 16 trong Bài 24: Thực hành quang hợp ở cây xanh Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 16.

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 16 Tập 2 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài 24.3 trang 16 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường hay thả vào bể một số loại rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của việc làm đó.

Lời giải:

Người ta thường thả thêm rong và cây thủy sinh vào bể nuôi cá cảnh vì trong quá trình quang hợp cây rong và cây thủy sinh đã nhả khí oxygen hoà tan vào nước của bể → Nước trong bể cá giàu khí oxygen hơn Tạo điều kiện cho cá cảnh hô hấp.

Bài 24.4 trang 16 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Sắp xếp các hình ảnh sau tương ứng với các bước thí nghiệm chứng minh quang hợp nhả oxygen.

Quảng cáo

Sắp xếp các hình ảnh sau tương ứng với các bước thí nghiệm chứng minh quang hợp nhả oxygen

Lời giải:

Các hình ảnh tương ứng với các bước thí nghiệm chứng minh quang hợp tạo thành tinh bột: 1 → 5 → 3 → 2 → 4 → 6.

Bài 24.5 trang 16 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Dựa vào nội dung thí nghiệm 1 trong bài 24 SGK KHTN 7, hãy cho biết:

- Kết quả dự đoán nếu không để chậu cây khoai lang trong bóng tối 2 ngày mà trùm túi nylon đen lên chậu cây và để ngoài sáng với thời gian như trên.

- Tại sao không dán băng dính đen kín hết cả chiếc lá mà chỉ dán một phần của lá?

- Khi nhỏ iodine vào 2 phần của lá (phần đã dán băng dính đen và phần không dán), hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích.

Quảng cáo

- Iodine có vai trò/ý nghĩa gì trong thí nghiệm này?

Lời giải:

- Túi bóng đen cũng có tác dụng cản ánh sáng không cho tiếp xúc với lá cây nên kết quả thí nghiệm so với đặt chậu cây trong bóng tối 2 ngày sẽ không có sự thay đổi: phần bịt băng giấy đen vẫn không có màu xanh tím còn phần không bịt băng giấy đen vẫn có màu xanh tím.

- Không dán băng dính đen kín hết cả chiếc lá mà chỉ dán một phần của lá để tạo điều kiện thí nghiệm khác nhau về ánh sáng ở 2 phần của chiếc lá (phần được dán băng dính đen không được tiếp xúc với ánh sáng còn phần không được dán băng dính đen được tiếp xúc với ánh sáng).

Quảng cáo

- Hiện tượng xảy ra khi nhỏ iodine vào 2 phần của lá: Phần lá bị bịt kín bởi băng giấy đen không xuất hiện màu xanh tím vì phần lá này không được tiếp xúc với ánh sáng nên diệp lục không hấp thụ được ánh sáng để thực hiện quang hợp tạo thành tinh bột. Ngược lại, phần lá không bị bịt kín bởi băng giấy đen sẽ xuất hiện màu xanh tím vì phần lá này hấp thụ được ánh sáng nên tổng hợp được tinh bột.

- Trong thí nghiệm này, iodine có vai trò là chất chỉ thị nhận biết sự xuất hiện của tinh bột trong lá (khi nhỏ iodine vào phần lá có tinh bột sẽ có màu xanh tím đặc trưng).

Lời giải VTH KHTN 7 Bài 24: Thực hành quang hợp ở cây xanh Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VTH Khoa học tự nhiên lớp 7 hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bám sát sách Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
'); }else{ document.write(''); } Tài liệu giáo viên