Vở thực hành Ngữ văn 8 Vịnh Cây Vông trang 63, 64 - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 8 Vịnh Cây Vông trang 63, 64 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8.

Giải VTH Ngữ Văn 8 Vịnh Cây Vông trang 63, 64 - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: …………..

Dấu hiệu để nhận biết thể thơ: ………………..

Trả lời:

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.

Dấu hiệu để nhận biết thể thơ:

- Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

- Bố cục 4 phần: Đề, thực, luận, kết.

- Về niêm, luật, vần, đối:

+ Về luật: Bài thơ làm theo luật bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất là thanh bằng: “nam”)

+ Về niêm: Hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (lớn – tác), câu 4 và câu 5 (gan – tài), câu 6 và câu 7 (chốn – biết), câu 1 và câu 8 (nam – cho) cùng thanh.

+ Về vần: Bài thơ gieo vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (trồng – vông – chông – lòng – bông), riêng vần câu thứ nhất có thể linh hoạt.

Quảng cáo

+ Về nhịp: Thường ngắt nhịp 4/3.

+ Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3, 4) và 2 câu luận (câu 5, 6)

Bài tập 2 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Mượn hình tượng cây vông, tác giả muốn hướng tiếng cười đả kích tới:

Trả lời:

Mượn hình tượng cây vông, tác giả muốn hướng tiếng cười đả kích tới: Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu.

Bài tập 3 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:

- Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Vịnh Cây Vông: …………

- Dấu hiệu nhận biết giọng điệu ấy trong bài thơ: ……………….

Quảng cáo

Trả lời:

- Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Vịnh Cây Vông: mỉa mai, châm biếm

- Dấu hiệu nhận biết giọng điệu ấy trong bài thơ: sử dụng lối ẩn dụ, mượn hình ảnh cây vông để châm biếm bộ máy quan lại.

Bài tập 4 trang 64 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu mở đầu: Bài thơ “Vịnh cây vông” đã thể hiện ngòi bút trào phúng xuất sắc của Nguyễn Công Chứ.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Vịnh cây vông” đã thể hiện ngòi bút trào phúng xuất sắc của Nguyễn Công Chứ. Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820 -1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu. Mượn hình ảnh cây vông để châm biếm, đả kích bộ máy quan lại. Nguyễn Công Trứ vịnh cây vông, nhưng cả tám câu thơ đều nhằm vào công kích ông Quyền. Hai câu luận 5 và 6 chỉ rõ Hà Tôn Quyền không phải là lương đống quốc gia mà chỉ là hạng người nương tựa uy thế nhà vua mà thôi. Nhưng đặc biệt nặng đòn và hợp cảnh là hai câu kết “Đã biết nòi nào thời giống nấy / Khen cho rứa cũng trổ ra bông”. Hắn là tiêu biểu cho bộ máy quan lại bất tài, vô dụng.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VTH Văn 8 hay, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Vở thực hành Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên