Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Về số tiếng trong mỗi câu thơ
Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Về số tiếng trong mỗi câu thơ
Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1:
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích:
+ Về số tiếng trong mỗi câu thơ: .................................................................
+ Về vần: .......................................................................................
+ Về thanh điệu: ...............................................................................
+ Về nhịp: ................................................................................................
- Những điểm khác biệt của thể thơ song thất lục bát so với thể thơ lục bát: ..............
Trả lời:
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích:
+ Về số tiếng trong mỗi câu thơ: Đan xen giữa cặp câu 7 tiếng (song thất) và cặp câu 6 – 8 tiếng (lục bát).
+ Về vần: cặp câu lục bát có sử dụng vần lưng, hiệp vẫn ở chữ thứ sáu của câu 6 tiếng và chữ thứ sáu của câu 8 tiếng. Ở cặp câu 7 tiếng, tiếng cuối cùng của câu 7 trên hiệp vần với tiếng cuối cùng của câu 7 ngay sau nó.
+ Về thanh điệu: Tuân thủ quy tắc thanh điệu (Ví dụ ở 4 câu thơ đầu: câu thất 1: chen (B) - trống (T); câu thất 2: rồi (B) - bỗng (T) - tay (B); câu lục: lương (B) - rẽ (T) - bay (B); câu bát: đường (B) - bóng (T) - bay (B) - ngùi (B))
+ Về nhịp: đan xen nhịp 2/4, 3/4, 4/4.
- Những điểm khác biệt của thể thơ song thất lục bát so với thể thơ lục bát:
+ Thơ song thất lục bát được thể hiện bằng các câu thơ dài ngắn phong phú hơn (6, 7 và 8 tiếng) thơ lục bát (6 và 8 tiếng).
+ Do cặp câu song thất đan xen cặp câu lục bát, vần chân ở câu lục sẽ hiệp với vần chân ở câu thất (thay vì câu bát trong thơ lục bát) liền trước nó; vần chân ở câu bát sẽ hiệp với vần lưng ở câu thất (thay vì hiệp với vần chân ở câu lục trong thơ lục bát) liền sau nó.
+ Với sự xuất hiện của câu thơ 7 tiếng, thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp linh hoạt hơn (nhịp chẵn kết hợp với nhịp lẻ trong một câu thơ) so với thơ lục bát.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Bố cục đoạn trích gồm ....... phần. Nội dung chính của từng phần: ................
- Bài tập 3 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Bốn câu thơ có thể được ngắt nhịp như sau (đánh vần / để ngắt nhịp):
- Bài tập 4 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Phép đối và tác dụng của phép đối trong một số câu thơ:
- Bài tập 5 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Biện pháp tu từ thứ nhất: ........................
- Bài tập 6 trang 24 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Tâm trạng của người chinh phục khi tiễn chồng ra trận: ...................
- Bài tập 7 trang 24 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Hình ảnh gây ấn tượng nhất trong đoạn trích: ........................
- Bài tập 8 trang 24 VTH Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ từ Chàng thì đi cõi xa mưa gió đến Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải VTH Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở thực hành Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT