Biện pháp tu từ trong các khổ thơ của bài thơ Mưa xuân và tác dụng của chúng
Biện pháp tu từ trong các khổ thơ của bài thơ Mưa xuân và tác dụng của chúng
Bài tập 4 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Biện pháp tu từ trong các khổ thơ của bài thơ Mưa xuân và tác dụng của chúng:
a. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................
- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................
b. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................
- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................
c. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: ........................................
- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ: ..........................
Trả lời:
a. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: so sánh (Lòng trẻ còn như cây lụa trắng/ Mẹ già chưa bán chợ làng xa)
- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:
+ Gợi lên tâm hồn trong trắng, ngây thơ của người thiếu nữ. Tâm hồn cô cũng tinh khôi như tấm lụa trắng do cô dệt nên.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ dành cho cô gái.
b. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: nhân hoá (giường cửi lạnh, thoi ngà nằm nhớ ngón tay em)
- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:
+ Giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh giường cửi, thoi ngà không có người dệt, thiếu hơi ấm của bàn tay con người nên lạnh lẽo, nằm lặng lẽ.
+ Diễn tả tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người thiếu nữ khi không gặp được người mà cô mong đợi và tâm trạng bùi ngùi, cảm thương của nhà thơ dành cho người thiếu nữ.
c. – Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: nhân hoá (mưa xuân đã ngại bay)
- Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong khổ thơ:
+ Miêu tả hình ảnh mưa cuối mùa xuân thưa thớt, hạt mưa không dày mà chỉ lác đác bay trong gió.
+ Khơi gợi người đọc liên tưởng tới tâm trạng ngại ngần, e dè của cô gái sau những lỡ làng.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Bên cạnh nghĩa gốc, các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn còn có nghĩa chuyển mới xuất hiện. Nghĩa mới của mỗi từ và câu được đặt với từ được dùng theo nghĩa mới đó:
- Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Những từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai cách (mỗi cách nêu 2 từ ngữ):
- Bài tập 3 trang 23 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Nghĩa của các từ ngữ phơi phới, giăng tơ trong các đoạn thơ:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải VTH Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở thực hành Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT