Giải Vở thực hành Toán 7 trang 52 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Với Giải VTH Toán 7 trang 52 Tập 2 trong Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 52.
Giải VTH Toán 7 trang 52 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 52 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Vẽ tam giác MNP có góc M là góc tù. Vẽ ba đường trung trực của nó.
Lời giải:
Lấy A, B, C lần lượt là trung điểm của MN, MP, NP. Qua A, B, C kẻ các đường vuông góc với MN, MP, NP là ba đường trung trực của tam giác ABC. Ba đường thẳng này cắt nhau tại O nằm ngoài tam giác.
Bài 3 trang 52 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Vẽ tam giác ABC vuông tại B. Xác định điểm O để OA = OB = OC.
Lời giải:
Lấy M, N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Qua M, N kẻ các đường vuông góc với AB, AC giao nhau tại O. Điểm O là giao ba đường trung trực của tam giác ABC nên
OA = OB = OC.
Bài 4 trang 52 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác đều ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CA. Hãy vẽ ba đường trung trực của tam giác ABC và ba đường trung trực của tam giác MNP. Có nhận xét gì về giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC và tam giác MNP.
Lời giải:
Tam giác ABC đều nên AB = BC = CA.
Kẻ các đường trung trực của tam giác ABC giao nhau tại O.
M, N, P lần lượt là trung điểm của AB, BC, CA. Suy ra
AM = MB = BN = NC = CP = PA = AB = BC = CA.
Xét tam giác PCO vuông tại P và tam giác NCO vuông tại N.
CP = CN.
Cạnh chung OC.
Vậy tam giác PCO bằng tam giác NCO theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông.
Suy ra OP = ON hay O thuộc đường trung trực của PN. (1)
Xét tam giác OBM vuông tại M và tam giác OBN vuông tại N.
BM = BN.
Cạnh chung OB.
Vậy tam giác OBM bằng tam giác OBN theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông.
Suy ra ON = OM hay O thuộc đường trung trực của MN. (2)
Từ (1) và (2) suy ra O là giao 3 đường trung trực của tam giác MNP ( tính chất ba đường trung trực của tam giác).
Như vậy, giao điểm của ba đường trung trực của tam giác ABC và tam giác MNP trùng nhau.
Bài 5 trang 52 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Trò chơi tìm kho báu. Kho báu được giấy ở tâm vòng tròn. Tuy nhiên, vòng tròn bị xóa, chỉ còn lại một phần. Muốn xác định tâm vòng trong ta phải làm thế nào? Hãy xác định tâm đường tròn trong hình ảnh dười đây.
Hướng dẫn: Chọn ba điểm trên cung tròn, vẽ đường trung trực của hai đoạn thẳng.
Lời giải:
Lấy ba điểm A, B, C trên cung tròn. Gọi O là tâm của đường tròn. Như vậy O là điểm cách đều ba điểm A, B, C. Suy ra O là giao ba đường trung trực của tam giác ABC.
Vẽ đường trung trực của AC và BC giao nhau tại O. Theo định lí về ba đường trung trực của tam giác, O là giao ba đường trung trực của tam giác ABC.
Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải VTH Toán 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát Vở thực hành Toán 7 Tập 1 & Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST