Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 15 năm 2024 (có đáp án)



Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 15 năm 2024 (có đáp án)

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 10 năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 15 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Bài 15. THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X)

Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?

A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.

C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.

Đáp án : - Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.

- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cấp huyện (Trực trị).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Đến thời kì nào của chế độ phong kiến phương Bắc nước ta bị chia thành nhiều châu?

A. thời kì nhà Triệu

B. thời kì nhà Hán.

C. thời kì nhà Đường.

D. thời kì nhà Minh.

Đáp án : Đến thời nhà Tùy và Đường, nước ta bị chia thành nhiều châu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã truyền bá tôn giáo nào vào nước ta?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Kitô giáo

Đáp án : Một trong những chính sách về văn hóa quan trọng của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đó là truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục của người Hán.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?

A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt

B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi

C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra

D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ

Đáp án : Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đông điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là

A. địa chủ với nông dân.

B. tư sản với công nhân.

C. quý tộc với nông dân.

D. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Đáp án : Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc. Mặc dù chính quyền phương Bắc đã tăng cường các biện pháp cai trị nhưng cũng không khống chế được các cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Dưới tác động của chinh sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nghề thủ công mới nào đã xuất hiện ở nước ta?

A. Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc

B. Làm giấy, làm thủy tinh.

C. Rèn sắt.

D. Làm đồ gốm

Đáp án : Dưới tác động của chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, một số nghề thủ công mới đã xuất hiện như nghề làm giấy, làm thủy tinh,

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Văn hóa ở nước ta dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật?

A. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta

B. Nhân dân ta tiếp thu yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc

C. Tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán và “Việt hóa” cho nó phù hợp với thực tiễn

D. Bảo tồn phong tục tập quán truyền thống của dân tộc

Đáp án : Thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường như ngôn ngữ, văn tự. Đây là đặc điểm nổi bật của nền văn hóa nước ta thời kì Bắc thuộc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc

C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán

D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Đáp án : Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia thành hai quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. Thời nhà Hán, Âu Lạc được chia thành 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng một số quận của Trung Quốc. Đến thời nhà Tùy và nhà Đường, nước ta bị chia thành nhiều châu. Như vậy, việc chia nhỏ và sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc là mục đích của các triều đại phong kiến phương Bắc để dễ bề cai trị và bóc lột nhân dân ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Ý nào không phản ánh đúng biến chuyển của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc?

A. Năng suất lúa tăng hơn trước

B. Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh

C. Các công trình thủy lợi được xây dựng

D. Một số máy móc được sử dụng trong nông nghiệp

Đáp án : Những chuyển biến về nông nghiệp nước ta dưới thời kì Bắc thuộc bao gồm:

- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.

- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

- Thủy lợi được mở mang.       

=> Năng suất lúa tăng hơn trước.

Đáp án D: không phải là chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời kì Bắc thuộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến về kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?

A. Công cụ sản xuất bằng sắt phổ biến, diện tích trồng trọt và năng suất cây trồng tăng

B. Việc giao thương với nước ngoài khởi sắc hơn hẳn

C. Đường giao thông thủy bộ giữa các vùng, quận được hình thành

D. Thủ công nghiệp có bước phát triển mới

Đáp án : Những chuyển biến về kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc bao gồm:

*Trong nông nghiệp:

- Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.

- Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

- Thủy lợi được mở mang.       

=> Năng suất lúa tăng hơn trước.

*Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

- Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.

- Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.

- Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.

Đáp án B: không phải là chuyển biến về kinh tế của Việt Nam thời kì Bắc thuộc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta?

A. Đạo Phật được coi là quốc giáo

B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta

C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán

D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt

Đáp án : Những chính sách về văn hóa – xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc bao gồm:

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

* Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Đáp án A: không phải là chính sách đô hộ về văn hóa – xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?   

A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông

B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta

C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa

D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta

Đáp án : Những chính cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc bao gồm:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

Những chính sách này thực hiện đều nhằm mục đích nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về mặt văn hóa. Một đất nước sẽ bị mất chủ quyền hoàn toàn và chấp nhận sự nô dịch của phong kiến phưong Bắc khi đã mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp:

1. Nhà Triệu chia Âu Lạc thành hai quận

a) Sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ của chúng

2. Nhà Hán chia Âu Lạc làm ba quận

b) Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi theo phong tục của người Hán, nhằm đồng hóa nhân dân ta

3. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa sang Âu Lạc

c) Tạo ra những chuyển biến tích cực về ngôn ngữ, văn tự

4. Văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường được truyền bá vào nước ta và được Việt hóa

d) Sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận trên đất Trung Quốc

A. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

B. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – a.

C. 1 – a, 2 – d, 3 – b, 4 – c.

D. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Đáp án : 

1. Nhà Triệu chia Âu Lạc thành hai quận

a) Sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ của chúng

2. Nhà Hán chia Âu Lạc làm ba quận

b) Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi theo phong tục của người Hán, nhằm đồng hóa nhân dân ta

3. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa sang Âu Lạc

c) Tạo ra những chuyển biến tích cực về ngôn ngữ, văn tự

4. Văn hóa Trung Hoa thời Hán, Đường được truyền bá vào nước ta và được Việt hóa

d) Sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận trên đất Trung Quốc


Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Nội dung nào sau đây không lí giải đúng cho sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc?  

A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình.

B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt.

C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta.

D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán.

Đáp án : Có thể kết luận: Dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.

Xét đáp án D: Truyền thống mẫu hệ (không phải chế độ phụ hệ) của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán theo chế độ phụ hệ, giúp cho dân Việt Nam bảo tồn được giống nòi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba ở nước ta bắt đầu từ khi nào?

A. Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân. 

B. Năm 43, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang tái chiếm. 

C. 400 năm các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần, Đại Việt bị Trung Quốc xâm lược.

D. Triệu Đà diệt An Dương Vương

Đáp án : Đáp án A: mở đầu thời kì Bắc thuộc lần thứ ba.

Đáp án B: mở đầu thời kì Bắc thuộc lần thứ hai.

Đáp án C: thuộc thời kì Bắc thuộc lần thứ tư.

Đáp án D: mở đầu thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất.

Đáp án cần chọn là: A

Bài giảng: Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) - Cô Triệu Thị Trang (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 10 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên