Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 20 có đáp án năm 2023 (sách mới)
Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh 11 Bài 20 có đáp án năm 2023 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20.
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 20 có đáp án năm 2023 (sách mới)
(Cánh diều) Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 20: Khái quát về sinh sản ở sinh vật
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 20: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Lời giải sgk Sinh học 11 Bài 20:
Lưu trữ: Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 (sách cũ)
Bài 20: Cân bằng nội môi
Câu 1: Cân bằng nội môi là:
A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.
C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.
Câu 2: Cân bằng nội môi là:
A. Sự cân bằng lượng nước trong cơ thể
B. Tỉ lệ hấp thụ và thải các chất khoáng được cân bằng.
C. Trường hợp trong môi trường cơ thể có tốc độ đồng hóa và dị hóa bằng nhau
D. Trường hợp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH của môi trường bên trong cơ thể.
Câu 3: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Bộ phận thực hiện ->Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 4: Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau:
A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.
B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.
C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan.
Câu 5: Liên hệ ngược là:
A. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 6: Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là:
A. Liên hệ ngược.
B. Vòng tuần hoàn.
C. Hệ nội tiết.
D. Môi trường nội môi.
Câu 7: Bộ phận tiếp nhận kich thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. Cơ quan sinh sản.
Câu 8: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm là :
A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết
D. các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.
Câu 9: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ốn định.
B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
D. Làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.
Câu 10: Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển là chức năng của:
A. Bộ phận tiếp nhận.
B. Bộ phận điều khiển.
C. Bộ phận thực hiện
D. Cả A và B.
Câu 11: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
D. Cơ quan sinh sản.
Câu 12: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết là :
A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. bộ phận thực hiện
D. Cả A, B và C.
Câu 13: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.
D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
Câu 14: Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn là chức năng của:
A. Bộ phận tiếp nhận.
B. Bộ phận điều khiển.
C. Bộ phận thực hiện
D. Cả A và B.
Câu 15: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B. Trung ương thần kinh.
C. Tuyến nội tiết.
D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
Câu 16: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống xương là :
A. bộ phận tiếp nhận kích thích
B. bộ phận điều khiển
C. bộ phận thực hiện
D. Cả A, B và C.
Câu 17: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
Câu 18: Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định là chức năng của:
A. Bộ phận tiếp nhận.
B. Bộ phận điều khiển.
C. Bộ phận thực hiện
D. Cả A và B.
Câu 19: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?
A. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
B. Gan → Insulin → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
C. Gan → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Insulin → Glucôzơ trong máu giảm.
D. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
Câu 20: Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Cơ thể điều hòa nồng độ glucose trong máu bằng những phản ứng nào dưới đây ?
1. Tuyến tụy tiết insulin
2. Tuyến tụy tiết glucagon
3. Gan biến đổi glucose thành glicogen
4. Gan biến đổi glicogen thành glucose
5. Các tế bào trong cơ thể tăng nhận và sử dụng glucose
A. 2,4,5
B. 1,3,5
C. 1,4,5
D. 2,3,5
Câu 21: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
Câu 22: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Cả A, B và C
Câu 23: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Vì do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
B. Vì do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
C. Vì do nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
D. Vì do nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 24: Cảm giác khát nước sinh ra khi:
A. Áp suất thẩm thấu trong máu cao.
B. Áp suất thẩm thấu trong máu thấp.
C. Glucose trong máu cao.
D. Glucose trong máu thấp.
Câu 25: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hòa huyết áp.
B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.
D. Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu.
Câu 25: Thận có vai trò chủ yếu trong cơ chế
A. điều hòa đường huyết
B. điều hòa thân nhiệt
C. điều hòa áp suất thẩm thấu
D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
Câu 26: Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?
A. Thận thải H+ và HCO3-.
B. Hệ đệm trong máu lấy đi H+.
C. Phổi hấp thu O2.
D. Phổi thải CO2.
Câu 27: Độ pH của nội môi được cân bằng nhờ các loại hệ đệm nào ?
1. Hệ đệm bicacbonat
2. Hệ đệm phosphate
3. Hệ đệm proteinat
4. Hệ đệm supônat
A. 1,3,4
B. 1,2,3,4
C. 1,2,3
D. 1,4
Câu 28: Albumin có tác dụng như một hệ đệm:
A. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giảm nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
B. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô không thấm trở lại máu.
C. Làm giảm áp suất thẩm thấu của huyết tương, thấp hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
D. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
Câu 29: Nó được sản xuất và phân hủy ở gan, có tác dụng đệm pH và giữ vai trò quan trọng trong điều hòa áp suất thẩm thẩm thấu. Nếu thiếu nó, nước bị ứ lại ở mô gây hiện tượng phù nề. Nó là ?
A. Albumin
B. Globulin
C. Hemoglobin
D. Fibrinogen
Bài giảng: Bài 20: Cân bằng nội môi - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 23 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 24 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 26 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 27 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 28 năm 2024 (có đáp án)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều