Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 2 (có đáp án): Phiên mã và dịch mã (Phần 2)



Với bài tập & câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn trắc nghiệm Sinh học 12.

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 2 (có đáp án): Phiên mã và dịch mã (Phần 2)

Câu 11: Cho đoạn mạch gốc của phân tử ADN có trình tự nucleotit như sau:

Quảng cáo

3’ TAX TAT TAT TAT TAT TAT TAT TAT ATT 5’

Phân tử ADN này thực hiện phiên mã và dịch mã thì số axit amin trong chuỗi polipeptit tương ứng sẽ là:

A. 7        B. 5

C. 3        D. 1

Đáp án: A

mARN tổng hợp từ đoạn ADN có trình tự Nu như sau:

5’ AUG AUA AUA AUA AUA AUA AUA AUA UAA 3’

Mã mở đầu AUG tổng hợp axit amin mở đầu nhưng sau khi kết thúc dịch mã, mã mở đầu bị cắt khỏi chuỗi polypeptide. Mã kết thúc UAA không quy định axit amin nên chuỗi polypeptide chỉ còn 7 axit amin.

Câu 12: Trên tARN thì bộ ba đối mã (anticodon) có nhiệm vụ

A. xúc tác hình thành liên kết giữa axit amin với tARN

B. xúc tác vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp protein

C. xúc tác hình thành liên kết peptit

D. nhận biết codon đặc hiệu trên mARN trong quá trình tổng hợp protein.

Quảng cáo

Đáp án: D

Câu 13: Một phân tử mARN dài 1,02.10-3 mm điều khiển tổng hợp protein. Quá trình dịch mã có 5 riboxom cùng trượt 3 lần trên mARN. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp là

A. 7500        B. 7485

C. 15000        D. 14985

Đáp án: D

Giải thích :

Câu 13:

LmARN = 1,02 x 10-3 mm → NmARN = 1,02 x 10-3 x 107/3,4 = 3000

Có 5 riboxom cùng trượt 3 lần trên mARN → có 5 x 3 = 15 chuỗi polipeptit được hình thành

→ Số axit amin mà môi trường cần cung cấp là: (3000/3 – 1) x 15 = 14985.

Câu 14: Bản chất của mối quan hệ ADN → ARN → chuỗi polipeptit là gì?

A. Trình tự các cặp nucleotit trên ADN quy định trình tự các nucleotit trên mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.

B. Trình tự các bộ ba mã sao quy định trình tự các bộ ba đói mã trên tARN, từ đó quy định trình tự các axit amin.

C. Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nucleotit trên mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.

D. Trình tự các nucleotit trên mARN quy định trình tự các nucleotit trên ADN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipepetit.

Quảng cáo

Đáp án: C

Câu 15: Chiều dài của gen D ở sinh vật nhân sơ là 510 nm. Mạch 1 của nó có 400 nucleotit loại A, 500 nucleotit loại T và 400 nucleotit loại G. Phân tử mARN có chiều dài tương ứng vừa được tổng hợp trên mạch 2 của gen D có số nucleotit từng loại là bao nhiêu?

A. U=300; G=400; X=200; A=600

B. U=200; G=400; X=200; A=700

C. U=400; G=200; X=400; A=500

D. U=500; G=400; X=200; A=400

Đáp án: D

Tổng số Nu của gen là: N= 3000 Nu

Vì mARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của mạch 2 nên ta có:

Am = T2 = A1 = 400 Nu

Um = A2 = T1 = 500 Nu

Gm = X2 = G1 = 400 Nu

Xm = 1500 – 400 – 500 – 400 = 200 Nu

Câu 16: Một gen ở sinh vậy nhân sơ có 2025 liên kết hidro, mARN do gen đó tổng hợp có G – A = 125 nucleotit; X – U = 175 nucleotit. Được biết tất cả số nucleotit loại T của gen đều tập trung trên mạch mã gốc. Số nucleotit mỗi loại trên mARN là

A. A=225; G=350; X=175; U=0

B. A=350; G=225; X=175; U=0

C. A=175; G=225; X=350; U=0

D. U=225; G=350; X=175; A=0

Quảng cáo

Đáp án: A

Giải thích :

Câu 16:

Số liên kết hidro = 2A + 3G = 2025 (1).

mARN có: Gm – Am = 125; Xm - Um = 175 → Xmg – Tmg = 125 (*) và Gmg – Amg = 175 (theo nguyên tắc bổ sung).

Do tất cả số nucleotit loại T của gen đều tập trung trên mạch mã gốc → mạch bổ sung không có T, hay mạch gốc không có A nên Amg = 0; Gmg = 175.

Thay vào (1) ta có (0 + Tmg) + 3(175 + Xmg) = 2025 → 2Tmg + 3Xmg = 1500 (**)

Từ (*) và (**) giải ra được Xmg = 350 → Tmg = 225.

Vậy: Am = Tmg = 225; Um = Amg = 0; Gm = Xmg = 350; Xm = Gmg = 175.

Câu 17: Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.

(2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về quá trình phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

A. (2) và (3)

B. (3) và (4)

C. (1) và (4)

D. (2) và (4)

Đáp án: A

Câu 18: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhạn biết đặc hiệu.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aaI – tARN (aaI: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5) Riboxom dịch đi 1 codon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aaI.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là:

A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5)

B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5)

C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5)

D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3)

Đáp án: A

Câu 19: Cho biết các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA- Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5’ AGXXGAXXXGGG 3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là:

A. Pro – Gly – Ser – Ala.

B. Ser – Ala – Gly – Pro.

C. Gly – Pro – Ser – Arg.

D. Ser – Arg – Pro – Gly.

Đáp án: A

Giải thích :

Mạch gốc 5’AGXXGAXXXGGG3’. Mạch gốc có chiều 3’ → 5’ nên trình tự mARN là: 5’ XXX – GGG – UXG – GXU 3’.

→ Trình tự chuỗi polipeptit tương ứng là: Pro – Gly – Ser – Ala.

Câu 20: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

B. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

C. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường bằng nhau.

D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.

Đáp án: A

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên