Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta (chi tiết nhất)

Bài viết Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta ngắn gọn tóm lược những ý chính quan trọng nhất giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn thi Tốt nghiệp môn Địa Lí đạt kết quả cao.

Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta (chi tiết nhất)

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

* Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

- Cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta tương đối đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng của nhóm ngành chế biến, chế tạo, … phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế tri thức của nước ta.

- Trong nội bộ nhóm ngành có sự phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại với sự chuyển dịch từ các ngành và công nghệ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong từng ngành có sự chuyển dịch từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hoá sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, hướng tới phát triển bền vững.

Quảng cáo

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta là phù hợp với chính sách phát triển kinh tế mở, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta có sự chuyển dịch, thể hiện rõ ở sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng sự hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới và có hiệu quả hơn như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,...

- Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, nhất là ở các vùng đóng góp lớn về giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước.

Quảng cáo

- Bên cạnh các địa phương có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ... đã xuất hiện một số địa phương phát triển mạnh công nghiệp những năm gần đây như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bình Dương, Quảng Ngãi,...

- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và các chính sách phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học - công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng,...

- Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phân bố không gian công nghiệp nước ta hướng đến phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp, phát triển tập trung, không dàn đều, đảm bảo bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh.

Quảng cáo

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở

A. mối quan hệ giữa từng ngành với toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

B. thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.

C. các ngành công nghiệp trọng điểm trong hệ thống các ngành công nghiệp.

D. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.

Câu 2. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục tiêu chủ yếu nào sau đây?

A. Tăng cường chuyển dịch cơ cấu lao động, mở rộng thị trường.

B. Khai thác hợp lí các thế mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

C. Thúc đẩy phân hoá công nghiệp theo lãnh thổ, tăng thêm vốn.

D. Tạo nguồn hàng xuất khẩu, hội nhập vào thị trường thế giới.

Câu 3. Nước ta đang thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng

A. tạo sản phẩm ô nhiễm nước.

B. phân bố lại nguồn lao động.

C. nâng cao trình độ công nghệ.

D. nâng cao tay nghề lao động.

Câu 4. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Khai thác tối đa khoáng sản, tài nguyên đất.

B. Sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, khí hậu.

C. Khai thác hiệu quả thế mạnh của từng vùng.

D. Phân bố lại nguồn lao động, nguồn vốn lớn.

Câu 5. Lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay là

A. nguồn lao động đông, chất lượng nâng lên. 

B. nguồn nhiên liệu phân bố đều ở các vùng.

C. thị trường nội địa mạnh, hạn chế thiên tai.  

D. thu hút vốn đầu tư, chính sách ưu tiên.

Câu 6. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không chuyển dịch theo hướng

A. phụ thuộc lớn hơn vào tài nguyên.

B. tiếp cận những công nghệ tiên tiến.

C. hội nhập với khu vực và quốc tế.

D. gia tăng tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm.

Câu 7. Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta hiện nay là

A. đường lối hội nhập khu vực, quốc tế.

B. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.      

D. quá trình đô thị hoá, thu hút đầu tư.

Câu 8. Các nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là

A. trình độ lao động nâng cao, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài tăng nhanh.

B. cơ sở hạ tầng được hiện đại hoá, cơ sở vật chất kĩ thuật đang hoàn thiện.

C. chính sách công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nhu cầu thị trường mở rộng.

D. chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng chuyển dịch của thế giới.

Câu 9. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta ngày càng đa dạng chủ yếu là để

A. phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu.   

B. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.

C. sử dụng có hiệu nguồn lao động dồi dào.     

D. tận dụng tối đa các nguồn vốn khác nhau.

Câu 10. Trong nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng những ngành gắn với

A. các sản phẩm cao cấp, có chất lượng.

B. thị hiếu người dân, nguồn tài nguyên.

C. sự phân bố điểm và khu công nghiệp.

D. dân số đông và thị trường tiêu thụ lớn.

► Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng-sai

Câu hỏi. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

“Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hoá sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế. Sự chuyển dịch này gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên của Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 67)

A. Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành gắn liền với sự phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

B. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành mang lại hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành giúp nước ta thu hút nguồn vốn đầu tư lớn.

................................

................................

................................

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2025 có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học