Trắc nghiệm Chuyên đề Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 12.2 (có đáp án): Phát triển vùng

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Địa Lí 12 Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Chuyên đề học tập Địa Lí 12.

Trắc nghiệm Chuyên đề Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 12.2 (có đáp án): Phát triển vùng

Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

Quảng cáo

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 2. Vùng Đông Nam Bộ nổi bật với ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Khai thác và chế biến dầu khí.

B. Sản xuất ô tô.

C. Công nghiệp dệt may.

D. Chế biến thực phẩm.

Quảng cáo

Câu 3. Vùng Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh lớn nhất cả nước về

A. cây lương thực.

B. cây ăn quả.

C. cây công nghiệp.

D. cây thuốc.

Câu 4. Vùng Đông Nam Bộ hướng đến phát triển mạnh ngành kinh tế biển nào sau đây?

A. Đánh bắt hải sản.

B. Cảng biển và dịch vụ dầu khí.

C. Chế biến hải sản.

D. Nuôi trồng thủy sản.

Câu 5. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với sản phẩm nông nghiệp nào sau đây?

Quảng cáo

A. Lúa.

B. Cà phê.

C. Cao su.

D. Hồ tiêu.

Câu 6. Một trong những hướng phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. giảm sản xuất nông nghiệp.

B. phát triển du lịch sinh thái.

C. phát triển công nghiệp nặng.

D. tăng cường khai thác gỗ.

Câu 7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần chủ động thích ứng với

A. thiếu nước ngọt.

B. biến đổi khí hậu.

C. ô nhiễm không khí.

D. Sự suy về sinh học.

Quảng cáo

Câu 8. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển hạ tầng nào sau đây để kết nối với đường biển?

A. Đường sắt cao tốc.

B. Đường bộ cao tốc.

C. Đường hàng không.

D. Đường thủy nội địa.

Câu 9. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được hình thành từ việc sáp nhập hai vùng nào sau đây?

A. Vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

B. Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng.

C. Vùng Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng.

D. Vùng Bắc Trung Bộ và Tây Bắc.

Câu 10. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung được hình thành từ việc sáp nhập hai vùng nào sau đây?

A. Vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

B. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

D. Vùng Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Câu 11. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung bao gồm bao nhiêu tỉnh và thành phố?

A. 12 tỉnh, thành phố.

B. 13 tỉnh, thành phố.

C. 14 tỉnh, thành phố.

D. 15 tỉnh, thành phố.

Câu 12. Vùng Tây Nguyên hướng đến phát triển hành lang kinh tế cùng với mạng lưới đường bộ cao tốc kết nối với

A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Lào, Cam-pu-chia.

B. Tây Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Lào và Trung Quốc.

C. Đông Bắc Bộ, Tây Nam Trung Bộ, Trung Lào và Nam Trung Quốc.

D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Lào và Tây Bắc Cam-pu-chia.

Câu 13. Tỉnh, thành phố nào sau đây không nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Long An.

B. Cần Thơ.

C. An Giang.

D. Cà Mau.

Câu 14. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 15. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tập trung phát triển chủ yếu vào khu vực nào sau đây để tạo nên vùng động lực?

A. Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

B. Tam giác Hà Nội - Hạ Long - Thanh Hóa.

C. Tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định.

D. Tam giác Hà Nội - Quảng Ninh - Vinh.

Câu 16. Yếu tố nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc mở ra các mối liên kết với lãnh thổ bên ngoài cho một vùng?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện kinh tế - xã hội.

C. Vị trí địa lí.

D. Khoa học công nghệ.

Câu 17. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, yếu tố nào sau đây được coi là một nguồn lực từ bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của các vùng?

A. Các mối quan hệ liên vùng.

B. Nguồn vốn, đầu tư công nghệ.

C. Bối cảnh trong khu vực.

D. Sự tự chủ của từng vùng.

Câu 18. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành chính ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung?

A. Sản xuất máy móc thiết bị.

B. Sản xuất hóa chất, khai khoáng.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.

D. Sản xuất, chế biến thực phẩm.

Câu 19. Phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tập trung vào khu vực ven biển nào sau đây?

A. Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.

B. Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi.

C. Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa - Bình Thuận.

D. Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên.

Câu 20. Thành phố nào sau đây là cực tăng trưởng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Huế.

B. Đà Nẵng.

C. Nha Trang.

D. Quy Nhơn.

Câu 21. Cây công nghiệp lâu năm cận nhiệt chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. hồi và quế.

B. cà phê và ca cao.

C. dừa và bưởi.

D. cacao và tiêu.

Câu 22. Vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao ở nước ta tập trung chủ yếu ở

A. Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đông Bắc.

D. Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây nguyên.

Câu 23. Các tỉnh nào sau đây ở nước ta, ứng dụng công nghệ cao vào cây chè nhất?

A. Bình Thuận và Hà Giang.

B. Thái Nguyên và Lâm Đồng.

C. Lào Cai và Thái Nguyên.

D. Lâm Đồng và Bắc Giang.

Câu 24. Vùng Tây Nguyên nổi bật với ngành công nghiệp nào liên quan đến tài nguyên thiên nhiên?

A. Công nghiệp khai thác dầu khí.

B. Công nghiệp khai thác và chế biến bô-xít.

C. Công nghiệp sản xuất nhựa.

D. Công nghiệp sản xuất gốm sứ.

Câu 25. Hướng chuyên môn hóa chính của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. sản xuất lúa gạo và phát triển ngư nghiệp.

B. trồng cây công nghiệp lâu năm và du lịch.

C. sản xuất lúa gạo và trồng cây thực phẩm.

D. phát triển dịch vụ tài chính và công nghệ.

Câu 26. Nhân tố nào sau đây không phải là một trong những nhân tố cấu thành vùng kinh tế?

A. Đặc điểm tự nhiên.

B. Vị trí địa lí.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Nguồn vốn ODA, FDI.

Câu 27. Các nhân tố cấu thành lại được coi là nguồn lực nội tại của mỗi vùng kinh tế do

A. các nhân tố quyết định chính sách giáo dục, kinh tế của vùng.

B. là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của mỗi vùng kinh tế

C. làm giảm chi phí quản lí vùng và thúc đẩy các ngành kinh tế.

D. không làm ảnh hưởng đến sự phát triển, nền kinh tế của vùng.

Câu 28. Yếu tố nào sau đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định phạm vi lãnh thổ của vùng?

A. Điều kiện kinh tế - xã hội.

B. Vị trí địa lí.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Khoa học công nghệ.

Câu 29. Cơ sở vật chất cho sự hình thành và khả năng phát triển chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp của mỗi vùng được quyết định bởi yếu tố nào sau đây?

A. Vị trí địa lí và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

B. Điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện đất đai.

C. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

D. Chính sách nhà nước, cơ sở vật chất - kĩ thuật.

Câu 30. Một trong những mục tiêu bảo vệ môi trường ở vùng Tây Nguyên là

A. tăng cường khai thác tài nguyên đất đai và nước.

B. phát triển và mở rộng các khu công nghiệp mới.

C. mở rộng diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp.

D. bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên