Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam (chi tiết nhất)
Bài viết Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam ngắn gọn tóm lược những ý chính quan trọng nhất giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn thi Tốt nghiệp môn Địa Lí đạt kết quả cao.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam (chi tiết nhất)
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
* Vấn đề bảo vệ môi trường
1. Hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đang là vấn đề cấp bách và ngày càng tăng. Đáng chú ý là ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước:
- Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn tại một số thành phố lớn do khói bụi từ các phương tiện giao thông; tại các khu công nghiệp, khu vực sản xuất, kinh doanh do khí thải. Ô nhiễm bụi ở nông thôn từ hoạt động nông nghiệp do đốt phế phẩm nông nghiệp như đốt rơm, rạ.
- Ô nhiễm môi trường nước ở một số đoạn sông do chất thải, nước thải từ đô thị, làng nghề. Nước ngầm bị nhiễm mặn do khai thác quá mức. Ô nhiễm nước biển do nước thải, rác thải nhựa từ các đô thị ven biển và các khu vực du lịch. Ô nhiễm nước ngầm và đất do vấn đề tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật.
- Ngoài ra, biến đổi khí hậu và thiên tại cũng tác động đến ô nhiễm môi trường.
2. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường; tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
- Kiểm soát, phòng ngừa và xử lí ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải, nước thải; lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân cần được phân loại để tái chế.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP
► Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Tình trạng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay là
A. ngập lụt mùa mưa, thiếu nước mùa khô.
B. ô nhiễm, nước ngầm hạ thấp đáng kể.
C. sự suy giảm và ô nhiễm nguồn nước.
D. thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn sâu.
Câu 2. Hiện trạng nào sau đây không đúng với sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay?
A. Thiếu nước vào mùa khô.
B. Nguồn nước ngọt rất lớn.
C. Ô nhiễm môi trường nước.
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp.
Câu 3. Biện pháp quan trọng để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc hiện nay là
A. tăng cường bón phân hóa học.
B. cày sâu bừa kĩ và trồng rừng.
C. phát triển thủy lợi, bón phân.
D. phát triển nông - lâm kết hợp.
Câu 4. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là do
A. nước thải công nghiệp và đô thị.
B. chất thải của hoạt động du lịch.
C. chất thải sinh hoạt các khu dân cư.
D. hóa chất dư thừa từ nông nghiệp.
Câu 5. Môi trường nước bị ô nhiễm, hoạt động nào sẽ thiệt hại nhiều nhất?
A. Nuôi trồng thủy sản.
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Du lịch sinh thái.
D. Sản xuất công nghiệp.
Câu 6. Hậu quả của việc mất rừng không có biểu hiện nào sau đây?
A. Lũ lụt gia tăng.
B. Động đất, núi lửa.
C. Đất trượt, đá lở.
D. Khí hậu biến đổi.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về hiện trạng tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?
A. Tổng diện tích rừng đang tăng lên.
B. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
C. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
D. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn.
Câu 8. Diện tích đất canh tác ở nước ta hiện nay
A. bị thoái hóa ở nhiều nơi.
B. tăng lên nhanh ở miền núi.
C. mở rộng ở dọc ven biển.
D. màu mỡ, giàu dinh dưỡng.
Câu 9. Biện pháp nào sau đây được sử dụng để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi?
A. Trồng cây theo băng.
B. Ngăn chặn nạn du cư.
C. Tưới nước, bảo vệ cây.
D. Tăng bón phân hữu cơ.
Câu 10. Tài nguyên đất bị ô nhiễm nặng nguyên nhân chính là do
A. sử dụng nguồn nước sông bị ô nhiễm.
B. dư lượng thuốc trừ sâu và phân hóa học.
C. chất thải rắn của công nghiệp, sinh hoạt.
D. đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn.
► Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng-sai
Câu hỏi. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:
“Năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là hơn 33,1 triệu ha, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng. Diện tích đất canh tác ở nước ta đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất do tác động của sản xuất và sinh hoạt như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,... làm cho đất bị thoái hoá, ô nhiễm. Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 28)
A. Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên (2021).
B. Suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở,…là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm tài nguyên đất.
C. Vấn đề sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên đất là vấn đề đáng quan tâm ở nước ta.
D. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên đất là do con người.
................................
................................
................................
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa
Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2025 có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều