Vấn đề phát triển dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng (ngắn gọn nhất)

Bài viết Vấn đề phát triển dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng ngắn gọn tóm lược những ý chính quan trọng nhất giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn thi Tốt nghiệp môn Địa Lí đạt kết quả cao.

Vấn đề phát triển dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng (ngắn gọn nhất)

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

* Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội

Vấn đề phát triển dịch vụ

- Đồng bằng sông Hồng có ngành dịch vụ phát triển mạnh, đóng góp 42,1% vào GRDP của vùng (năm 2021).

- Cơ cấu ngành đa dạng và đang phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập. Một số ngành dịch vụ nổi bật của vùng là giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, …

a) Giao thông vận tải

- Giao thông vận tải ở Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại, với đầy đủ các loại hình giao thông.

Loại hình

Tình hình phát triển

Đường ô tô

- Phát triển nhanh cả về mạng lưới và chất lượng.

- Các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ,… giúp kết nối các địa phương trong vùng với cả nước cũng như quốc tế.

Đường sắt

- Hệ thống đường sắt phát triển.

- Thủ đô Hà Nội là đầu mối đường sắt lớn nhất cả nước.

- Tuyến đường sắt trên cao góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội.

Đường hàng không

- Tốc độ phát triển nhanh.

- Đồng bằng sông Hồng có 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng) và Vân Đồn (Quảng Ninh).

Đường biển

- Giao thông đường biển trong vùng phát triển mạnh.

- Vùng có 4 cảng biển, với nhiều bến cảng, trong đó cảng Hải Phòng là cảng đặc biệt, cảng Quảng Ninh là cảng loại I.

- Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng là từ Hải Phòng đi Hồng Công, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Vla-đi-vô-xtốc,...; các tuyến đường biển nội địa từ Hải Phòng đi Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,...

Đường sông

- Các tuyến giao thông đường sông như: sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Thái Bình,... có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hoá ở vùng.

Quảng cáo

- Đồng bằng sông Hồng có khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển lớn, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước.

- Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng.

b) Thương mại

- Nội thương:

+ Phát triển mạnh ở các địa phương, hàng hoá phong phú, không ngừng nâng cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

+ Hình thức buôn bán đa dạng và ngày càng hiện đại hơn.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, năm 2021 chiếm 25,9% so với cả nước.

+ Hà Nội là trung tâm thương mại lớn nhất vùng.

- Xuất khẩu

+ Trị giá xuất khẩu tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao trong cả nước. Năm 2021, vùng chiếm gần 35% trị giá xuất khẩu của cả nước.

Quảng cáo

+ Các địa phương có trị giá xuất khẩu cao nhất trong vùng là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,…

c) Du lịch

- Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, phát triển dựa trên tài nguyên du lịch phong phú.

- Loại hình du lịch trong vùng rất đa dạng, trong đó du lịch biển đảo, du lịch văn hoá là thế mạnh.

- Doanh thu du lịch lữ hành chiếm tỉ trọng cao trong cả nước.

- Các điểm du lịch nổi tiếng là vịnh Hạ Long, Tràng An, Cát Bà, Cúc Phương,...

- Các trung tâm du lịch lớn là Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng.

d) Các ngành dịch vụ khác

- Tài chính ngân hàng phát triển mạnh do kinh tế vùng phát triển. Ngành đang ứng dụng nhiều phương thức mới trong kinh doanh như: phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích,... Hà Nội là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất vùng.

- Bưu chính viễn thông ngày càng được hiện đại hoá, tạo điều kiện thúc đẩy việc chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Các lĩnh vực dịch vụ khác như: giáo dục - đào tạo, y tế, logistics,... cũng phát triển mạnh.

Quảng cáo

B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1. Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng?

A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

B. Có diện tích rộng lớn nhất nước ta.

C. Có biên giới giáp với Trung Quốc.

D. Tiếp giáp Bắc Trung Bộ, biển Đông.

Câu 2. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. diện tích đất suy thoái tăng lên nhanh chóng.

B. đất hoang hóa ngày càng được mở rộng ra.

C. chất lượng về nguồn nước sạch giảm rõ rệt.

D. bình quân đất canh tác trên đầu người giảm.

Câu 3. Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư - lao động của Đồng bằng sông Hồng là

A. lao động có trình độ cao và phân bố dân cư khá đều.

B. nguồn lao động chuyên môn đông, có nhiều dân tộc.

C. dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ.

D. tỉ lệ dân thành thị cao, mật độ dân số còn khá thấp.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân số và lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Phần lớn dân số sống ở thành thị.

B. Là vùng đông dân nhất nước ta.

C. Có nguồn lao động trẻ và đông.

D. Lao động có kinh nghiệm sản xuất.

Câu 5. Về kinh tế - xã hội, vùng Đồng bằng sông Hồng có hạn chế chủ yếu nào sau đây?

A. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.

B. Sức ép tài nguyên, giải quyết việc làm.

C. Ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều nơi.

D. Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Câu 6. Khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Hồng thuận lợi phát triển

A. nông nghiệp nhiệt đới và trồng cây ưa lạnh trong vụ đông.

B. nông nghiệp cận xích đạo và trồng cây ưu ấm vào mùa hạ.

C. đánh bắt thủy hải sản quanh năm và trồng cây công nghiệp.

D. các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Giá trị sản xuất công nghiệp thấp.

B. Cơ cấu công nghiệp khá đa dạng.

C. Công nghiệp phát triển khá muộn.

D. Phát triển các ngành truyền thống.

Câu 8. Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên nước ngọt phong phú chủ yếu là do

A. có hai hệ thống sông lớn.

B. lượng mưa lớn quanh năm.

C. vị trí nằm tiếp giáp với biển.

D. địa hình khá bằng phẳng.

Câu 9. Dệt may và da giày trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa trên thế mạnh

A. tài nguyên thiên nhiên.

B. đầu tư từ nước ngoài.

C. truyền thống sản xuất.

D. lao động và thị trường.

Câu 10. Để giải quyết tốt vấn đề lương thực, vùng Đồng bằng sông Hồng cần

A. nhập khẩu lương thực, hạn chế việc nhập cư.

B. thu hút lực lượng lao động các vùng khác tới.

C. đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu mùa vụ.

D. đẩy mạnh sản xuất lương thực và thực phẩm.

► Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng-sai

Câu hỏi. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

“Vùng có dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn; nguồn lao động dồi dào, là một trong những vùng có chất lượng lao động cao nhất nước ta, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế và thu hút đầu tư.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 103)

A. Dân số đông, thị trường tiêu thụ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ phát triển.

B. Chất lượng của lao động của vùng ngày càng được nâng lên là nhờ chú trọng vào công tác đào tạo nhân lực.

C. Nguồn lao động dồi dào, có chất lượng lao động cao nhất nước ta và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất là lợi thế thu hút nhiều vốn đầu tư cho vùng.

D. Dân số đông tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội.

................................

................................

................................

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Địa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa

Xem thêm các chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Địa Lí năm 2025 có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học