Chuyên đề Hóa học 10 trang 33 Cánh diều

Với Chuyên đề Hóa học 10 trang 33 trong Bài 4: Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs Chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Hóa học 10 trang 33.

Chuyên đề Hóa học 10 trang 33 Cánh diều

Bài tập 4 trang 33 Chuyên đề học tập hóa học 10: Cho phản ứng:

ZnCO3(s) →ZnO(s) + CO2(g)

Ở điều kiện chuẩn, phản ứng có tự xảy ra tại các nhiệt độ sau hay không?

a) 25oC

b) 500oC.

Biết rằng: ΔrH2980 = 710 kJ, ΔrS2980 = 174,8 J K-1. Giải sử biến thiên enthalpy và biến thiên entropy của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Lời giải:

Quảng cáo

a) Ở 25oC = 298 K

ΔrG2980 = ΔrH2980 - 298. ΔrS2980 = 710.103 – 298.174,8 = 657909,6 J > 0

⇒ Phản ứng không tự xảy ra ở 25oC.

b) Ở 500oC = 500 + 273 K = 773 K

ΔrG7730 = ΔrH2980 - 773. ΔrS2980 = 710.103 – 773.174,8 = 574879,6 > 0

⇒ Phản ứng không tự xảy ra ở 500oC

Bài tập 5 trang 33 Chuyên đề học tập hóa học 10: Hãy xác định nhiệt độ thấp nhất để phản ứng nhiệt phân NaHCO3 dưới đây diễn ra:

2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(l) + CO2(g)

Biết rằng: ΔrH2980 = 9,16 kJ, ΔrS2980 được tính theo số liệu cho trong Phụ lục 1. Giả sử biến thiên enthapy và biến thiên entropy của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Lời giải:

Quảng cáo


ΔrS2980 = S2980(Na2CO3(s)) + S2980(H2O(l)) + S2980(CO2(g)) - 2.S2980(NaHCO3(s))

ΔrS2980 = 135,0 + 70,0 + 213,8 – 2.101,7 = 215,4 J K-1

Để phản ứng diễn ra cần có

ΔrGT0 = ΔrH2980 - T. ΔrS2980 < 0

⇔ 9,16.103 – T.215,4 < 0

⇔ T > 42,53 K hay T > -230,47oC

Bài tập 6* trang 33 Chuyên đề học tập hóa học 10: Ở điều kiện thường (coi là 25oC, 1 bar), có tự xảy ra quá trình sắt bị biến đổi thành Fe2O3(s) (có trong thành phần gỉ sắt) được không?

Lời giải:

Quảng cáo

4Fe(s) + 3O2(g) → 2Fe2O3(s)

ΔrH2980 = 2.ΔfH2980(Fe2O3(s)) - 3. ΔfH2980(O2(g)) – 4.ΔfH2980(Fe(s))

ΔrH2980 = 2.(-824,2) – 3.0 – 4.0 = -1648,4 kJ

ΔrS2980 = 2. S2980(Fe2O3(s)) - 3.S2980(O2(g)) – 4. S2980(Fe(s))

ΔrS2980 = 2.87,4 – 3.205,2 – 4.27,3 = -550 J K-1

ΔrG2980 = ΔrH2980 - T. ΔrS2980 = -1648,4.103 – 298.(-550) = -1484500 J < 0

⇒ Ở điều kiện thường có thể tự xảy ra quá trình sắt bị biến đổi thành Fe2O3(s)

Bài tập 7* trang 33 Chuyên đề học tập hóa học 10: Để dự đoán khả năng tự xảy ra phản ứng cần sử dụng ΔrH0ΔrG0. Giải thích.

Lời giải:

Quảng cáo

Biến thiên năng lượng tự do Gibbs, ∆rG0 là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng tự diễn biến của quá trình hoặc phản ứng hóa học ở nhiệt độ T và các yếu tố khác ở điều kiện chuẩn.

Tại một nhiệt độ T:

rG0 = ∆rH0 - T∆S0

Vậy để dự đoán khả năng tự xảy ra phản ứng cần sử dụng ΔrH0ΔrG0.

Lời giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 4: Entropy và biến thiên năng lượng tự do Gibbs hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên