Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 51 Kết nối tri thức
Với lời giải Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 51 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề KTPL 10 trang 51.
Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 51 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:
Tình huống. A và B bị công an bắt vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác trong một vụ án (theo Điều 134 Bộ luật Hình sự). Sau khi xem xét tinh chất, mức độ tham gia, đặc điểm nhân thân của A và B, Toà án đã quyết định A phải chịu mức hình phạt nặng hơn B do A là người trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân. B giữ vai trò là người giúp sức nên bị áp dụng mức hinh phạt nhẹ hơn A.
Vì sao A và B chịu mức hình phạt khác nhau? Điều đó thể hiện sự phản hoá như thể nào trong trách nhiệm hình sự?
Lời giải:
A và B chịu mức phạt khác nhau vì: hành vi của A (trực tiếp gây thương tích cho nạn nhân) có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi của B (giúp sức cho A). Vì vậy, mức hình phạt A phải chịu nặng hơn so với B. A phải chịu mức hình phạt nặng hơn B do A là người trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân. B giữ vai trò là người giúp sức nên bị áp dụng mức hinh phạt nhẹ hơn A.
Câu hỏi 2 trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:
Tình huống. A và B bị công an bắt vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác trong một vụ án (theo Điều 134 Bộ luật Hình sự). Sau khi xem xét tinh chất, mức độ tham gia, đặc điểm nhân thân của A và B, Toà án đã quyết định A phải chịu mức hình phạt nặng hơn B do A là người trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho nạn nhân. B giữ vai trò là người giúp sức nên bị áp dụng mức hinh phạt nhẹ hơn A.
Em hãy nêu sự cần thiết và ý nghĩa của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự trong việc áp dụng hình phạt đối với tội phạm.
Lời giải:
Sự cần thiết của nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở: trách nhiệm hình sự phải được xác định đúng cho từng người phạm tội, hình phạt áp dụng cho người phạm tội cụ thể phải tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã gây ra và phải phù hợp với nhân thân cũng như hoàn cảnh của người phạm tội. Có như vậy, chức năng giáo dục của luật hình sự mới được hiện thực.
Luyện tập 1 trang 51 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây về tội phạm? Vi sao?
a. Tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm.
b. Một hành vi bị coi là tội phạm khi có dấu hiệu lỗi và gây nguy hiểm cho xã hội.
c. Trong một số trường hợp, hành vi đe doạ sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
d. Đối với mỗi tội danh, người phạm tội sẽ bị áp dụng nhiều hình phạt chính.
e. Hình phạt được áp dụng dựa trên hậu quả của hành vi phạm tội.
g. Mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội.
Lời giải:
- Nhận định a. Không đồng tình. Vì chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới là tội phạm.
- Nhận định b. Không đồng tình. Vì một hành vi bị coi là tội phạm phải có đủ bốn dấu hiệu: tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tỉnh có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt.
- Nhận định c. Đồng tình. Vì: nếu hành vi đe doạ đó có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện thi hành vi đó cũng được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ Điều 133 Bộ luật Hình sự - tội đe doạ giết người.
- Nhận định d. Không đồng tình. Vì: đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
- Nhận định e. Không đồng tình. Vì: khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhấn thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Nhận định g. Không đồng tình. Vì hình phạt ngoài mục đích trừng trị người phạm tội, còn có mục đích giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm | tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Lời giải Chuyên đề KTPL 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chuyên đề KTPL 10 Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên
Chuyên đề KTPL 10 Bài 4: Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều