Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 52 Kết nối tri thức
Với lời giải Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 52 trong Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề KTPL 10 trang 52.
Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 52 Kết nối tri thức
Luyện tập 2 trang 52 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Hãy chỉ ra tác hại và hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật hình sự sau:
a. Đua xe trái phép.
b. Trộm cắp tài sản của công dân.
c. Trả thù người tố cáo.
d. Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
e. Vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
Lời giải:
- Hành vi a. Hành vi đua xe trái phép không chỉ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của các cá nhân tham gia, nó còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng, xã hội. Việc đua xe trái phép là hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đô thị. Từ đó có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân khác trong xã hội.
- Hành vi b.
+ Gây thiệt hại về tài sản.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của con người.
+ Ngoài những thiệt hại về sức khoẻ hoặc tài sản có thể xác định được như đã nêu trên, còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi trộm cắp tài sản gây ra, như: ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội; gây hoang mang cho nhiều người trên một địa bàn nhất định.
- Hành vi c. Người tố cáo bị trả thù, trù dập, bị xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thậm chí mất việc làm nhưng không được bảo vệ hiệu quả. Những vấn đề trên làm mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, làm hạn chế khả năng phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước.
- Hành vi d. Hành vi này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng xã hội, làm hoang mang dư luận, lôi kéo bè phái, tạo cơ hội cho phe bạo động nổi lên; gây mất trật tự an toàn xã hội; ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước.
- Hành vi e. Hậu quả của tội phạm vận chuyển trái phép hành hóa, tiền tệ qua biên giới đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập 3 trang 52 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Trường hợp nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?
- Trường hợp a. Q (14 tuổi) đẩy cửa, không nhìn thấy một cậu bé đang trốn sau cánh cửa, làm cậu bé ngã gãy chân, tỉ lệ thương tích 15%.
- Trường hợp b. O (15 tuổi) thiếu tiền chơi điện tử nên rủ T lấy cắp xe đạp trị giá 3 triệu đồng để bán lấy tiền.
- Trường hợp c. Do mâu thuẫn cá nhân, N (16 tuổi) đã đánh bạn bị thương (tỉ lệ thương tích 9%).
- Trường hợp d. Phát hiện chiếc xe Dream (trị giá 8 triệu đồng) trước cổng nhà một người dân, Y (16 tuổi) bẻ khoả lẫy cấp xe, còn H (14 tuổi) đứng cảnh giới.
Lời giải:
- Trường hợp a. Trường hợp của Q không phải chịu trách nhiệm hình sự do không có lỗi.
- Trường hợp b. O phải chịu trách nhiệm hình sự do có hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp c. N không phải chịu trách nhiệm hình sự vì: việc gây thương tích cho người khác dưới 11% chỉ bị phạt hành chính do chưa gây tổn thương đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp d. Y sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự do thực hiện hành vi bẻ khoá, lấy cắp xe; H (14 tuổi) do đứng cảnh giới nên không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng bị xử lí vi phạm pháp luật hành chính theo quy định.
Luyện tập 4 trang 52 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy cho biết nguyên tắc nào của pháp luật hình sự Việt Nam được áp dụng trong các trường hợp sau:
a. Do cải tạo tốt trong quá trình thi hành án, anh Do phạt và ra tù sớm trước thời hạn 2 năm. năm anh D được xét giản t giảm thời gian chấp hành hình
b. A và B bị công an bắt vi cùng phạm tội trộm cắp tài sản trong một vụ án. Sau khi xem xét tính chất, mức độ tham gia, đặc điểm nhân thân của A và B. Toà án đã quyết định A và B phải chịu mức hình phạt khác nhau tương ứng với hành vi phạm tội của mình.
c. T tố cáo với cơ quan công an ông H có ý định chiếm đoạt ngôi nhà gia đình mình đang ở. Xem xét đơn tố cáo của T, cơ quan công an kết luận không có cơ sở pháp li để khởi tố vụ án.
d. Bác sĩ V là người có năng lực, luôn tìm tòi phương pháp mới để điều trị cho bệnh nhân. Một lần, bác sĩ V tự tin thử nghiệm kết quả nghiên cứu của mình nhưng bệnh nhân đã bị tử vong do phản ứng thuốc. Bác sĩ V bị truy cứu trách nhiệm hình sự với lỗi vô ý làm chết người.
e. Ông N bị Toà án kết tội vi giam giữ người trái pháp luật.
Lời giải:
- Trường hợp a. Nguyên tắc nhân đạo.
- Trường hợp b. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, nguyên tắc pháp chế.
- Trường hợp c. Nguyên tắc hành vi.
- Trường hợp d. Nguyên tắc có lỗi.
- Trường hợp e. Nguyên tắc dân chủ.
Lời giải Chuyên đề KTPL 10 Bài 6: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chuyên đề KTPL 10 Bài 7: Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên
Chuyên đề KTPL 10 Bài 4: Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều