Soạn bài Thuyết trình về kết quả của báo cáo nghiên cứu - Kết nối tri thức
Với soạn bài Phần 3: Thuyết trình về kết quả của báo cáo nghiên cứu Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.
Soạn bài Thuyết trình về kết quả của báo cáo nghiên cứu - Kết nối tri thức
I. Thuyết trình trong nhóm học tập
Hình thức thuyết trình này tương tự như hình thức tổ chức hoạt động nói và nghe. Tuy nhiên, do mục tiêu cuối cùng là hoàn thiện báo cáo nghiên cứu nên cần chú ý điều chỉnh nội dung và hình thức của bài thuyết trình theo hướng này. Chẳng hạn, người được giao nhiệm vụ trình bày nên tập trung vào những nội dung mà bản thân cảm thấy còn băn khoăn; thời gian nên được phân chia thích đáng cho phần thảo luận; sau hoạt động thuyết trình, nhóm học tập cần đưa ra được phương hướng và kế hoạch sửa chữa, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu.
1. Thuyết trình từng kết quả của báo cáo nghiên cứu
Chuẩn bị
Sử dụng chính bài viết đã có sau hoạt động viết ở Phần 2 , lựa chọn một phần của bài viết để Xây dựng đề cương cho bài thuyết trình. Người thuyết trình có thể chọn bất kì phần nào của bài viết để trình bày. Tuy nhiên, tốt nhất nên chọn phần nào thể hiện được trọn vẹn một luận điểm của bài viết, có nội dung và hệ thống dẫn chứng, lập luận,... tương đối đầy đủ. Điều đó sẽ giúp người nói thể hiện được kết quả báo cáo nghiên cứu của mình (cho dù chỉ qua một phần) và người nghe dễ theo dõi; đưa ra các nhận xét, ý kiến phản biện, câu hỏi,...
Thuyết trình
- Chú ý tập trung làm rõ nội dung chính của phần thuyết trình đã lựa chọn, đồng thời cùng cẩn làm rõ vị trí, vai trò của phần này trong toàn bộ báo cáo nghiên cứu.
- Do thời lượng dành cho việc thuyết trình một phần kết quả của báo cáo nghiên cứu có hạn nên cấn sắp xếp nội dung bài trình bày sao cho ngá́n gọn và đầy đủ.
Trao đổi, rút kinh nghiệm
- Người thuyết trình tiếp thu các nhận xét, góp ý, câu hỏi của người nghe và phản hồi.
- Người thuyết trình ghi chép lại những điểm cần sửa chữa, bổ sung.
2. Thuyết trình toàn bộ kết quả của báo cáo nghiên cứu
Chuẩn bị
Sử dụng chính bài viết đã có sau hoạt động viết ở Phâ̂n 2 , tóm tắt bài viết thành đế cương cho bài thuyết trình.
Thuyết trình
Về cơ bản, cách trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại cũng giống như cách trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian, văn học trung đại mà bạn đã học trong sách giáo khoa Chuyên đề học tập Ngữ văn lớp 10 và lớp 11 .
Lưu ý: Việc trình bày được thực hiện trong nhóm học tập với mục đích hoàn thiện báo cáo nghiên cứu. Vì vậy, cần tạo được sự cân đối giữa thời gian trình bày và thời gian tiếp nhận câu hỏi, trao đổi với người nghe.
Trao đổi, rút kinh nghiệm
Sau khi tiếp nhận các nhận xét và câu hỏi của người nghe, trao đổi với người nghe, hãy tổng kết lại tất cả các điểm có thể được sửa chữa, bổ sung, xem xét lại,... nhằm giúp báo cáo nghiên cứu hoàn thiện hơn. Có thể phân loại thành hai phần: những điểm cần lưu ý về nội dung và những điểm cần lưu ý về hình thức.
II. Thuyết trình trong hoạt động ngoại khóa
1. Xác định mục đích của hoạt động ngoại khóa
Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá để trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu như: câu lạc bộ văn học, ngày hội văn hoá nghệ thuật, hội thảo khoa học của trường,... Mỗi hình thức tổ chức như vậy hướng tới một mục đích riêng, hoặc ưu tiên việc cung cấp thông tin, quảng bá kiến thức, phát triển văn hoá đọc, hoặc nhấn mạnh tính chất học thuật để học sinh dần tiếp cận được cách nghiên cứu chuẩn mực....
Lưu ý:
- Trong hoạt động ngoại khóa, người nghe không chỉ là các thành viên trong nhóm học tập hay lớp học mà là tất cả những người quan tâm đến vấn đề nghiên cứu. Cần chuẩn bị bài thuyết trình một cách chi tiết về cả nội dung và hình thức để tạo được hiệu ứng tốt nhất với người nghe.
- Với mỗi hình thức hoạt động ngoại khoá, có thể điều chỉnh bài thuyết trình cho phù hợp. Ví dụ, người nghe trong một câu lạc bộ văn học thường có ít nhiều hiểu biết về vấn đề nghiên cứu nên người nói có thể bỏ qua hoặc trình bày sơ lược một số phần; người nghe trong ngày hội văn hoá nghệ thuật có thể có những nền tảng kiến thức và thị hiếu khác nhau, nên người nói cần điều chỉnh bài thuyết trình theo hướng đơn giản, dễ tiếp cận; người nghe trong hội thảo khoa học có xu hướng quan tâm đến tính chất "nghiên cứu" của bài thuyết trình, nên người nói cần tập trung làm rõ kết quả nghiên cứu và quá trình nghiên cứu;...
2. Phối hợp hoạt động khi thuyết trình
Bên cạnh các lưu ý phối hợp khi thuyết trình đã được học trong sách giáo khoa Chuyên để học tập Ngữ văn lớp 10 và lớp 11, ở chuyên đề này, với mỗi nội dung thuyết trình cụ thể, người nói nên chú ý chuẩn bị các phương tiện phù hợp và sắp xếp người hỗ trợ (nếu cần):
-Thuyết trình kết quả báo cáo nghiên cứu về cảm quan nghệ thuật trong văn học hiện đại: nên có các hình ảnh giúp người nghe bao quát được số lượng lớn tác giả và tác phẩm được đề cập trong phần trình bày.
- Thuyết trình kết quả báo cáo nghiên cứu về những cách tân nghệ thuật trong văn học hiện đại: nên có các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ,... giúp người nghe nắm bắt được các thuật ngữ có liên quan và theo dõi được quá trình cách tân nghệ thuật.
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại hay khác:
Chuyên đề Văn 12 Phần 1: Tìm hiểu một số hướng nghiên cứu văn học hiện đại
Chuyên đề Văn 12 Phần 2: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 2: Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều